Giải vở bài tập vật lý 9 bài 10 năm 2024

Lời giải vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong Vở bài tập Lí 9 Bài 1. Mời các bạn đón xem:

Mục lục Giải Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật

  1. Học theo sách giáo khoa

Lí thuyết trang 30-31-32 VBT Vật lí 9: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở...

Xem lời giải

  1. Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Câu 10.1 trang 32 VBT Vật Lí 9: Tóm tắt: R = 30;; S = 0,5 mm2= 0,5.10-6m2 ...

Xem lời giải

Câu 10.2 trang 33 VBT Vật Lí 9: Tóm tắt: Biến trở con chạy 50- 2,5A...

Xem lời giải

Câu 10.3 trang 33 VBT Vật Lí 9: Tóm tắt: ; S = 0,6 mm2= 0,6.10-6m2 ...

Xem lời giải

Câu 10.4 trang 33 VBT Vật Lí 9: Mạch điện có bóng đèn và biến trở mắc nối tiếp...

Xem lời giải

Câu 10.5 trang 33 VBT Vật Lí 9: Tóm tắt: Đèn: Udm= 2,5V; Idm= 0,4A, U = 12V...

Xem lời giải

Câu 10.6 trang 33 VBT Vật Lí 9: Tóm tắt: U = 12V;a] UV\= 6V; IA= 0,5A; Rb= ?...

Xem lời giải

2. Bài tập bổ sung

Câu 10a trang 33 VBT Vật Lí 9: Trong biến trở con chạy ở hình 10.1a SGK, để con chạy C ở một vị trí...

Xem lời giải

Câu 10b trang 34 VBT Vật Lí 9: Trong biến trở tay quay ở hình 10.1b lần lượt mắc hai chốt A và N rồi B và N...

Xem lời giải

Xem thêm lời giải vở bài tập Vật lí lớp 9 hay, chi tiết khác:

Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn

Bài 12: Công suất điện

Bài 13: Điện năng – Công của dòng điện

Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng

Bài 15: Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện

Giải bài tập Vật lý lớp 9 bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 9 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

1. Bài C2 trang 29 sgk Vật lí 9

C2. Bộ phận chính của biến trở trên các hình 10.1a, b gồm con chạy [tay quay] C và cuộn dây dẫn bằng hợp kim có điện trở suất lớn [nikelin hay nicrom], được quấn đều dặn dọc theo một lõi bằng sứ. Nếu mắc hai đầu A, B của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dịch chuyển con chạy C, biến trở có tác dụng thay đổi điện trở không? Vì sao?

Trả lời:

Nếu mắc hai đầu A, B của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dịch chuyển con chạy C, biến trở không có tác dụng thay đổi điện trở. Vì khi đó, nếu dịch chuyển con chạy C thì dòng điện vẫn chạy qua toàn bộ cuộn dây của biến trở, con chạy không có tác dụng làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua.

2. Bài C3 trang 29 sgk Vật lí 9

C3. Biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện, chẳng hạn vói hai điểm A và N của các biến trở ở hình 10.1a và b. Khi đó, nếu ta dịch chuyển con chạy hoặc quay tay C thì điện trở của mạch điện có thay đổi không? Vì sao?

Trả lời:

Khi biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện, với hai điểm A và N của các biến trở ở hình 10.1a, b SGK, nếu dịch chuyển con chạy hoặc tay quay C thì sẽ làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua, do đó làm thay đổi diện trở của biến trở, và điện trở của mạch điện sẽ thay đổi theo.

3. Bài C4 trang 29 sgk Vật lí 9

C4. Trên hình 10.2 vẽ các kí hiệu sơ đồ của biến trở. Hãy mô tả hoạt động của biến trở có kí hiệu sơ đồ a, b, c.

Trả lời:

Hoạt động của biến trở có kí hiệu sơ đồ a, b, c trên hình 10.2 SGK: Khi dịch chuyển con chạy thì sẽ làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua và do đó làm thay đổi điện trở của biện trở.

4. Bài C5 trang 29 sgk Vật lí 9

C5. Vẽ sơ đồ mạch điện hình 10.3

Trả lời:

Sơ đồ mạch điện như hình 10.1

5. Bài C6 trang 29 sgk Vật lí 9

C6. Tìm hiểu trị số điện trở lớn nhất của biến trở được sử dụng và cường độ lớn nhất của dòng điện cho phép chạy qua biến trở đó.

+ Mắc mạch điện theo hình 10.3. Đẩy con chạy C về sát điểm N để biến trở có điện trở lớn nhất.

+ Đóng công tắc rồi dịch chuyển con chạy C để đèn sáng hơn. Tại sao?

+ Để đèn sáng mạnh nhất thì phải dịch con chạy của biến trở tới vị trí nào? Vì sao?

Trả lời:

+ Để con chạy C ở điểm N thì biến trở có giá trị điện trở lớn nhất, vì khi đó dòng điện chạy qua tất cả cuộn dây của biến trở.

+ Để đèn sáng mạnh nhất thì phải dịch con trở của biến trở đến vị trí sao cho điện trở của biến trở là nhỏ nhất [vì biến trở mắc nối tiếp với đèn trong mạch], đó là điểm M.

Khi con chạy đặt ở điểm M thì dòng điện hầu như không chạy qua cuộn dây của biến trở, điện trở của biến trở khi ấy là nhỏ nhất.

Chủ Đề