Giáo an chơi tập cho trẻ nhà trẻ

Hoạt động chơi – tập có chủ định là hoạt động kết hợp yếu tố chơi với luyện tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo. Đối với khối lớp Trẻ ở Trường Mầm non Đức Trí [18 – 36 tháng], các hoạt động chơi – tập có chủ định được tổ chức tùy theo nhóm tuổi của các bé, từ đơn giản đến phức tạp hơn. Các hoạt động như: tạo hình dán chùm bong bóng, phết màu đồ chơi của bé, tạo hình nặn quả bóng và nhiều hoạt động khác đều nhằm phát triển thể chất, phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và những yếu tố ban đầu về thẩm mĩ cho trẻ trong những năm tháng đầu đời.

PHỤ HUYNH CÓ THỂ VÀO FACEBOOK HOẶC FLICKR CỦA NHÀ TRƯỜNG ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ẢNH SỰ KIỆN  NÀY TẠI CÁC ĐƯỜNG DẪN SAU:

FACEBOOK [BẤM VÀO ĐÂY]  ——- FLICKR [BẤM VÀO ĐÂY]

  1. Mục đích yêu cầu
  2. Kiến thức

– Trẻ biết tên các góc chơi, nhóm chơi: Góc bế em, Góc sách truyện, Góc HĐVĐV, Góc vận động, Góc bé chơi với hình và màu

– Trẻ nhận biết màu xanh, màu đỏ, màu vàng.

 – Trẻ có kỹ năng: Xếp cạnh, xếp chồng, xâu vòng xen kẽ 3 màu : xanh, đỏ, vàng, dán bông hoa, dán chấm đính, trang trí bưu thiếp, đóng mở sách, chắp ghép hình …

– Trẻ giao tiếp với nhau bằng câu đơn giản. Rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

– Trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng đúng nơi qui định sau khi giờ chơi kết thúc

– Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.

– Trẻ biết đoàn kết khi chơi.

– Tại lớp học nhà trẻ D3

  1. Nội dung chơi và đồ chơi theo góc
STT Góc chơi Nội dung chơi Đồ dùng  
            1           Góc hoạt động với đồ vật [Góc trọng tâm] – Nhận biết hình và màu. – Các hình vuông, tròn- màu xanh, đỏ, vàng- kẹp gỗ.
– Xâu thức ăn cho con vật. – Các con vật: thỏ, mèo, khỉ và chó,thức ăn của chúng [cà rốt, cá ,chuối, xương]
      – Chắp hình. – Củ, quả, con vật bằng vải [cà rốt, cá heo, trứng rán] – Các con vật [cá sấu, thỏ..] – Đồ chơi bằng nhựa [Xanh- đỏ- vàng].
– Xâu vòng [hoa, hột hạt, con vật]. – Hạt vòng, các con vật, hoa [Xanh- đỏ- vàng].
2   Góc bế em   – Tập thái hoa quả [táo, cam, nho…]. – Bộ đồ nấu ăn và bộ đồ thái.
– Cho em ăn, tập cầm thìa. – Bát, thìa, khăn lau miệng, cốc uống nước.
– Ru em ngủ – Giường, chăn, gối, búp bê.
– Khám bệnh cho em . – Dụng cụ khám bệnh.  
  3   Góc bé chơi với hình và màu – Tô màu các con vật   – Nặn thức ăn cho gà vịt – Con vịt, con gà   – Đất nặn, khăn lau tay
      4        Góc kể sách truyện – Xem sách,kể truyện – Sách về đồ dùng, đồ chơi về các con vật, đồ vật, các câu chuyện.
  – Ôn các bài thơ, câu chuyện đã học   – Sách thơ, truyện.
  5   Góc vận động – Câu cá – Bể các loại cá
– Chui qua cổng – Cổng hoa
– Chơi với thú nhún – Thú nhún
       

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô   Hoạt động của trẻ  
1. Ổn định tổ chức Cô cho trẻ ngồi xúm xít quanh cô và trò chuyện. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức * Quan sát và đàm thoại – Cô cho trẻ quan sát góc hoạt động với đồ vật + Các con thấy có gì mới ở góc hoạt động với đồ vật không? – Cô giới thiệu cho trẻ một số đồ chơi mới: Xâu thức ăn cho vật nuôi. + Các con thấy có những hình ảnh con vật gì? + Thức ăn của chúng là gì? + Cô hướng dẫn trẻ cách xâu thức ăn cho vật nuôi. – Cô giới thiệu cho trẻ các góc hôm nay chơi: + Lớp mình có những góc chơi nào? [Cô chỉ về các góc chơi cho trẻ]. * Thỏa thuận chơi: + Cô giới thiệu các góc chơi: Góc bế em, góc vận động, góc hoạt động với đồ vật, góc xem tranh…các con sẽ được về các góc chơi mà các con thích. + Khi chơi chúng mình không được tranh giành đồ chơi của bạn, chơi ngoan. Khi nào cần tới sự giúp đỡ của cô thì gọi cô nhé! – Cô cho trẻ về các góc chơi mà trẻ thích. * Qúa trình chơi – Cô bật nhạc nhẹ nhàng, vừa nghe. – Cô bao quát theo dõi quá trình chơi của trẻ, kịp thời bổ sung đồ chơi thỏa mãn nhu cầu chơi ở các góc. Cô có thể gợi ý khéo léo để trẻ có thêm các thao tác chơi. Trong khi trẻ chơi cô gợi hỏi để trẻ trả lời. Nếu trẻ chơi ở các góc không có hứng thú thì cô có thể gợi ý trẻ chuyển sang nhóm chơi khác để trẻ hứng thú hơn. Cô quan sát phát hiện tình huống và xử lý kịp thời để duy trì hứng thú chơi, thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ. * Kết thúc giờ chơi – Cô khen và động viên trẻ ở các góc chơi. – Cho trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi quy định. 3.Kết thúc – Cô chuyển hoạt động. – Trẻ hát “Khúc hát dạo chơi” ra hoạt động ngoài trời   – Trẻ lắng nghe.         – Trẻ trả lời.     – Trẻ trả lời   – Trẻ chú ý nghe cô.               – Trẻ lắng nghe.         – Trẻ về các góc chơi.                   -Trẻ cất đồ chơi.       – Trẻ hát cùng cô.

                      Thượng Mỗ ngày 19 tháng 11 năm 2018

                                                                            Giáo viên thực hiện

GIÁO ÁN

        HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP

       Lứa tuổi: Nhà trẻ 24- 36 tháng

    Link tải giáo án tại đây

       

Video liên quan

Chủ Đề