Giáo dục sức khỏe cho người bệnh xuất huyết não


Tai biến mạch máu não xảy ra khi động mạch cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho một vùng não bị vỡ hoặc tắc đột ngột bởi cục máu đông. Hậu quả của hiện tượng này là phần não được cấp máu bởi động mạch rơi vào tình trạng thiếu oxy và tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút. Hãy cùng tìm hiểu các cách chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não để giúp phòng ngừa và làm giảm thiểu biến chứng cho người bệnh nhé!

v  Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Khi chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Người bị tai biến thường do nhiều nguyên nhân, trong đó ăn uống vô độ cũng là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất. Đặc biệt ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, mỡ, nhiều protein hoặc nhiều muối. Tuy nhiên cũng có trường hợp do ăn quá ít thức ăn làm lượng mỡ, đạm, vitamin và khoáng chất trong cơ thể bị thiếu hụt cũng dẫn đến tai biến. Vì vậy để phòng và chữa bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học.

Nhu cầu dinh dưỡng các nhóm chất cơ bản cho người bệnh tai biến mạch máu não:

– Nhu cầu về đạm [protein]: Cần giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Nên chọn những thực phẩm chứa ít cholesterol và nhiều đạm thực vật [đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ] và đạm động vật [cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc…].

– Nhu cầu về chất béo: nên giữ ở mức 25 – 30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Ngoài ra, các loại axit béo trong dầu thực vật còn có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là do cục máu đông trong lòng mạch máu não.

– Nhu cầu về vitamin và chất khoáng: Trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa có chứa một lượng lớn các vitamin và chất khoáng. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp và chống lại tình trạng toan của cơ thể. Nghiên cứu cũng cho thấy, bổ sung ít nhất 300mcg axit folic mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim so với người dùng dưới 136mcg/ngày. Axit folic có trong rau xanh, các loại đậu, gạo, mỳ và các loại quả có vị chua,…

– Nhu cầu về năng lượng: Nên giảm bớt năng lượng trong khẩu phần ăn để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30 – 35 Kcal/ kg cân nặng/ngày. Nên ăn rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến để bổ sung đầy đủ năng lượng cho bệnh nhân bị tai biến.

Nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Người chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não cần chú ý chia nhỏ bữa ăn thành 3 – 4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Hạn chế mức tối đa các đồ lên men, các chất gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…

Do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém nên khẩu phần ăn cần giảm muối và nước. Ngoài ra, tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, ba tê, xúc xích…

v   Chế độ tập luyện cho người tai biến

Khi ở viện, việc chăm sóc người bệnh tai biến là rất quan trọng. Nếu điều kiện sức khỏe cho phép, bệnh nhân nên tập luyện ngay từ những ngày đầu bị tai biến mạch máu não. Nguyên tắc tập luyện từ đơn giản đến phức tạp tùy theo mức độ hồi phục của bệnh nhân.

Chú ý đổi tư thế nằm của bệnh nhân mỗi giờ để chống loét, giúp họ làm vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2-3 lần. Xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay và chân cho bệnh nhân để máu lưu thông và giúp tránh cứng khớp, teo cơ. Tập vận động nhẹ nhưng thường xuyên để giúp hồi phục nhanh.

Sau khi xuất viện, cho bệnh nhân tai biến tập vận động tại nhà hoặc tại phòng tập vật lý trị liệu. Cố gắng cho bệnh nhân tự làm các hoạt động sinh hoạt hằng ngày với sự trợ giúp của thân nhân để có thể hồi phục sớm và sống độc lập. Có thể sửa đổi một số vật dụng trong nhà cho phù hợp với bệnh nhân, không nên làm thay hoàn toàn cho người bệnh.

 Nếu bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ, ý thức, người thân cần trò chuyện, cho bệnh nhân nghe và đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình…Lặp lại trong vòng 20 tuần với mức độ khó tăng dần. Khoảng 20% bệnh nhân tai biến mạch máu não bị mất tiếng nói. Trong 3 tháng đầu tiên, bệnh nhân cần được điều trị và tập luyện để khôi phục. Người nhà bệnh nhân hãy khuyến khích họ tập nói những câu từ đơn giản như đếm số, bảng chữ cái, đọc ngày tháng, sau đó tăng độ khó lên bằng cách mô tả đồ vật xung quanh hoặc tập đọc đoạn văn từ ngắn đến dài dần. Để tăng khả năng hồi phục, bệnh nhân cần luyện nói khoảng 40 – 100 giờ trong vòng 3 tháng đầu.

v   Chế độ chăm sóc sinh hoạt

      Tất cả bệnh nhân tai biến cần từ bỏ các thói quen có hại như hút thuốc lá, uống rượu, ăn mặn…, cần uống thuốc đầy đủ theo toa và tái khám đúng hẹn của bác sĩ. Cần phải kiểm soát chặt chẽ các bệnh phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường,… để tránh tái phát bệnh và để lại hậu quả nặng nề.

    Bệnh nhân cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng đầu óc, làm việc quá sức không tốt cho não.

    Đối với người cao tuổi, cần chú ý chế độ sinh hoạt khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời lạnh đột ngột, phải luôn giữ ấm cơ thể, hạn chế tai biến tái phát.

    Chăm sóc người bệnh tai biến là một quá trình kéo dài, kiên trì và phải có kiến thức cơ bản. Chăm sóc hiệu quả và khống chế tốt các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân đột quỵ vẫn là chiến lược tối ưu hiện nay, nhằm tránh đột quỵ tái phát và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân đột quỵ.

Tăng huyết áp là một bệnh lý rất phổ biến, nhưng đa số chúng ta chưa có sự hiểu biết về bệnh, về các hậu quả nghiêm trọng của nó nên chưa có thái độ đúng với bệnh. Do đó, bên cạnh việc điều trị thì giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp là phương pháp hữu hiệu nhất để giúp người bệnh tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

Tự theo dõi sức khỏe / Sử dụng thuốc an toàn

Hầu hết với những bệnh nhân tăng huyết áp thì cần phải kiểm soát được huyết áp bằng việc dùng thuốc trước, sau đó mới tiến hành kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác. Bên cạnh đó, đôi khi cũng có những trường hợp điều trị không dùng thuốc.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần nghiêm túc thực hiện theo chỉ định của nhân viên y tế. Sử dụng thuốc đúng theo toa, uống đúng thời gian. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc, ngưng thuốc hoặc bỏ bớt thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ.

Quan sát các triệu chứng hằng ngày và theo dõi huyết áp thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi dùng thuốc. Nếu có các biểu hiện bất thường như đau tức ngực, chảy máu vết chọc mạch, khó thở, táo bón, tiêu chảy… hoặc các phản ứng bất lợi sau khi dùng thuốc cần phải báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Hướng dẫn chi tiết cho người bệnh về chế độ dinh dưỡng là một nội dung không thể thiếu trong công tác giáo dục sức khỏe bệnh tăng huyết áp. Vấn đề ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát huyết áp.

Bệnh nhân nên bắt đầu xây dựng chế độ ăn giảm muối. Theo như khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta chỉ nên bổ sung thêm khoảng 5g muối hoặc ít hơn là đủ. Lượng muối nạp vào cơ thể càng ít, huyết áp sẽ càng thấp. Chỉ cần ăn muối giới hạn trong khoảng 1,5g/ngày sẽ làm giảm đáng kể huyết áp.

Hạn chế ăn chất bột đường, chất béo, mỡ động vật. Nên chuyển dần chế độ ăn nhiều thịt sang ăn nhiều cá và hải sản, ưu tiên sử dụng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật.

Cố gắng ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các loại đậu hạt để bổ sung đầy đủ chất xơ. Ngoài ra, ăn nhiều rau quả còn giúp tăng cường khoáng chất như kali, canxi và magie. Đây là các yếu tố vô cùng quan trọng giúp ổn định huyết áp.

Đặc biệt, nhiều loại củ quả có hàm lượng kali rất cao như: khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành và nhất là chuối. Vì vậy, chúng ta vẫn thường được khuyên rằng ăn chuối có tác dụng rất tốt trong việc hạ huyết áp và chống đột quỵ.

Ở những bệnh nhân có thừa cân, béo phì nên thực hiện giảm cân và điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý bằng chế độ ăn giảm calo.

Xuất huyết não là bệnh lý xảy ra đột ngột và có tỷ lệ tử vong cao. Nếu may mắn vượt qua cơn “thập tử nhất sinh”, hầu hết người bệnh vẫn phải đối diện với những di chứng khá nặng nề. Vì vậy, người thân cần phải đặc biệt quan tâm tới việc chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não sau khi về nhà.

Kế hoạch chăm sóc hiệu quả có thể giúp bệnh nhân mau chóng lấy lại sức khỏe và phục hồi phần nào các chức năng đã mất do não bị tổn thương; đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát lần sau.

Xác định những vấn đề bệnh nhân phải đối mặt

Sau cơn xuất huyết não, phần lớn bệnh nhân sẽ gặp phải hai di chứng. Đó là:

  • Liệt ở một chi, liệt nửa người hoặc toàn thân, khó hoặc mất chức năng vận động.
  • Rối loạn về nhận thức, ngôn ngữ, nặng nề nhất là trở thành người thực vật.

Vì vậy, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não cũng sẽ thay đổi theo tình trạng của mỗi người. Bệnh nhẹ, phục hồi nhanh, sử dụng đúng phương pháp có thể chỉ cần 4 – 6 tháng nhưng đôi khi phải tới vài năm, thậm chí là cả đời. Người nhà nên xác định trước khó khăn này để chuẩn bị tâm lý, luôn kiên trì đồng hành cùng người bệnh.

Các bước chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não trong thời kỳ phục hồi

Mục đích của chăm sóc là giúp người bệnh lấy lại được tối đa chức năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Gồm có:

Người nhà nên hỗ trợ bệnh nhân thực hiện bài tập phục hồi khả năng vận động và nhận thức theo lời dặn của bác sĩ hoặc hướng dẫn sau đây:

  • Giúp bệnh nhân tập co duỗi chân tay mỗi ngày ít nhất hai lần để phòng ngừa co cứng cơ.
  • Hỗ trợ người bệnh thực hiện những động tác trong sinh hoạt hàng ngày với mục tiêu vận động càng nhiều càng tốt. Thậm chí tình trạng bệnh nhân tốt hơn còn có thể tập đi bằng gậy/khung tập/xe lăn hay tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Xoa bóp chân tay và các cơ để làm chậm quá trình teo cơ, rút gân.
  • Đưa bệnh nhân đi thực hiện vật lý trị liệu tại bệnh viện.
  • Đối với các bệnh nhân bị liệt toàn thân hoặc không thể cử động, bạn nên thường xuyên giúp bệnh nhân thay đổi tư thể để tránh hoại tử vùng lưng.

Trong giai đoạn phục hồi, nhiều người bị khó phát âm, ghép các từ không có nghĩa với nhau hoặc không thể tìm được từ phù hợp để diễn đạt ý muốn. Đây là hậu quả của việc vùng não phụ trách ngôn ngữ bị tổn thường và/hoặc các cơ tại thanh quản bị cứng.

Người thân trong gia đình nên kiên nhẫn nghe người bệnh nói hết, không hiểu có thể yêu cầu diễn đạt lại. Sau đó, bạn hãy trao đổi lại với bệnh nhân xem liệu bạn có đang hiểu đúng ý họ không và có thể giúp họ điều chỉnh lại cách diễn đạt sao cho thật ngắn gọn hoặc theo cách khác rõ ràng hơn. Có thể tập giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ tay, viết ra giấy, dùng bảng chữ cái hoặc gõ vào máy tính/điện thoại. Bạn nên ghi nhận, động viên khích lệ những nỗ lực của họ. Trong quá trình giao tiếp với người bệnh, bạn nên giảm hết mức các tiếng ồn bên ngoài để nghe họ nói chuyện được rõ hơn, đồng thời nên nhìn vào mắt người bệnh để biểu đạt rằng bạn đang lắng nghe.

Trong thời gian chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não, hãy dành thời gian trò chuyện mỗi ngày bằng thái độ vui vẻ, tích cực dù họ còn nhận thức được hay không. Như vậy, bệnh nhân sẽ duy trì được tinh thần thoải mái, tránh bực bội thất vọng khi nhận ra người khác không hiểu ý mình.

Trong thời kỳ này, một số người bệnh cần phải sử dụng thuốc kiểm soát tình trạng xuất huyết, kiểm soát mỡ máu, điều trị huyết áp, kiểm soát đường huyết và/hoặc ngăn ngừa co giật. Bạn nên nhắc nhở và giúp đỡ họ uống thuốc đủ, đúng, tái khám theo lịch. Nếu muốn dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc bổ hay vitamin, nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra.

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết não hàng đầu mà chúng ta có thể phòng ngừa được. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị máy đo huyết áp tại nhà, theo dõi hằng ngày và thông báo với bác sĩ nếu thấy huyết áp của bệnh nhân cao bất thường. Hãy giữ cho họ tinh thần thoải mái nhất, vì căng thẳng sẽ khiến huyết áp tăng lên. Bạn có thể cho người bệnh nghe nhạc, hướng dẫn tập hít sâu thở chậm cũng rất hữu ích.

Bên cạnh đó, đái tháo đường cũng có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, cần sử dụng thuốc đúng giờ và kiểm tra lượng đường tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ [nếu có].

Một số bệnh lý khác cũng làm tăng nguy cơ xuất huyết não. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh lý này hiệu quả, tránh dẫn đến tình trạng nguy hiểm hơn.

Bệnh nhân xuất huyết não nên ăn gì?

Vì chức năng cơ thể, khả năng vận động của người bệnh không còn được như bình thường, do vậy cần có một số thay đổi như:

  • Chia nhỏ bữa ăn, tránh tình trạng ăn quá no sẽ khiến bệnh nhân khó chịu, mệt, khó thở.
  • Nấu nướng thanh đạm, tốt nhất nên nấu dạng lỏng mềm, xay nhuyễn để bệnh nhân dễ hấp thu, dễ tiêu hóa.
  • Chọn thực phẩm nhiều vitamin và chất xơ, cụ thể là rau xanh, trái cây thanh mát, ngũ cốc nguyên cám, cá và các loại đậu; tăng thức ăn giàu vitamin K như chuối, khoai tây; hạn chế dầu mỡ, muối, đường
  • Nếu bệnh nhân còn vận động được, hãy để họ tự ăn từ từ từng chút một nhằm tăng vận động, không hối thúc.
  • Đối với người thực vật, hôn mê sâu sẽ phải nạp dinh dưỡng bằng cách truyền. Lúc này bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ, truyền chậm và nhẹ nhàng nếu không sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Một số điều tưởng như rất nhỏ nhưng có ảnh hưởng khá nhiều đến bệnh nhân xuất huyết não trong quá trình hồi phục. Người nhà nên lưu ý:

  • Lau người, tắm rửa và thay quần áo cho họ mỗi ngày. Vệ sinh kỹ những vùng da kín hay có nếp gấp như xương cụt, háng, nách, xương bả vai, gót chân, mông, lưng, gáy. Trước khi ngồi hoặc nằm phải luôn đảm bảo đã lau khô da, tránh vi khuẩn, virus hay nấm có điều kiện thuận lợi để sinh sôi và gây ra các bệnh về da.
  • Đối với bệnh nhân liệt toàn thân, bạn nên thường xuyên xoay người, đổi tư thế để tránh lở loét do máu khó lưu thông. Khi có triệu chứng loét, hãy giúp họ vệ sinh sạch, khử trùng bằng cồn y tế và xoa bóp liên tục cho máu lưu thông thì vết thương sẽ nhanh hồi phục.
  • Dọn dẹp ngay nếu bệnh nhân đi vệ sinh tại chỗ.
  • Không nên sử dụng nệm cao su hoặc chiếu nhựa mà thay bằng nệm nước, chiếu cói, chiếu tre để thông thoáng lưng.
  • Tránh để bệnh nhân tiếp xúc với khói thuốc lá hay xì gà. Chất nicotine trong những sản phẩm này rất dễ khiến mạch máu bị tổn thương.
  • Không cho bệnh nhân sử dụng rượu bia dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng sẽ khiến huyết áp tăng lên và làm loãng máu, tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Khuyến khích bệnh nhân hoạt động và giao tiếp
  • Luôn theo dõi tình trạng của bệnh nhân để phát hiện các bất thường có thể xảy ra.

Sau cơn xuất huyết não, tinh thần của bệnh nhân có thể rất xấu, thậm chí là trầm cảm. Họ thất vọng, buồn bã vì nghĩ rằng mình trở thành gánh nặng cho người khác. Họ cũng có thể cáu gắt, khó ngủ vì tâm trạng không tốt. Bạn nên động viên nhiều hơn, duy trì không khí vui vẻ và thể hiện rằng bạn luôn quan tâm đến họ.

Có thể nói chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não là cả một hành trình dài. Hãy luôn kiên nhẫn, yêu thương và cập nhật những kiến thức mới nhất về bệnh, giúp họ mau chóng phục hồi và có được chất lượng sống tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề