Giáo trình môn phương pháp dạy học mĩ thuật

52
5 MB
1
101

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 52 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Hình 11: Quê em .Tranh sáp màu của Trần Phạm Đại Tân Chủ đề 3:Phương pháp dạy- học vẽ tranh [1 tiết] Hoạt động 1: Vận dụng các phương pháp DHTC trong DH vẽ tranh. Nhiệm vụ Suy nghĩ, nhớ lại 1. Những PPDH thường vận dụng trong DH vẽ trang tranh 2. Liên hệ thực tế giảng dạy các PPDH đó được thực hiện như thế nào? 3. Cần đổi mới PPDH như thế nào để tích cực hoá học sinh trong vẽ tranh góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho HS? 4. Các hình thức tổ chức dạy- học vẽ tranh? Thông tin cho hoạt động 1 49 1.Phương pháp quan sát, PPtrực quan, PP giảng giải minh hoạ, PPthực hành, luyện tập ... 2. Các phương pháp trên đã được gíao viên thực hiện trong các gìơ dạy vẽ tranh xong khi thực hiện một số giao viên do không xác định được đối tượng và mục tiêu cụ thể của bài nên thường nói nhiều, phần hướng dẫn thường kéo dài chiếm gần hết thời gian thực hành của học sinh hoặc ngược lại do khả năng chuyên môn hạn chế nên giáo viên hướng dẫn qua loa để học sinh tự vẽ do đó kết quả bài học thấp , HS không hứng thú học tập. 3. Phương pháp dạy học tích cực hoá HS trong vẽ tranh a, Phương pháp trực quan Đồ dùng trực quan trong vẽ tranh là: Tranh ảnh, các bài vẽ minh hoạ, biểu bảng minh hoạ các bước tiến hành. Sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào cho có hiệu quả đó chính là phương pháp trực quan, sử dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ phát huy được hiệu quả và ngược lại. Trong vẽ tranh cũng như vẽ trang trí đồ dùng trực quan nên có bài vẽ minh hoạ đẹp và chưa đẹp để HS so sánh nhận xét [bài vẽ của học sinh các năm trước].Các ví dụ minh hoạ cho các bước thực hiện bài vẽ. Sau khi hướng dẫn , đồ dùng trực quan cần được cất đi trước khi HS bắt đầu bài vẽ. Trong khi sử dụng ĐDTQ chú ý: dùng đến đồ dùng nào thì lấy cái đó, sau đó cất đi rồi lấy cái khác hoặc để chồng lên nhau, Không nên bày tất cả lên bảng, làm phân tán chú ý khi HS quan sát. b, Phương pháp quan sát Trong vẽ tranh, PPQS là hướng dẫn học sinh quan sát bài minh hoạ để nắm được cách vẽ, cách thể hiện nội dung đề tài. Khi HS quan sát, GV cần sử dụng kết hợp PP vấn đáp, đặt câu hỏi, định hướng quan sát để HS nắm được cách vẽ, phân biệt được bài vẽ đẹp và chưa đẹp, hiểu nhiệm vụ và yêu cầu của bài vẽ. c, Phương pháp vấn đáp Khi đặt câu hỏi: câu hỏi cần phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, câu hỏi phải rõ ràng dễ hiểu . Vận dụng cách đặt câu hỏi theo các cấp độ của Bloom. Ví dụ: Câu hỏi cấp thấp: - Trong tranh có những hình ảnh nào? [ biết] - Tranh vẽ về chủ đề gì?[ hiểu] - Mảng chính trong tranh có các hình ảnh nào? Mảng phụ là những hình ảnh nào? [ Hiểu] - Trong tranh bạn đã dùng những màu gì? [biết] - Em đã bao giờ nhìn thấy vườn hoa chưa? ở đâu? có những hoa gì? [ liên hệ ] Câu hỏi cấp cao: a. Vì sao vẽ tranh mảng chính cần phải lớn hơn mảng phụ?[phân tích] b. Để vẽ được bức tranh ta phải làm những gì? [ tổng hợp] c. So sánh hai bức tranh này, bức tranh nào đẹp, bức tranh nào chưa đẹp . Vì sao? [ đánh giá] 50 Sau khi hỏi nên dừng vài giây[3-5 giây] để HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Nếu HS trả lời sai có thể hỏi lại bằng câu hỏi khác hoặc giải thích bằng câu hỏi gợi mở để tạo cơ hội cho HS trả lời đúng hoặc có thể nhờ các HS khác trả lời giúp bạn ... Cách khuyến khích này làm cho HS cảm thấy thoải mái, an toàn, tích cực trong câu trả lời sau. Khi chỉ định HS trả lời không nên chỉ tập trung vào những HS tích cực mà cần quan tâm đến HS thụ động ít tham gia phát biểu ý kiến nhằm tăng cường sự tham gia của HS trong quá trình học tập, tạo sự công bằng trong lớp học. d,Phương pháp giải thích minh hoạ Trong vẽ tranh lời giảng giải của giáo viên cần ngắn gọn, dễ hiểu chủ yếu gợi mở để học sinh quan sát và chốt lại những vấn đề chính, những kiến thức, kĩ năng cơ bản học sinh cần ghi nhớ, vận dụng trong quá trình thực hành. Phân tích nhận xét kết quả bài học để học sinh học hỏi lẫn nhau và rút kinh nghiệm cho bài vẽ sau. Khi phân tích giảng giải luôn kèm theo các hình ảnh minh hoạ cho lời nói. Ví dụ: Khi phân tích cho HS thấy thế nào là bố cục cân đối giáo viên vừa nói vừa chỉ vào các bài minh hoạ có bố cục cân đối và không cân đối. Cách đó giúp cho học sinh không những hiểu mà còn nảy sinh ý tưởng sáng tạo trong khi tiến hành bài vẽ và không mắc phải những trường hợp bố cục không cân đối. Trên cơ sở đó HS có khả năng đánh giá kết quả bài học của mình và của bạn. e,Phương pháp thực hành luyện tập Thực hành trong vẽ tranh giúp cho học sinh vận dụng những kiến thức của tranh vào bài cụ thể, nhằm củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng.Thực hành trong vẽ tranh giúp cho HS hiểu được ngôn ngữ của hội hoạ : đường nét, hình mảng, màu sắc, bố cục và có khả năng cảm thụ cái đẹp trong tranh trong thiên nhiên và cuộc sống.Trong các giờ học vẽ tranh cần dành nhiều thời gian cho HS thực hành. Trong quá trình HS thực hành giáo viên đến với từng nhóm, từng HS để hướng dẫn các em vận dụng kiến thức đã học vào bài vẽ.Ví dụ: gợi ý để HS sửa lại bố cục cho cân đối, sửa lại hình dáng các nhân vật, đồ vật cho đúng đặc điểm, tỉ lệ hoặc sửa lại,bổ sung để màu sắc trong tranh đẹp hơn. Cần quan tâm giúp đỡ các học sinh yếu tạo điều kiện để HS hoàn thành bài vẽ. Những học sinh chưa hoàn thành bài vẽ tại lớp GV cần khuyến khích các em về nhà tiếp tục hoàn thành. g, Phương pháp trò chơi Đối với vẽ tranh cũng có thể tổ chức một số trò chơi đơn giản... Trò chơi chỉ nên tổ chức trong 2-3 phút, không nên kéo dài làm mất thời gian của giờ học. Ví dụ: Trò chơi xếp hình hoặc vẽ thêm hình vào mảng trống trong tranh. Giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, hoặc bìa có thể là là giấy, bìa màu hoặc trắng và một bộ hình người, đồ vật được cắt sẵn có đính sẵn băng dính hai mặt ở phía sau. Yêu cầu các nhóm xếp hình người và đồ vật để tạo thành bức tranh. Các nhóm xếp, dán xong, treo tranh lên bảng để cả lớp nhận xét xem bức tranh của nhóm nào có bố cục hợp lí và đẹp nhất. Hoặc giáo viên chuẩn bị 4 bức tranh vẽ chưa hoàn thiện còn mảng trống yêu cầu 4 nhóm quan sát và trao đổi trong 1 phút và lên vẽ bổ sung thêm hình người hoặc đồ vật vào mảng trống. Nhóm nào vẽ nhanh, đẹp nhóm đó thắng...Khi tổ chức trò chơi cần chú ý thời điểm xuất phát và kết thúc phải rõ ràng. Ví dụ khi GV hô bắt đầu thì cả 3 nhóm đều tiến hành và kết thúc cũng như vậy. Tổ 51 chức trò chơi sẽ tạo không khí ganh đua giữ các nhóm và khuyến khích HS tích cực học tập. e, Phương pháp hợp tác nhóm Đối với vẽ tranh có thể tổ chức cho học sinh ngồi theo nhóm cùng sử dụng các chất liệu thể hiện như vẽ hoặc xé dán hoặc thực hiện các trò chơi, nhóm có thể trao đổi bàn luận phân công người tham gia trò chơi... Kết thúc giờ học nhóm tự đánh giá nhận xét bài của nhau. Giáo viên sẽ đóng vai trò tổ chức, giám sát và điều khiển. Đánh giá hoạt động 1 - PPDH vẽ trang trí và vẽ tranh có gì giống và khác nhau ? - Theo bạn trong các PPDHTC , PPDH nào khó vận dụng trong dạy vẽ tranh ? - Theo bạn cần phải làm như thế nào để dạy vẽ tranh có hiệu quả ? Hoạt động 2: Xem băng và phản hồi Nhiệm vụ Xem băng hình, ghi chép các hoạt động dạy học trong băng hình và trả lời các câu hỏi: 1.Trong đoạn băng hình GV đã sử dụng các PPDH nào ? 2.Các PPDH đó đã tích cực hoá được HS chưa? Vì sao? 3.Nếu dạy bài học đó bạn sẽ thực hiện như thế nào? cho ví dụ ? 4. Trước khi xem băng bạn hãy đọc đọc hướng dẫn sau: Thông tin cho hoạt động 2 Hướng dẫn học theo băng hình Tên băng hình: “ Dạy và học tích cực trong vẽ tranh” Minh hoạ qua bài: Vẽ tranh vườn hoa, lớp 2 1.Mục đích trích đoạn băng Giúp người học biết vận dụng phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của HS trong học vẽ tranh. Trích đoạn băng hình giờ dạy vẽ tranh vườn hoa, giáo viên đã sử dụng kết hợp nhiều PPDH nhằm tích cực hoá học sinh. Tạo hứng thú cho học sinh tham gia các hoạt động học tập. Bạn hãy xem băng hình và tìm ra cái mới trong cách tổ chức các hoạt động học tập. 52 2. Điều kiện học tập của người học - Đoạn băng minh hoạ cho phần hướng dẫn dạy học vẽ tranh, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát huy cao độ tính tích cực của học sinh. - Để học tốt người học cần nắm vứng mục tiêu của bài học, nội dung bài học và phương pháp dạy - học vẽ tranh. 3. Yêu cầu cần đạt trong trích đoạn băng Đối với giáo viên: - Vận dụng linh hoạt PPDHTC trong dạy - học vẽ tranh - Phối hợp các hình thức dạy- học: hoạt động cá nhân, nhóm, trò chơi.... Đối với học sinh: - Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập như: tham gia trò chơi, các nhóm cử đại diện lên bảng thi vẽ bông hoa, đại diện nhóm nào vẽ nhanh, đẹp nhóm đó thắng. - Quan sát nắm được cách vẽ tranh vườn hoa. 4. Nhứng nét chính trong băng - Đoạn băng minh hoạ phần đầu của tiết dạy vẽ tranh. Học sinh tham gia trò chơi vẽ bông hoa nhằm mục đích tạo hứng thú, hướng học sinh đến trọng tâm của bài học hông qua trò chơi định hướng, tạo hứng thú cho học sinh tới nội dung của bài học. - Giáo viên cho học sinh xem trích đoạn băng hình vườn hoa nhằm gợi mở nội dung đề tài để học sinh dễ dàng lựa chọn, tưởng tượng sáng tạo các hình tượng trong bức tranh của mình. Sau khi xem trích đoạn băng hình giáo viên sử dụng tranh ảnh, bài vẽ của học sinh để học sinh quan sát nhận biết đặc điểm màu sắc của các loại hoa, cách sắp xếp tạo thành bức tranh vườn hoa. - Giáo viên đã sử dụng hình thức tương phẩn để HS nhận ra tranh đẹp và chưa đẹp, trên cơ sở đó HS tự rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình. Hình thức này góp phần hình thành thị hiếu thảm mĩ cho HS phân biệt được cái đẹp và chưa đẹp. 5. Hướng dẫn sử dụng băng hình a. Yêu cầu đối với học viên ttrước khi xem băng - Xem lại mục tiêu bài học, xem lại các hình thức và PPDH vẽ tranh ở lớp 2. - Nghiên cứu bài học này trong sách giáo khoa và sách giáo viên - Tự xác định nếu dạy bài học này sẽ dạy như thế nào. b.Những yêu cầu đối với học viên trong khi xem băng 53 - Theo dõi thời gian dành cho các hoạt động : hợp lý hay không hợp lý? - Các hoạt động phù hợp hay chưa phù hợp ? - Đồ dùng dạy học được sử dụng như thế nào ? - Ghi lại và đánh giá toàn bộ nội dung của trích đoạn băng vào phiếu quan sát dưới đây: 54 Phiếu quan sát [băng hình 3] Tên bài học: Lớp: Tên giáo viên: Tên trường: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nhận xét: - Mức độ tích cực của HS 55 - Các PPDH được sử dụng - Nhận xét về GV C. Yêu cầu đối với học viên sau khi xem băng - Trong đoạn băng hình giáo viên đã sử dụng các phương pháp : + Trò chơi + Hợp tác nhóm + Trực quan + Quan sát + Giải thích minh hoạ - Với bài học này, bạn sẽ dạy như thế nào để tích cực hoá HS? Bạn sẽ sử dụng các PPDH nào? - Bạn sẽ tổ chức các hoạt động dạy - học như thế nào ? Bạn sẽ làm gì?, học sinh sẽ làm gì? bạn hãy nêu một ví dụ cụ thể. 56 Đánh giá hoạt động 2 - Qua xem đoạn băng hình minh hoạ cho phần tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong vẽ tranh bạn đã học được gì trong đoạn băng này? - Theo bạn các PPDH được giáo viên sử dụng trong băng có ưu, nhược điểm gì . Vì sao? - Trong đoạn băng đó,theo bạn nên bổ sung thêm hoặc bớt gì. Ví dụ cụ thể? - ở địa phương của bạn có thể tổ chức một giờ học như vậy không. vì sao? Chủ đề 4: Thực hành thiết kế bài học và dạy thử [ 2 tiết] Hoạt động 1: Thiết kế kế hoạch bài học Nhiệm vụ Suy nghĩ, nhớ lại 1. Cách thiết kế kế hoạch bài học vẽ tranh 2. Sử dụng sách giáo viên trong thiết kế kế hoạch dạy - học Thông tin cho hoạt động 1 1. Cách thiết kế kế hoạch bài học vẽ tranh a, Xác định mục tiêu bài học - Căn cứ vào mục tiêu của Mĩ thuật ở Tiểu học, căn cứ vào nội dung của bài học và đối tượng học sinh để xác định mục tiêu của bài học. - Mục tiêu của bài học bao gồm 3 thành tố: Kiến thức , kĩ năng , thái độ • Kiến thức : Học sinh biết, hiểu gì sau bài học ? • Kĩ năng: Học sinh có thể làm được gì sau bài học ? • Thái độ: Biểu hiện thái độ của học sinh sau bài học ?. b, Chuẩn bị đồ dùng dạy -học • Chuẩn bị đồ dùng của giáo viên là: Tranh, ảnh phiên bản, hình minh hoạ cho các bước tiến hành,bài vẽ của học sinh năm trước. Các phương tiện dạy học 57 • như máy chiếu qua đầu, giấy trong, máy chiếu vật thể hoặc ti vi đầu video [nếu có ].. Đồ dùng của học sinh là sách giáo khoa, bút chì, tẩy , màu vẽ hay giấy màu, hồ dán... tuỳ theo nội dung của bài học. c.Các hoạt động dạy họcchủ yếu - Tìm chọn nội dung đề tài - Tìm hiểu cách vẽ tranh - Thực hành Có thể tổ chức trò chơi để khuyến khích học sinh tích cực sáng tạo... - Tổ chức đánh giá Tổ chức cho học sing tham giá đánh giá bài học. Bài học được dán bằng băng dính lên bảng, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét kết quả bài học của mình và của bạn. Sau đó giáo viên đưa ra ý kiến đánh giá nhận xét kết quả của từng học sinh, cách nhận xét mang tính tích cực, khuyến khích học sinh cố gắng cho bài học sau đạt kết quả tốt hơn, không nên phê bình gay gắt làm mất hứng thú học tập của các em. Hoặc có thể cho các nhóm tự đánh giá chọn bài vẽ tốt nhất dán lên bảng để cả lớp cùng nhận xét... Sau khi nhận xét bài của các nhóm giáo viên tuyên dương nhóm có nhiều bài vẽ tốt. Động viên những HS vẽ chưa tốt bài sau cần cố gắng hơn. Cuối mỗi bài học nên dặn dò học sinh làm bài tập về nhà và chuẩn bị cho bài học sau. 2.Sử dụng sách hướng dẫn giáo viên trong thiết kế kế hoạch bài học -Sách giáo viên là những gợi ý tham khảo để giúp giáo viên có chỗ dựa khi thấy cần thiết trong quá trình thiết kế kế hoạch bài học. Không nên nghĩ rằng sách giáo viên có thể sử dụng thay cho kế hoạch bài học. Mục tiêu được xác định trong sách giáo viên cũng có tính chất gợi ý tham khảo không nên sử dụng hoàn toàn vào kế hoạch bài học của mình. Cần căn cứ vào nội dung của bài học và khả năng học tập của học sinh để xác định mục tiêu. Đánh giá hoạt động 1 + Vì sao phải xác định mục tiêu bài học? + Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho Vẽ tranh gồm có những gì? + Các hoạt động dạy học trong Vẽ tranh có gì khác với Vẽ theo mẫu? + Bạn sẽ tổ chức đánh giá kết quả bài học của học sinh như thế nào? Hoạt động 2: Thực hành thiết kế một bài học vẽ tranh Nhiệm vụ 1. Chọn bài vẽ tranh trong chương trình Mĩ thuật ở tiểu học 2. Thiết kế kế hoạch dạy học cho bài học đó 58

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề