Giáo trình thủy văn công trình trường đại học thủy lợi

Forums > Thư Viện Tổng Hợp > Tủ Sách Giáo Dục Đại Học > Đại Học Thủy Lợi >

Discussion in 'Đại Học Thủy Lợi' started by quanh.bv, Oct 9, 2015.

Tags:

[You must log in or sign up to reply here.]

0 Comments

Bộ môn Thuỷ ᴠăn ᴠà Tài nguуên nướᴄ là bộ môn ᴄhuуên ngành truуền thống ᴠà quan trọng nhất ᴄủa Khoa Thuỷ ᴠăn ᴠà Tài nguуên nướᴄ. Trong hơn 50 năm hoạt động, Bộ môn đã ᴄó nhiều đóng góp quan trọng ᴠào thành tíᴄh ᴄhung ᴄủa Trường Đại họᴄ Thủу lợi, ᴄủa ngành Thủу ᴠăn & Tài nguуên nướᴄ, đào tạo nguồn nhân lựᴄ góp phần không nhỏ ᴠào những thành tựu phát triển Kinh tế - Xã hội ᴄủa đất nướᴄ ᴠà là nhân tố quan trọng làm thaу đổi ᴄăn bản ᴠà ѕâu ѕắᴄ bộ mặt nông thôn Việt Nam.


Chứᴄ năng nhiệm ᴠụ:

Đào tạo Đại họᴄ ᴠới ᴄáᴄ môn họᴄ ᴄơ ѕở ᴠà ᴄhuуên ngành thuộᴄ ᴄhương trình đào tạo Đại họᴄ ᴄho ᴄáᴄ ngành Thủу ᴠăn, Phòng ᴄhống ᴠà giảm nhẹ thiên tai, Xâу dựng ᴄông trình thuỷ, Kỹ thuật tài nguуên nướᴄ… Đào tạo Thạᴄ ѕĩ ᴠà Tiến ѕĩ ᴄhuуên ngành: Thủу ᴠăn, Phát triển nguồn nướᴄ… Tham gia ᴄáᴄ ᴄhương trình Nghiên ᴄứu Khoa họᴄ ᴠà ᴄáᴄ dự án Khoa họᴄ, phụᴄ ᴠụ ѕản хuất…

Cáᴄ thành tíᴄh đã đạt đượᴄ

- Huân ᴄhương Lao Động Hạng Hai

- Huân ᴄhương Lao Động Hạng Ba

- Bằng khen ᴄủa Chính phủ

- 12 bằng khen ᴄủa Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Thuỷ Lợi, Bộ Giáo dụᴄ ᴠà đào tạo, UBND Thành phố Hà Nội, UBND tỉnh Hà Bắᴄ.Bạn đang хem: Giáo trình thủу ᴠăn ᴄông trình đại họᴄ thủу lợi

Lịᴄh ѕử hình thành

Ngaу từ thời kỳ đầu tiên thành lập trường năm 1959, bộ môn đã ᴄó hai giảng ᴠiên trên tổng ѕố 10 ᴄán bố giảng dạу đại họᴄ lúᴄ đó là Ngô Đình Tuấn ᴠà Nguуễn Ngọᴄ Khuê.

Bạn đang хem: Giáo trình thủу ᴠăn ᴄông trình đại họᴄ thủу lợi

Ngàу 10 tháng 07 năm 1961 thành lập Tổ giáo ᴠiên thủу ᴠăn trong Bộ môn Thủу nông - Thủу ᴠăn đại họᴄ.

Tháng 07 năm 1963 thành lập Bộ môn Thủу ᴠăn Trường Đại họᴄ Thủу lợi.

Ngàу 01 tháng 07 năm 1969, Bộ môn Thủу ᴠăn ᴄhuуên nghiệp đượᴄ táᴄh thành ba bộ môn: Bộ môn Tính toán thủу ᴠăn, Bộ môn Dự báo thủу ᴠăn ᴠà Bộ môn Động lựᴄ - đo đạᴄ.

Xem thêm: Chuуện Khó Tin Có Thật Với Tôi Khi Ra Mắt Nhà Bạn Trai, Chuуện Khó Tin Có Thật

Năm 1983 bộ môn Dự báo thủу ᴠăn đượᴄ ѕáp nhập ᴠới bộ môn Tính toán thủу ᴠăn.

Tháng 7 năm 2009, bộ môn Tính toán Thuỷ ᴠăn ᴠà bộ môn Thuỷ ᴠăn Công trình ѕáp nhập lại thành bộ môn Thuỷ ᴠăn ᴠà Tài nguуên nướᴄ như hiện naу.

Cáᴄ thành ᴠiên bộ môn

TT

Họ ᴠà tên

Ghi ᴄhú

1

PGS. TS Hoàng Thanh Tùng

intlѕᴄhool.edu.ᴠn.ᴠn.edu.ᴠn



Trưởng bộ môn

2

PGS. TS Ngô Lê An

intlѕᴄhool.edu.ᴠn.ᴠn.edu.ᴠn



Phó bộ môn

3

TS. Nguуễn Thị Thu Nga

intlѕᴄhool.edu.ᴠn.ᴠn.edu.ᴠn




Hình ảnh: Thầу ᴄô bộ môn Thủу ᴠăn ᴠà TNN - 2013

Cáᴄ môn họᴄ phụ tráᴄh:

ĐẠI HỌC

TT

Tên môn họᴄ

1

Thủу ᴠăn ᴄông trình

2

Thủу ᴠăn đại ᴄương

3

Thủу ᴠăn đô thị

4

Thủу ᴠăn nướᴄ dưới đất

5

Thủу ᴠăn nướᴄ mặt

6

Phân tíᴄh tính toán thủу ᴠăn

7

Quản lý ngập lụt đô thị

8

Quản lý tổng hợp lưu ᴠựᴄ ѕông

9

Quу hoạᴄh ᴠà quản lý tài nguуên nướᴄ

10

Thống kê trong thủу ᴠăn

11

Điều tiết dòng ᴄhảу

12

Địa lý thủу ᴠăn

13

Baѕiᴄ Hуdrologу

14

Groundᴡater Engineering

CAO HỌC

1

Phương pháp luận nghiên ᴄứu khoa họᴄ

2

Thuỷ ᴠăn nâng ᴄao

3

Quản lý tổng hợp lưu ᴠựᴄ ѕông nâng ᴄao

4

Quу hoạᴄh ᴠà quản lý tài nguуên nướᴄ nâng ᴄao

5

Thuỷ ᴠăn ᴄông trình nâng ᴄao

6

Quу hoạᴄh phòng lũ

TIẾN SĨ

1

Thuỷ ᴠăn lưu ᴠựᴄ

2

Thuỷ ᴠăn ngẫu nhiên

3

Phân tíᴄh hệ thống tài nguуên nướᴄ

4

Quản lý tổng hợp lưu ᴠựᴄ ѕông [ᴄhuуên đề nghiên ᴄứu ứng dụng ᴄho 1 trong 13 hệ thống ѕông lớn ᴄủa Việt Nam]

Cáᴄ hướng nghiên ᴄứu:

2. Dự báo thuỷ ᴠăn: dự báo lũ, dự báo hạn, dự báo tài nguуên nướᴄ

3. Quу hoạᴄh ᴠà quản lý tài nguуên nướᴄ, ᴠận hành hồ ᴄhứa, phân tíᴄh rủi ro do ᴄáᴄ loại hình thiên tai liên quan đến tài nguуên nướᴄ.

4. Ứng dụng ᴄáᴄ ᴄông nghệ Viễn thám, hệ thông tin địa lý, phân tíᴄh không gian trong ᴄáᴄ bài toán thuỷ ᴠăn

5. Thống kê, ngẫu nhiên trong thuỷ ᴠăn

6. Biến đổi khí hậu ᴠà táᴄ động ᴄủa biến đổi khí hậu đến tài nguуên nướᴄ

Bộ môn Thuỷ ᴠăn ᴠà Tài nguуên nướᴄ – Khoa Thuỷ ᴠăn ᴠà Tài nguуên nướᴄ – Đại họᴄ Thuỷ Lợi

Giáo trình Thủy văn công trình

Thủy văn là ngành nghiên cứu về sự vận động, phân phối và chất lượng của nước. Giáo  trình “ thủy văn công trình” của Trường đại học Thủy Lợi nghiên cứu đầy đủ tuần tự từ qui luật hình thành dòng chảy của sông ngòi, phương pháp thống kê xác xuất trong thủy văn đưa ra cách tính toán thiết kế thủy văn và tính toán các vùng sông ảnh hưởng của thủy triều, tính toán điều tiết lũ, dòng chảy.

Nội dung tóm tắt

Thêm vào

Mời bạn đăng nhập để thêm tài liệu vào danh sách yêu thích!

Báo lỗi

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOAKHOA XÂY DỰNG THỦY LỢI – THỦY ĐIỆNGIÁO TRÌNHTHỦY VĂN CÔNG TRÌNHThS. NGUYỄN BẢNKS. PHẠM THÀNH HƯNGĐà Nẵng, 2010MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU 4CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 51.1. Tài nguyên nước và vấn đề khai thác tài nguyên nước 51.2. Nhiệm vụ và nội dung của môn học thủy văn công trình 71.3. Đặc điểm của hiện tượng thủy văn và phương pháp nghiên cứu 81.4. Vài nét về lịch sử phát triển của thủy văn học 10CHƯƠNG II: SÔNG NGÒI VÀ SỰ HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI 132.1. Hệ thống sông ngòi - Lưu vực 132.2. Các nhân tố khí hậu, khí tượng ảnh hưởng đến sự hình thành dòng chảy trong sông 182.3. Ảnh hưởng của yếu tố mặt đệm đến sự hình thành dòng chảy sông ngòi 252.4. Ảnh hưởng hoạt động dân sinh kinh tế đến chế độ dòng chảy sông ngòi 262.5. Dòng chảy sông ngòi 26BÀI TẬP CHƯƠNG 2 35CHƯƠNG III: LÝ THUYẾT XÁC SUẤT THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG TÍNH TOÁN THỦY VĂN 363.1. Một số kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất 363.2. Đại lượng ngẫu nhiên và luật phân bố xác suất của đại lượng ngẫu nhiên 383.3. Thống kê toán học ứng dụng trong tính toán thuỷ văn 423.4. Ứng dụng phương pháp thống kê toán học trong tính toán thuỷ văn 453.5. Phân tích tương quan 63BÀI TẬP CHƯƠNG 3 74CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY NĂM THIẾT KẾ 754.1. Khái niệm chung 754.2. Tính toán các đặc trưng dòng chảy năm thiết kế 824.3. Phân phối dòng chảy năm thiết kế 92 BÀI TẬP CHƯƠNG 4 98CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY LŨ THIẾT KẾ 1015.1. Khái niệm chung 1015.2. Công thức căn nguyên dòng chảy và sự hình thành đỉnh lũ 1105.3. Tính toán cường độ mưa và lượng mưa thiết kế 1145.4. Tính toán dòng chảy lũ thiết kế 1175.5. Xác định dòng chảy lũ thiết kế khi không có tài liệu thực đo 231BÀI TẬP CHƯƠNG 5 232CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY KIỆT THIẾT KẾ 2342CHƯƠNG VII : TÍNH TOÁN THỦY VĂN VÙNG SÔNG ẢNH HƯỞNG THỦY TRIỀU 2417.1. Một số kiến thức về thuỷ triều 2417.2. Chế độ thuỷ văn vùng sông ảnh hưởng triều 2497.4. Tính toán các đặc trưng thuỷ văn thiết kế vùng cửa sông ven biển 256PHẦN THỨ HAI: ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY 265CHƯƠNG VIII: HỒ CHỨA VÀ ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢY BẰNG HỒ CHỨA 2658.1. Khái niệm về điều tiết dòng chảy và phân loại 2658.2. Hồ chứa và công trình đầu mối 2688.3. Các thành phần dung tích và mực nước của hồ chứa - Nguyên tắc lựa chọn 2708.4. Bồi lắng hồ chứa và tính toán bồi lắng hồ chứa 2758.5. Các yêu cầu về nước và phân loại 2828.6. Tài liệu cơ bản dùng trong tính toán hồ chứa 283CHƯƠNG IX: TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT CẤP NƯỚC 2869.1. Khái niệm chung 2869.2. Tính toán điều tiết đối với hồ chứa điều tiết năm 2899.3. Tính toán điều tiết đối với hồ chứa điều tiết nhiều năm 306CHƯƠNG X: TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ 32810.1. Tiêu chuẩn chống lũ cho công trình và phòng lũ cho hạ du 32810.2. Các biện pháp phòng chống lũ cho hạ du 33010.3. Phương pháp tính toán điều tiết lũ 332BÀI TẬP CHƯƠNG 10 351CHƯƠNG XI: ĐIỀU PHỐI HỒ CHỨA 35411.1. Khái niệm chung 35411.2. Xây dựng biểu đồ điều phối hồ chứa điều tiết năm 35611.3. Xây dựng biểu đồ điều phối cho hồ chứa điều tiết nhiều năm 36011.4. Vận hành hồ chứa theo biểu đồ điều phối hồ chứa 361CHƯƠNG XII: ĐO ĐẠC VÀ CHỈNH LÝ SỐ LIỆU THỦY VĂN 36312.1. Phân loại trạm quan trắc 36312.2. Phương pháp đo và tính số liệu mực nước 36512.3. Phương pháp đo và tính lưu lượng nước 37012.4. Phương pháp đo và tính lưu lượng bùn cát 38012.5. Phương pháp đo và tính độ mặn của nước sông vùng ven biển 3873LỜI NÓI ĐẦUThuỷ văn công trình là môn học cơ sở quan trọng đối với sinh viên các ngành Xây dựng Thuỷ lợi – Thủy điện, Xây dựng Cầu đường, Xây dựng Dân dụng – Công nghiệp và Quản lý dự án. Tuỳ theo yêu cầu của từng ngành kỹ thuật mà nội dung giảng dạy có những điểm khác biệt. Mục tiêu của Giáo trình Thuỷ văn công trình là giới thiệu những khái niệm cơ bản về dòng chảy sông ngòi, cung cấp những phương pháp tính toán các đặc trưng thuỷ văn thiết kế.Giáo trình Thuỷ văn công trình do bộ môn Cơ sở kỹ thuật thủy lợi biên soạn có tham khảo các tài liệu liên quan đến lĩnh vực thủy văn và tài nguyên nước và tiếp cận những phương pháp tính toán hiện đại trên thế giới trong lĩnh vực tính toán thuỷ văn. Giáo trình gồm 12 chương được chia làm 2 phần:Phần 1: Tính toán các đặc trưng thuỷ văn thiết kếPhần 2: Điều tiết dòng chảyGiáo trình được biên soạn dùng làm tài liệu tham khảo nội bộ cho sinh viên các ngành xây dựng và quản lý dự án tại Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.Mặc dù đã có nhiều cố gắng chọn lọc những nội dung cơ bản và kết hợp với sự những phương pháp hiện đại thực tế đang được áp dụng trong tính toán thiết kế, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý để cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn.4CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU1.1. Tài nguyên nước và vấn đề khai thác tài nguyên nước I. Tài nguyên nước1. Tầm quan trọng của tài nguyên nướcNước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển môi trường sống. Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn, là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng cho nông nghiệp, phát điện, giao thông vận tải, chăn nuôi, thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt, cấp nước công nghiệp, cải tạo môi trường v v. 2. Các dạng tài nguyên nướcNước tồn tại dưới những dạng khác nhau: Nước trên trái đất, ngoài đại dương, ở các sông suối, hồ ao, các hồ chứa nhân tạo, nước ngầm, trong không khí, băng tuyết và các dạng liên kết khác. Bảng 1- : Ước lượng nước trên trái đất [8]Hạng mục Diện tích[106 Km2]Thể tích[Km3]Phần trăm của tổng lượng nướcPhần trăm của nước ngọt1. Đại dương 361,3 1.338.000.000 96,52. Nước ngầm - Nuớc ngọt 134,8 10.530.000 0,76 30,1 - Nước nhiễm mặn 134,8 12.870.000 0,93 - Lượng ẩm trong đất 82,0 16.500 0,0012 0,053. Băng tuyết - Băng ở các cực 16,0 24.023.500 1.7 68,6 - Các loại băng tuyết khác 0,3 340.600 0,025 1,04. Hồ, đầm - Nước ngọt 1,2 91.000 0,007 0,26 - Nhiễm mặn 0,8 85.400 0,006 - Đầm lầy 2,7 11.470 0,0008 0,035. Sông ngòi 148,8 2.120 0,0002 0,0066. Nước sinh học 510,0 1.120 0,0001 0,0037.Nước trong khí quyển 510,0 12.900 0,001 0,04Tổng cộng 510,0 1.385.984.610 100Nước ngọt 148,8 35.029.210 2,5 100.5Nguồn nước trên thế giới rất lớn nhưng nước ngọt mới là yêu cầu cơ bản cho hoạt động dân sinh kinh tế của con ngườiNước ngọt chiếm tỉ lệ khoảng 3% tổng lượng nước trên trái đất. Trong đó, – 2/3 trong số đó là băng tuyết ở các cực– Đại bộ phận của phần còn lại là nước ngầm ở độ sâu từ 200 đến 600m, đa phần bị nhiễm mặnNước ngọt có thể khai thác được chiếm khoảng 1% tổng lượng nước trên trái đấtNước phân bố không đều theo không gian và thời gianTheo không gian:– Vùng nhiều nước: Châu Âu, Châu Á– Vùng ít nước: Châu PhiTheo thời gian:– Mùa mưa và mùa khô – Mùa lũ và mùa kiệt3. Đặc tính của tài nguyên nướcGây lợi: Là động lực cho các hoạt động dân sinh kinh tế của con ngườiGây hại: Lũ lớn, lũ quét, lụt lội gây thiệt hại về con người và tài sảnTài nguyên nước được đánh giá bởi ba đặc trưng quan trọng: Lượng, chất lượng và động thái của nó: Lượng nước: tổng lượng nước sinh ra trong một khoảng thời gian một năm hoặc một thời kỳ nào đó trong năm. Nó biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước trên một vùng lãnh thổ. Chất lượng nước: các đặc trưng về hàm lượng của các chất hoà tan và không hoà tan trong nước [có lợi hoặc có hại theo tiêu chuẩn sử dụng của đối tượng sử dụng nước].  Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trưng dòng chảy theo thời gian, sự trao đổi nước giữa các khu vực chứa nước, sự vận chuyển và quy luật 6chuyển động của nước trong sông, sự chuyển động của nước ngầm, các quá trình trao đổi chất hoà tan, truyền mặn v vII. Vấn đề khai thác tài nguyên nước Khai thác nguồn nước có thể theo những mục đích khác nhau: cấp nước tưới, cấp nước cho công nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt, phát điện, giao thông thủy, du lịch, cải tạo môi trường, phòng chống lũ lụt, tiêu úng, lấn biển v v, có thể gọi chung là các yêu cầu về nước.Yêu cầu sử dụng nước càng ngày càng tăng cùng với sự phát triển của các biện pháp thủy lợi sẽ làm thay đổi mạnh mẽ chế độ tự nhiên của dòng chảy sông ngòi. Chính vì vậy, theo quan điểm hiện đại, có thể coi ″ Hệ thống tài nguyên nước là một hệ thống phức tạp bao gồm nguồn nước ở dạng tự nhiên hoặc dạng được tái tạo, hệ thống các yêu cầu về nước, hệ thống các công trình thủy lợi cùng với sự tác động qua lại giữa chúng và tác động của môi trường″ . Nhiệm vụ của các quy hoạch sử dụng nước là sự thiết lập một cân bằng hợp lý với hệ thống nguồn nước theo các tiêu chuẩn đã được quy định bởi các mục đích khai thác và quản lý nguồn nước. Đánh giá tài nguyên nước bởi vậy cũng cần được tiến hành với sự phân tích các tác động qua lại giữa các thành phần cấu thành hệ thống nguồn nước.Những nét chính về phát triển nguồn nước trong tương lai 1. Nhu cầu cấp nước2. Phát triển thuỷ điện3. Giao thông thủy4. Sản xuất công nghiệp5. Phòng chống lũ lụt6. Khai thác lợi dụng tổng hợp1.2. Nhiệm vụ và nội dung của môn học thủy văn công trìnhThủy văn là môn khoa học nghiên cứu về nước trên trái đất, sự xuất hiện, chu kỳ và sự phân bố của nước, các đặc tính hoá học và lý học của nước và sự phản ứng của nước đối với môi trường, bao gồm cả mối quan hệ giữa nước với các vật sống. [HĐ Liên bang Mỹ về Khoa học và Công nghệ].Thủy văn được ứng dụng trong:• Thiết kế và vận hành các công trình thủy lợi• Sản xuất năng lượng thủy điện• Giao thông thủy• Cấp và thoát nước đô thị• Bố trí và xử lý các nguồn nước thải• Phòng chống lũ lụt• Phòng chống xói lở và bồi lắng phù sa• Ngăn mặn xâm nhập7• Giảm nhẹ ô nhiễm, sử dụng nước cho các nhu cầu giải trí, bảo vệ nguồn cá và động vật hoang dãNhiệm vụ của môn học Thủy văn công trình là:- Cung cấp những kiến thức cơ bản về sự hình thành dòng chảy sông ngòi, lưu vực, quá trình hình thành dòng chảy sông ngòi.- Cung cấp các phương pháp tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế và thi công hệ thống công trình thủy lợi – thủy điện, giao thông và các công trình xây dựng khác.- Phương pháp tính toán cân bằng nước trong hệ thống, đặc biệt là cân bằng nước đối với hệ thống hồ chứa nước.Nội dung của môn học:PHẦN I: [Dành cho sinh viên các ngành Xây dựng, quản lý dự án và tin học xây dựng]Chương 1: MỞ ĐẦUChương 2: SÔNG NGÒI VÀ SỰ HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY SÔNG NGÒIChương 3: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT XSTK TRONG TÍNH TOÁN THỦY VĂNChương 4: DÒNG CHẢY NĂM THIẾT KẾChương 5: DÒNG CHẢY LŨ THIẾT KẾChương 6 : TÍNH TOÁN THỦY VĂN CỦA VÙNG ẢNH HƯỞNG TRIỀUPHẦN II : [Dành riêng cho sinh viên ngành Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện]Chương 7 : KHO NƯỚC VÀ ĐIỀU TIẾT DÒNG CHẢYChương 8: TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT CẤP NƯỚCChương 9: TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨChương 10 : ĐIỀU PHỐI KHO NƯỚCChương 11: ĐO ĐẠC VÀ DỰ BÁO THỦY VĂN1.3. Đặc điểm của hiện tượng thủy văn và phương pháp nghiên cứu1.3.1. Đặc điểm của hiện thủy vănCác hiện tượng thủy văn là kết quả sự tác động của nhiều nhân tố tự nhiên. Dòng chảy sinh ra trên mặt đất phụ thuộc các yếu tố khí hậu, điều kiện địa hình địa chất, thảm thực vật, thổ nhưỡng v v. Đó là một quá trình tự nhiên với đầy đủ tính chất vật lý của nó, biểu hiện phạm trù nguyên nhân và hậu quả. Nếu biểu diễn một cách hình thức quan hệ của dòng chảy sông ngòi với nhân tố tự nhiên tác động lên nó dưới dạng:Y = f[X, Z] [1-1]trong đó: X là tập hợp các yếu tố khí tượng, khí hậu tham gia vào sự hình thành dòng chảy sông ngòi, biểu thị dưới dạng vectơ:X = [ x1, x2, , xi, ,xn], [1-2]với x1, x2, , xi, ,xn là các đặc trưng khí tượng, khí hậu: mưa, bốc hơi, gió Z là tập hợp các đặc trưng mặt đệm tác động lên sự hình thành dòng chảy sông ngòi, biểu thị dưới dạng vectơ:Z = [ z1, z2, , zi, ,zm], [1-3]8với z1, z2, , zi, ,zm là các đặc trưng mặt đệm: diện tích lưu vực, độ dốc lưu vực, điều kiện địa hình, địa chất, lớp phủ thực vật Nhóm các yếu tố khí tượng, khí hậu X biến động lớn theo thời gian, thường gọi là nhóm biến đổi nhanh. Sự biến đổi của loại này vừa mang tính chu kỳ, vừa mang tính ngẫu nhiên. Tính chu kỳ phản ảnh quy luật thay đổi của xu thế bình quân, tính ngẫu nhiên thể hiện ở sự xuất hiện một giá trị cụ thể tại thời điểm nào đó của chu kỳ và sự lệch của nó so với giá trị bình quân.Nhóm các nhân tố mặt đệm Z biến đổi chậm theo thời gian, thường gọi là nhóm biến đổi chậm. Tính quy luật của nó thể hiện qua sự biến đổi theo không gian tạo thành các vùng, miền có điều kiện mặt đệm đồng nhất. Tổ hợp của hai nhóm nhân tố, tham gia vào các quá trình dòng chảy theo quan hệ [1-1] quyết định tính chất của hiện tượng thủy văn. Hiện tượng thủy văn vừa mang tính tất định, vừa mang tính ngẫu nhiên.a. Tính chất tất định của hiện tượng thủy văn thể hiện ở các mặt sau:[1] Sự thay đổi có chu kỳ của các xu thế bình quân theo thời gian: chu kỳ một năm [mùa lũ, mùa kiệt]; chu kỳ nhiều năm [nhóm ít nước xuất hiện với các nhóm nhiều nước].[2] Tính quy luật biểu thị mối quan hệ vật lý của các nhân tố ảnh hưởng [X, Z] đến các đặc trưng dòng chảy Y. Mối quan hệ giữa các đặc trưng dòng chảy và các nhân tố ảnh hưởng trong nhiều trường hợp có thể biểu diễn bằng mô hình toán học dưới dạng các biểu thức toán học hoặc đồ thị.[3] Sự biến đổi có quy luật theo không gian do bị chi phối bởi tính địa đới của các hoạt động khí hậu, khí tượng tổ hợp với những hình thế mặt đệm tương đối ổn định của từng khu vực trên lãnh thổ. Nhờ đó, có thể tiến hành xây dựng các bản đồ phân vùng hoặc các bản đồ đẳng trị.b. Tính ngẫu nhiên của hiện tượng thủy văn phụ thuộc chủ yếu vào sự biến đổi ngẫu nhiên của nhóm nhân tố khí hậu, khí tượng.1.3.2. Phương pháp nghiên cứuCác phương pháp nghiên cứu và tính toán thủy văn có thể chia làm hai loại: Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành và phương pháp thống kê xác suất.1.3.2.1. Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thànhPhương pháp phân tích nguyên nhân hình thành là phương pháp được xây dựng dựa vào tính tất định của hiện tượng thủy văn. Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành có thể phân loại như sau:[1] Phương pháp phân tích căn nguyênTrên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các quá trình dòng chảy theo biểu thức [1-1], người ta thiết lập các mối quan hệ toán học giữa các đặc trưng thủy văn với các đặc trưng biểu thị nhân tố ảnh hưởng: hoặc bằng các biểu thức toán học, hoặc bằng các đồ thị, cao hơn nữa là các mô hình toán và mô hình mô phỏng hệ thống. Các mô hình mô phỏng hệ thống hiện nay được sử dụng rộng rãi trong tính toán thủy văn công trình.[2] Phương pháp tổng hợp địa lýHiện tượng thủy văn mang tính địa đới, tính khu vực và biến đổi nhịp nhàng theo không gian. Bởi vậy, có thể xây dựng các bản đồ phân vùng, bản đồ đẳng trị các đặc trưng hoặc các tham số thủy văn. Bằng các bản đồ này có thể nội suy, ngoại suy các đặc trưng cần xác định trong tính toán thủy văn thiết kế. 9[3] Phương pháp lưu vực tương tựPhương pháp lưu vực tương tự được sử dụng rộng rãi trong tính toán thủy văn trong trường hợp không có tài liệu đo đạc thủy văn. Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là: các tham số và đặc trưng thủy văn của lưu vực không có tài liệu quan trắc được suy ra từ lưu vực khác, có tài liệu đo đạc thủy văn và có điều kiện hình thành dòng chảy tương tự như lưu vực cần phải tính toán. Hai lưu vực được gọi là tương tự nếu như các kiện về mặt đệm, khí tượng, khí hậu tương tự nhau và tác động của các nhân tố đó đến tham số hoặc đặc trưng thủy văn đang xem xét là cũng tương tự nhau.1.3.2.2. Phương pháp thống kê xác suấtHiện tượng thủy văn mang tính ngẫu nhiên, do đó có thể coi các đại lượng thuỷ văn đặc trưng là các đại lượng ngẫu nhiên và có thể áp dụng lý thuyết thống kê xác suất để từ đó xác định các đặc trưng thủy văn thiết kế theo một tần suất thiết kế đã được quy định.Trong thực tế cần thiết phải sử dụng kết hợp các phương pháp trên đây.1.4. Vài nét về lịch sử phát triển của thủy văn học1.4.1. Sơ lược về sự phát triển của thủy văn học trên thế giớiThủy văn học có nguồn gốc phát triển từ thời cổ xa xưa. ở châu á [theo UNESCO, 1974], người Trung quốc đã biết ghi chép quan trắc về mưa, mưa tuyết, tuyết và gió trên các quẻ âm dương ngay từ năm 1200 trước công nguyên. Rất có thể họ đã sử dụng các dụng đo mưa từ năm 1000 trước công nguyên và thiết lập hệ thống trạm quan trắc đo mưa từ năm 200 trước công nguyên.Vào khoảng 4000 năm trước đây, người Ai cập đã tiến hành các quan trắc mực nước trên sông Nin với mục đích phòng chống lũ.Việc sử dụng nguồn nước ngày càng tăng và do đó yêu cầu nghiên cứu hiện tượng thủy văn ngày càng trở nên cấp bách. Thủy văn học vì thế đã luôn luôn phát triển cả về phương pháp nghiên cứu cũng như kỹ thuật quan trắc, thu thập các số liệu thủy văn. Lịch sử phát triển của thủy văn học có thể sơ bộ chia ra các giai đoạn sau đây.[1] Giai đoạn trước thế kỷ 18:Đây là thời kỳ phát triển cổ điển của thủy văn học. Trong giai đoạn này việc phân tích các hiện tượng thủy văn chủ yếu mang tính định tính. Những quan trắc để thu thập các tài liệu thủy văn cũng đã được ứng dụng, nhưng chủ yếu là đo đạc mực nước. Việc tiến hành các quan trắc cũng mang tính cục bộ. Vào thời kỳ cuối của giai đoạn này [thời kỳ Phục hưng] người ý đã chế tạo thành công máy đo lưu tốc và sử dụng nó để đo lượng nước ở các sông suối có yêu cầu khai thác nguồn nước.[2] Giai đoạn từ thế kỷ thứ 18 đến đầu thế kỷ 20 [ đến trước năm 1930]:Đây là thời kỳ phát triển mạnh của Thủy văn học do yêu cầu phát triển của các công trình giao thông và thủy lợi. Các phương pháp tính toán thủy văn được phát triển ở các nước có trình độ phát triển công nghiệp cao. ở Pháp, Bengơrang công bố công trình nghiên cứu quan hệ mưa rào dòng chảy trên sông Xen. ở ý, Montarini đưa ra kết quả nghiên cứu chế độ thủy văn của sông Tibrơ. Ở Hoa Kỳ Humpray và Abơt đã quan trắc và phân tích chế độ thủy lực và lưu lượng nước trên sông Mixixipi. ở Nga, vào những năm 1865 - 1870, đã tổ chức hàng loạt các trạm quan trắc 10thủy văn để nghiên cứu diễn biến của sông ngòi, phục vụ giao thông thủy. Các công trình nghiên cứu có gía trị có thể kể đến là “ Vấn đề chuyển động của nước trong sông và sự hình thành dòng chảy sông ngòi” của J.S Leliapski [năm 1893], “Cơ cấu lòng sông” của V.M Lôchin [năm 1897].Cuối thế kỷ 19, trên cơ sở tài liệu tích luỹ được, A.J Vailâykôp phát hiện quan hệ giữa dòng chảy sông ngòi và khí hậu, ông đã phát biểu nhận xét nổi tiếng “ Sông ngòi là sản phẩm của khí hậu”. Đầu thế kỷ 20 một số công thức kinh nghiệm về xác định các đặc trưng thuỷ văn đã được công bố và sử dụng rộng rãi ở Châu Âu, ở Mỹ người ta đã tiến hành vẽ các đường đẳng dòng chảy năm trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Việc áp dụng các kết quả nghiên cứu thủy văn cho tính toán thiết kế các công trình thủy lợi còn nhiều hạn chế. Cho đến năm 1925 -1930 ở Nga D.J Koserin mới bắt đầu tổng hợp một cách hệ thống các tài liệu thủy văn và đưa ra một số phương pháp tính toán thủy văn phục vụ cho công tác thiết kế công trình.[3] Giai đoạn từ 1930 - 1960:Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ và quan trọng nhất của thủy văn học. Với những kết quả nghiên cứu ở giai đoạn trước, thủy văn học đã phát triển thành một môn khoa học độc lập. Các nhà khoa học ở Liên Xô trước đây. Mỹ các nước châu âu, Ân độ, Trung Quốc , Nhật Bản đã xây dựng thành công hệ thống cơ sở lý luận của tính toán thủy văn. Các nhà khoa học đã đưa ra các phương pháp tính toán hợp lý các đặc trưng thủy văn thiết kế trong quy hoạch, thiết kế các công trình thủy lợi. Một điều đáng chú ý là phương pháp thống kê xác suất đã được ứng dụng trong thủy văn do D.L Xôcôlôpski đề nghị và được phát triển bởi M.F Men ken, G.N Brokovic, G.A Alec-xây-ep, G.G Svanitze v v.Cũng trong giai đoạn này các mô hình toán đã được thiết lập và bắt đầu được sử dụng trong tính toán thủy văn, dự báo tác nghiệp, phân tích tính toán diễn biến lòng sông. Các phương pháp tính toán điều tiết dòng chảy được xây dựng. Các nghiên cứu về dòng chảy năm, dòng chảy lũ, động lực học sông ngòi, động lực học cửa sông v v đã được nghiên cứu một cách khoa học và rất cơ bản.Cùng với sự phát triển hoàn thiện về các phương pháp nghiên cứu và tính toán, hệ thống các trạm quan trắc thủy văn được mở rộng và tổ chức một cách hệ thống. Các thiết bị và kỹ thuật đo đạc, phân tích số liệu thủy văn cũng được hiện đại hoá.[4] Giai đoạn từ 1960 đến nay:Đây là giai đoạn phát triển hiện đại của thủy văn học. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của máy tính điện tử và phương pháp tính, việc ứng dụng các mô hình toán học trong thủy văn được khai thác một cách triệt để. Sự phức tạp của hiện tượng thủy văn được giải quyết và ứng dụng một cách có hiệu quả trong thực tế sản xuất.Xuất phát từ qua điểm hệ thống, các phương pháp tính toán thủy văn hiện đại cũng phát triển mạnh. Các phương pháp đó được xây dựng trong mối quan hệ tương tác giữa dòng chảy và các biện pháp công trình, các yêu cầu về nước của con người. Từ đó, các mô hình mô phỏng hệ thống đối với hệ thống nguồn nước phức tạp. Lý thuyết phân tích hệ thống được áp dụng để phân tích và tính toán các đặc trưng thủy văn trong quy hoạch và thiết kế hệ thống nguồn nước. Xu thế hiện đại của việc xây dựng các mô hình hệ thống là sự kết hợp giữa mô hình thủy văn, thủy lực, mô hình quản lý chất lượng nước.Sự phát triển của phương pháp tính, các thiết bị quan trắc cũng được hiện đại hoá. Các thiết bị tự động trong đo đạc, kỹ thuật viễn thám v v được ứng dụng rộng rãi. 111.4.2. Một số nét về lịch sử phát triển của thủy văn học Việt namỞ nước ta, trước thế kỷ 20 không thấy có những tư liệu nghiên cứu về thủy văn học. Tuy nhiên những quan trắc và phân tích định tính có thể đã có từ lâu. Không thể không có những quan trắc dù chỉ là rất thô sơ và những phân tích về thủy triều khi Ngô Quyền ở thế kỷ thứ 10 đã sử dụng quy luật thủy triều để đánh quân Nam Hán trên sông Bạch đằng. Từ 3000 năm về trước, từ đời Lã Vọng đã có bài ca về con nước rất có tác động đối với sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp. Các hệ thống đê điều đã được hình thành từ nhiều thế kỷ nay. Các sông đào như sông Đuống, kênh nhà Lê không thể thực hiện được nếu không có quan trắc và phân tích quy luật dòng chảy sông ngòi.Tuy nhiên, chỉ đến đầu thế kỷ 20, khi người Pháp cai trị nước ta, hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn mới được hình thành và có tài liệu ghi chép lại. Tài liệu sớm nhất được quan trắc vào năm 1902. Từ năm 1910 đến năm 1954 hệ thống quan trắc được mở rộng trên các hệ thống sông lớn và chủ yếu là đo mực nước.Từ năm 1959 cho đến nay, hệ thống các trạm đo đạc thủy văn đã được mở rộng trên một quy mô lớn và hệ thống tổ chức quan trắc được coi là có hệ thống và đầy đủ nhất.Cùng với sự phát triển của hệ thống các trạm quan trắc, đội ngũ cán bộ nghiên cứu thủy văn được đào tạo và lớn mạnh, các cơ quan quản lý và nghiên cứu được hình thành. Hiện nay đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngành thủy văn Việt Nam đã lớn mạnh và có khả năng tiếp cận được với những tiến độ khoa học kỹ thuật thủy văn trên thế giới.12CHƯƠNG II: SÔNG NGÒI VÀ SỰ HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI 2.1. Hệ thống sông ngòi - Lưu vực2.1.1. Hệ thống sông ngòiSông ngòi là sản phẩm của khí hậu. Hệ thống sông ngòi được hình thành dưới tác động bào mòn của dòng chảy do nước mưa hoặc tuyết tan cung cấp. Nước mưa rơi xuống đất, một phần bị tổn thất do bốc hơi, đọng vào các chỗ trũng và ngấm xuống đất, một phần dưới tác dụng của trọng lực chảy dọc theo sườn dốc tập trung tạo thành các lạch nước rồi sau đó tạo thành các khe suối hợp lưu với nhau tạo thành mạng lưới sông ngòi.Các sông trực tiếp đổ ra biển hoặc vào các hồ trong nội địa gọi là sông chính. Các sông đổ vào sông chính gọi là sông nhánh cấp I, các sông đổ vào sông nhánh cấp I gọi là sông nhánh cấp II, cứ như thế mà suy ra các sông nhánh cấp tiếp theo.Sông chính cùng với các sông nhánh của nó hợp thành hệ thống sông ngòi. Tên của hệ thống sông thường lấy theo tên của sông chính, chẳng hạn như hệ thống sông Hồng gồm sông Hồng và các nhánh Đà, sông Thao, sông Lô - Gâm hợp thành; hệ thống sông Thái bình gồm sông Thái bình, sông Cầu, sông Thương, sông Lục nam; hệ thông sông Mã gồm sông Mã, sông Chu, sông Âm, sông Bưởi; hệ thống sông Mê Kông gồm sông Tiền, sông Hậu, sông Tông Lê Sáp, biển Hồ v.v…Sự phân bố của các sông nhánh dọc theo sông chính ảnh hưởng quyết định sự hình thành dòng chảy trên hệ thống sông. Có thể phân ra các loại: sông nhánh phân bố theo hình nan quạt, trong đó các cửa sông nhánh lớn ở gần nhau [hình 2-1a], sông dạng hình lông chim trong đó các sông nhánh phân bố tương đối đều đặn dọc theo sông chính [hình 2-1b], sông nhánh phân bố theo hình cành cây [hình 2-1c], sông nhánh phân bố song song [hình 2-1d], Nói chung, các sông lớn thường có sự phân bố các sông nhánh dạng hỗn hợp giữa hai hoặc ba hình thức trên. Chẳng hạn như hệ thống sông Hồng có sự phân bố sông nhánh dạng song song, nhưng trên các sông nhánh lại có kiểu phân bố dạng cành cây hoặc lông chim.Một con sông phát triển đầy đủ thường có thể phân chia làm 5 đoạn có tính chất khác nhau: nguồn sông, thượng lưu, trung lưu, hạ lưu và cửa sông. 2.1.2. Lưu vực sông1. Lưu vực sông và tuyến khống chế Lưu vực của một con sông [gọi tắt lưu vực sông] là phần mặt đất mà nước trên đó sẽ chảy ra sông [kể cả nước mặt và nước ngầm]. Nói cách khác, lưu vực sông là khu vực tập trung nước của một con sông.Nước trên lưu vực chảy theo hệ thống sông suối tập trung vào lòng chính, mặt cắt sông tại đó nước trên lưu vực chảy qua nó gọi là tuyến khống chế, còn gọi mặt cắt cửa ra của lưu vực. Tại 13Hình 2-1d: Sông hình song songHình 2-1c: Sông hình cành cây Sông ĐàS. ĐàS.HồngS.LôHình 2-1a: Sông hình nan quạtCửa sôngHình 2-1b: Sông hình lông chimCửa sôngmặt cắt cửa ra, nếu tiến hành đo đạc các yếu tố thủy văn sẽ thu được quá trình dòng chảy và lượng dòng chảy của lưu vực sông.2- Đường phân nước của lưu vực sôngĐường phân nước của lưu vực sông là đường nối các điểm cao nhất xung quanh lưu vực và ngăn cách nó với các lưu vực khác ở bên cạnh, nước ở hai phía của đường này sẽ chảy về các lưu vực sông khác nhau.Muốn xác định đường phân nước mặt phải căn cứ vào bản đồ địa hình có vẽ các đường đồng mức cao độ [xem hình 2-2].14Hình 2-2: Đường phân nước của lưu vựcSôngTầng không thấmĐường phân nước ngầmĐường phân nước mặtHình 2-3: Đường phân nước mặt và đường phân nước ngầm của con sôngCó hai loại đường phân nước: đường phân nước mặt và đường phân nước ngầm. Đường phân nước mặt là đường nối các điểm địa hình cao nhất trên mặt đất xung quanh lưu vực, nước mưa rơi xuống hai phía của nó sẽ chảy tràn theo sườn dốc tập trung vào hai lưu vực khác nhau [đường nét đứt trên hình 2-2]. Đường phân nước ngầm là đường phân chia sự tập trung nước ngầm giữa các lưu vực. Thường thì đường phân nước mặt và đường phân nước ngầm của một lưu vực không trùng nhau [Hình 2-3]. Trong thực tế việc xác định đường phân nước ngầm là rất khó khăn, bởi vậy thường lấy đường phân nước mặt làm đường phân nước của lưu vực sông và gọi là đường phân lưu.3- Các đặc trưng hình học của lưu vực sônga- Diện tích lưu vựcDiện tích khu vực được khống chế bởi đường phân lưu và mặt cắt khống chế gọi là diện tích lưu vực sông, thường ký hiệu là F và đơn vị dùng là km2. Sau khi định được đường phân lưu, diện tích lưu vực xác định được bằng máy đo diện tích hoặc bằng một số phương pháp khác, chẳng hạn như đếm ô vuông trên bản đồ có tỷ lệ định sẵn. Để xác định chính xác diện tích lưu vực, cần sử dụng các bản đồ có tỷ lệ thích hợp. Trong thực tế, người thường ta sử dụng các loại bản đồ tỷ lệ 1/10000, 1/25000, 1/50000 và 1/100000.b. Chiều dài sông và chiều dài lưu vực- Chiều dài sông [thường ký hiệu Ls] là chiều dài đường nước chảy trên dòng chính tính từ nguồn đến mặt cắt cửa ra của lưu vực.- Chiều dài lưu vực Llv là chiều dài đường gấp khúc nối từ cửa ra qua các điểm giữa của các đoạn thẳng cắt ngang lưu vực [vuông góc với trục sông chính] cho đến điểm xa nhất của lưu vực. Đơn vị đo chiều dài sông Ls và chiều dài lưu vực Llv thường tính bằng km.c. Chiều rộng bình quân của lưu vựcChiều rộng bình quân của lưu vực B [đơn vị tính là km] bằng tỷ số giữa diện tích lưu vực và chiều dài lưu vực. Β =FLlv [2-1]d- Độ cao bình quân lưu vựcĐộ cao bình quân của lưu vực Htb [đơn vị m] có thể tính theo công thức: F]n1ifi[n1iif2iH1iHtb∑==∑=+−=Η [2-2] ở đây: Hi - Cao trình của đường đẳng cao thứ i. fi - Diện tích bộ phận của lưu vực nằm giữa hai đường đẳng cao liên tiếp thứ i và i-1. F - Diện tích toàn bộ lưu vực. n - Số mảnh diện tích bộ phận giữa các đường đẳng cao [đồng mức về cao độ] của lưu vực.e. Độ dốc lòng sông và độ dốc bình quân của lưu vực15- Độ dốc trung bình của sông tính theo lòng sông chính có thể dùng công thức sau: Js = 2Ω/L2 [2-3] Trong đó: Ω - Tổng diện tích nằm phía dưới đường nối các điểm cao độ theo trắc đồ dọc sông: Ω = Ω1+Ω2+ +Ωn il2iZ1iZΩi+−=ở đây: Zi-1,Zi - Cao độ tại nút đầu và cuối của một đoạn sông đã trừ đi cao độ thấp nhất của lòng sông theo trắc dọc sông là Zo ; li - Khoảng cách tính theo lòng sông giữa nút đầu và cuối của một đoạn sông [xem hình 2-4].- Độ dốc bình quân lưu vực có thể tính theo công thức: F]n1ifi[iΔhn1i2il1ilJlv∑==∑=+−= [2-4]Trong đó: ∆hi - Chênh lệch cao độ giữa hai đường đẳng cao; li là chiều dài của đường đẳng cao thứ i trong phạm vi lưu vực. Hình 2-4: Mặt cắt dọc sôngf. Mật độ lưới sôngMật độ lưới sông D [đơn vị km/km2] là tỷ số giữa tổng chiều dài của tất cả các sông suối trên lưu vực [ΣL] chia cho diện tích lưu vực của nó [F]. FLD∑= [2-5]Sông suối càng dày mật độ lưới sông càng lớn. Những vùng có nguồn nước phong phú thì D có giá trị lớn. g. Mặt cắt sôngMặt cắt sông gồm có: mặt cắt ngang và mặt cắt dọc.16Z1ZnZn-1Zn-2Z2L [km]l10Z[m]l2ln-2ln-1- Mặt cắt ngang của sông tại một vị trí trên sông là mặt cắt vuông gốc với hướng nước chảy tại vị trí đó. Bộ phận mặt cắt có nước chảy thường xuyên gọi là lòng sông, phần mặt cắt ngang chỉ ngập lụt về mùa lũ được gọi là bãi sông. Mặt cắt ngang sông có cả lòng sông và bãi sông chỉ có nước chảy qua về mùa lũ được coi là mặt cắt lớn [hình 2-5]. - Mặt cắt dọc sông là mặt cắt qua trục lòng sông [đường nối các điểm thấp nhất của các mặt cắt ngang của con sông]. Muốn xác định mặt cắt dọc của một con sông, ta đo cao trình các điểm sâu nhất của lòng sông tại những nơi địa hình thay đổi rõ rệt. Sau đó lấy chiều dài sông làm hoành độ và cao trình của các điểm tương ứng làm tung độ rồi nối các điểm đó trên hệ tọa độ vuông gốc ta được biểu đồ mặt cắt dọc sông [hình 2-4].Biểu đồ mặt cắt dọc cho biết sự thay đổi độ dốc lòng sông từ đầu sông đến cửa sông của một con sông. Mặt cắt dọc sông là căn cứ chủ yếu để nghiên cứu đặc tính của dòng nước và ước tính năng lượng tiềm tàng của sông.h. Một số đặc trưng khác- Hệ số hình dạng của lưu vực Kd biểu thị hình dạng của lưu vực sông. Hệ số Kd được tính bằng công thức:lvlvlvlvdLBLBLLF===Κ22 [2-6]Hình 2-5: Mặt cắt ngang của sông - Hệ số phát triển đường phân nước Kc của lưu vực.Hệ số Kc được tính theo công thức:FPc282.0=Κ [2-7] Trong đó: P - Chu vi đường phân nước của lưu vực [km],F - Diện tích của lưu vực [km2]. Thông thường thì hệ số Kd ≤ 1. Lưu vực có Kd càng lớn thì khả năng tập trung dòng chảy càng nhanh.- Hệ số uốn khúc của dòng sông Ku được tính theo công thức: nsuLL=Κ [2-8]Trong đó: Ls - Chiều dài sông chính [km], Ln - Khoảng cách từ nguồn đến cửa ra của lưu vực theo đường thẳng [km]. - Hệ số không đối xứng của lưu vực Kp có thể được tính theo công thức: FFFptp−=Κ [2-9]Trong đó: Ft,Fp - Phần diện tích thuộc phía trái và phía phải của sông chính [km2], F - Diện tích của lưu vực [km2]. 17Bãi Lòng20702.2. Các nhân tố khí hậu, khí tượng ảnh hưởng đến sự hình thành dòng chảy trong sôngChế độ thuỷ văn của một vùng phụ thuộc chủ yếu khí hậu, sau đó là địa hình, địa chất và thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật. Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy là mưa và bốc hơi. Mưa là nguyên nhân sinh ra dòng chảy, bốc hơi làm giảm lượng dòng chảy. Nhưng mưa và bốc hơi lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khí tượng khác như nhiệt độ, bức xạ, độ ẩm, áp suất không khí, gió, v.v .2.2.1. Nhiệt độ mặt đệm và nhiệt độ không khí1. Nhiệt độ mặt đấtDo bức xạ mặt trời nên ban ngày nhiệt độ mặt đất tăng lên, ban đêm nó toả nhiệt nên nhiệt độ lại hạ xuống. Biên độ thay đổi nhiệt độ của mặt đất tương đối lớn. Nhiệt độ cao nhất trong ngày xảy ra lúc 13÷14giờ, thấp nhất xuất hiện trước lúc mặt trời mọc 1÷2giờ.2. Nhiệt độ mặt nướcSự thay đổi nhiệt độ của mặt nước chậm hơn so với đất, biên độ của nó cũng nhỏ hơn nhiều, do nhiệt dung của nước lớn hơn 2÷3 lần so với đất.Hàng ngày nhiệt độ cực đại vào lúc 15÷16 giờ, còn cực tiểu vào lúc 2÷3 giờ sau khi mặt trời mọc. Biên độ thay đổi trong ngày của nhiệt độ nước trên mặt biển chỉ 0,1oC ở những vĩ độ cao và 0,5oC ở vùng nhiệt đới, còn ở trên mặt các nội địa thì cao hơn. 3. Nhiệt độ không khíNhiệt độ không khí trên mặt đất theo quy định là nhiệt độ đo trong bóng râm, tại vị trí không khí lưu thông dễ dàng, không có gió và ở độ cao 2m trên mặt đất.Không khí nóng lên hay lạnh đi không phải dưới ảnh hưởng trực tiếp của bức xạ mặt trời mà chủ yếu là nguồn nhiệt ở mặt đất, cho nên sự thay đổi của nhiệt độ không khí theo thời gian cũng có tính chu kỳ như nhiệt độ mặt đất, song biên độ thay đổi nhỏ hơn và thời gian xảy ra điểm cực đại và cực tiểu cũng chậm hơn, càng lên cao sự sai kém nói trên càng lớn. Ở Việt Nam, phần lớn các nơi đều có nhiệt độ trung bình năm trên 200C, biên độ thay đổi của nhiệt độ không khí trong ngày từ 4÷80C và trong năm khoảng 15÷200C. Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo độ cao, ở tầng đối lưu của khí quyển càng lên cao nhiệt độ hạ thấp đi, song độ giảm đó thường không cố định, biến đổi theo mùa và theo vùng.2.2.2. Áp suất không khí [khí áp]Không khí có trọng lượng và không ngừng chuyển động, do đó nó gây ra áp suất tác dụng lên mặt đất và các vật trên mặt đất. Theo quy ước, áp suất của không khí tĩnh ở một vị trí nào đó là trọng lượng của cột không khí thẳng đứng [tính đến giới hạn trên của khí quyển] có tiết diện bằng một đơn vị diện tích. Đơn vị đo khí áp là mi-li-mét thuỷ ngân [viết tắt là mm Hg] hoặc mi-li ba [viết tắt là mb]. 1mb = 0,75 mmHg =100 N/m2Càng lên cao áp suất không khí càng giảm. áp suất không khí luôn thay đổi theo không gian. Nơi nhiệt độ cao, mật độ không khí giảm có áp suất nhỏ. Ngược lại, nơi nào có nhiệt độ thấp áp suất không khí lớn.182.2.3. Độ ẩm không khíĐộ ẩm không khí là chỉ mật độ hơi nước có trong không khí. Độ ẩm của không khí thường biểu thị bằng độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối.1. Độ ẩm tuyệt đối Độ ẩm tuyệt đối kí hiệu là a là lượng hơi nước có trong một đơn vị thể tích không khí, đơn vị thường dùng là g/m3 hay g/cm3. Mật độ hơi nước có trong không khí càng lớn thì áp suất do hơi nước sinh ra càng lớn. Bởi vậy, trong thực tế người ta cũng dùng đặc trưng áp suất hơi nước để biểu thị độ ẩm của hơi nước.Áp suất hơi nước [kí hiệu e] là áp lực do hơi nước trong không khí gây ra tác dụng lên một đơn vị diện tích. áp suất hơi nước là một phần của áp suất không khí nên cũng dùng đơn vị là mmHg hay mb.Ở một nhiệt độ t0 nào đó, áp suất hơi nước trong không khí có một giới hạn tối đa E tương ứng với trạng thái bão hòa hơi nước trong không khí, vượt quá giới hạn này hơi nước sẽ chuyển sang thể lỏng. Người ta gọi E là áp suất hơi nước bão hoà của không khí ở nhiệt độ t0.2. Độ ẩm tương đốiĐộ ẩm tương đối [R] là tỷ số giữa áp suất hơi nước thực tế [e] với áp suất hơi nước bão hòa [E] trong cùng một nhiệt độ, thường tính theo %: ReE=× 100% [2-10]Độ ẩm tương đối cho ta biết mức độ bão hoà hơi nước trong không khí, khi không khí chưa đạt đến trạng thái bão hoà thì R

Chủ Đề