Hãng máy bay Boeing là hãng máy bay của nước nào

Boeing

Boeing là hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, hãng này đang đứng trước khả năng tuột ngôi vị này sau khi tập đoàn Mỹ cho biết lượng máy bay được giao hàng trong nửa đầu năm nay giảm hơn 1/3 do tàu bay 737 Max bị đình bay kéo dài.

Cụ thể, lượng máy bay mà Boeing giao hàng trong 6 tháng ít hơn so với đối thủ Airbus. Hôm thứ Ba, Airbus cho biết hãng giao được 389 máy bay trong 2 quý vừa qua, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Boeing 737 Max bị đình bay được cất ở Boeing Field, Seatle, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Cùng khoảng thời gian đó, Boeing giao hàng 239 máy bay, giảm 37% so với cùng kỳ 2018.

Kết quả này cho thấy Boeing có thể thua Airbus về số lượng máy bay được giao hàng trong cả năm nay. Nếu vậy, đây sẽ là lần đầu tiên trong 8 năm Boeing đánh mất vị trí hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới.

Boeing 737 Max - dòng sản phẩm bán chạy nhất của Boeing đã bị đình bay trên phạm vi toàn cầu sau hai vụ rơi liên tiếp của dòng máy bay này ở Indonesia hồi tháng 10/2018 và ở Ethiopia hồi tháng 3/2019.

Boeing là một trong những công ty hàng không dân dụng và quân sự hàng đầu thế giới với 170.000 nhân viên, phục vụ khách hàng ở 150 quốc gia. Các dòng máy bay mà Boeing sản xuất gồm: 737, 747, 767 và 777 và Boeing Business Jet, với gần 12.000 máy bay phản lực thương mại đang hoạt động trên toàn thế giới.

Airbus

Airbus là một trong những nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới đáp ứng khoảng một nửa hoặc nhiều đơn đặt hàng cho các máy bay chở khách có hơn 100 chỗ ngồi.

Ảnh: Shutterstock. 

Airbus có trụ sở chính tại Toulouse, Pháp và 12 địa điểm ở châu Âu đặt tại Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh. Airbus cũng có ba công ty con ở Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Airbus hiện có một dòng sản phẩm gồm 14 loại máy bay phản lực có sức chứa từ 100 đến 525 chỗ ngồi. Hơn 9.200 máy bay của hãng đã được đặt hàng trên toàn thế giới.

Bombardier

Ra đời từ rất sớm [năm 1942], hãng sản xuất máy bay đến từ Canada Bombardier phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của Boeing và Airbus cho đến khi ra đời dòng Cseries mới thực sự lớn mạnh.

Ảnh: The IrishTimes. 

Có mặt ở hơn 60 quốc gia trên 5 châu lục, Bombardier là nhà sản xuất máy bay dân dụng lớn thứ ba thế giới. Bombardier hoạt động với hơn 32.500 người trên toàn thế giới.

Cseries của Bombardier là dòng máy bay phản lực tầm dài [100-150 chỗ] có nhiều điểm giống với hai mẫu nổi tiếng Airbus 320 và Boeing 737 nhưng lại tiết kiệm xăng tới 20% và giá cả lại phải chăng.

Embraer

Thành lập năm 1969 tại Brazil, Embraer là niềm tự hào của quốc gia này. Embraer cũng là một trong những hãng sản xuất máy bay có xu hướng cạnh tranh với Airbus và Boeing. Sản phẩm máy bay tư nhân dành cho các doanh nhân và người nổi tiếng của hãng chiếm tới 19% thị trường toàn cầu.

Ảnh: Robb. 

Kể từ năm 1996, Embraer đã sản xuất và giao hơn 1.000 chiếc máy bay cho hơn 37 hãng hàng không tại 24 quốc gia.

Comac

Comac - hãng hàng không đến từ Trung Quốc [thành lập vào năm 2008 tại thành phố Thượng Hải] đang được coi là đối thủ tiềm năng lớn đối với các nhà sản xuất máy bay phương Tây. Năm 2015 Comac lần đầu tiên ra mắt thị trường C919 - máy bay dân dụng cỡ lớn đầu tiên do nước này tự nghiên cứu, chế tạo.

Ảnh: Reuters. 

C919 gây ấn tượng bởi thiết kế thon gọn và tiết kiệm nhiên liệu. Comac dự kiến sẽ sản suất 2.000 chiếc C919 trong vòng 2 thập kỷ tới, với mục tiêu nắm giữ 10% thị phần toàn cầu đối với loại máy bay thân hẹp. Đó là bước tiến nhanh như chớp bởi vì hãng này vừa mới được thành lập cách đây 10 năm.

Máy bay C919 đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên thành công vào ngày 5/5/2017. Từ đó tới nay, C919 đã có thêm nhiều chuyến bay thử nghiệm để đạt mục tiêu bay 4.200 giờ an toàn từ nay tới năm 2020 trước khi máy bay được bàn giao cho khách mua.

[Theo cnbc/ VTC News]

Boeing [có trụ sở đặt tại Chicago, Illinois, Mỹ] là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới. Boeing có nhà máy đặt ở nhiều tiểu bang của Mỹ, và có chi nhánh tại nhiều nơi trên thế giới. Nơi sản suất máy bay thương mại lớn nhất nằm ở Thành phố Everett cách Seattle 25 dặm về hướng bắc. Với diên tích 13.385.378 mét vuông, nơi đây được xem là nhà máy lớn nhất thế giới. Nhà máy này sản xuất các máy bay thương mại 747, 777, 767, 787.

Boeing Dreamline 787

Lịch sử hình hình và phát triển của Boeing

William E. Boeing và George Conrad Westervelt [kỹ sư Hải quân Hoa Kỳ] đã thành lập công ty hàng không B&W vào ngày 15/7/1916 tại thành phố Seattle, Washington – Hoa Kỳ. Sau đó, hai ông đổi tên công ty thành Pacific Aero Products. Năm 1917, chính thức đổi tên thành Boeing Airplane Company. Năm 1927, William E. Boeing thành lập hãng hàng không cho riêng mình với tên gọi là Boeing Air Transport [BAT]. BAT cùng với Pacific Air Transport và Boeing Airplane Company sát nhập năm 1928. Năm 1929, công ty đổi tên thành United Aircraft and Transport Corporation; đồng thời mua lại Pratt & Whitney, Hamilton Standard Propeller Company và Chance Vought. Năm 1930 tiếp tục mua National Air Transport. Đạo luật Air Mail năm 1934 không cho phép các hãng hàng không và nhà sản xuất tồn tại dưới cùng một công ty. Vì vậy công ty được chia thành 3 công ty nhỏ hơn: Boeing Airplane Company, United Airlines và United Aircraft Corporation. Hiện trụ sở chính của Boeing đặt tại Chicago, Illinois, Hoa Kỳ.

  • Giữa năm 1938 và 1941, hãng sản xuất chiếc Boeing 314 Clipper – máy bay lớn nhất tại thời điểm đó. Chuyến bay đầu tiên của Boeing 314 Clipper vào tháng 6 năm 1938 diễn ra thành công.
  • Năm 1944, Boeing hợp tác với những công ty sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kỳ. Đây là dấu mốc lịch sử đánh dấu việc Boeing chuyển sang sản xuất máy bay chiến đấu và máy bay ném bom phục vụ Thế chiến hai. Trong đó phải kể đến việc sản xuất B-17 cùng với Lockheed Aircraft Corp. và Douglas Aircraft Co., B-29 cùng Bell Aircraft Co. và Glenn L. Martin Company. Giai đoạn chiến tranh lạnh, Boeing sản xuất máy bay ném bom phản lực đầu tiên B-47 và đặc biệt là B-52 đến ngày nay vẫn còn phục vụ trong không quân Mỹ.
  • Tháng 6/2005, James McNerney được bổ nhiệm làm CEO của Tập đoàn Boeing với mức lương 1,75 triệu USD/năm. Với thành tích 18 năm làm việc tại GE [General Electric] và CEO của 3M, sau 3 năm tiếp quản Boeing, James McNerney đã đưa số lượng đơn đặt hàng lên đến con số 1.136 vào năm 2007, doanh thu vượt trội, giá cổ phiếu của Boeing tăng 30% và nằm trong nhóm dẫn đầu những tập đoàn đáng ngưỡng mộ nhất thế giới [theo Fortune].

Từ những thế hệ máy bay ban đầu như B707, B747, B727, B737… Boeing liên tục trình làng những thế hệ máy bay mới, hiện đại và tiết kiệm nhiên liệu, trong đó phải kể đến Boeing 787 Dreamliner. Đây là loại máy bay dân dụng mới ứng dụng phát minh, công nghệ mới và hiện đại nhất, đặc biệt là khả năng tiết kiệm nhiên liệu đến 20% so với các máy bay khác cùng thế hệ. Boeing 787 Dreamliner đem lại thành công cho Boeing với 500 đơn đặt hàng ngay từ khi công bố. Năm 2011, Boeing ra mắt siêu phẩm B747-8 Intercontinental với sức chứa 500 hành khách, tiết kiệm nhiên liệu và là máy bay vận tải dài nhất thế giới.

Trong lĩnh vực quốc phòng, Boeing đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm cải tiến như máy bay ném bom B-52, vệ tinh nhân tạo, bệ phóng Saturn V [bệ phóng của tàu con thoi Apollo trong các chuyến du hành của con tàu này đến mặt trăng]. Hồi tháng 10/2013, Boeing và Lockheed Martin tuyên bố hợp tác chế tạo máy bay ném bom tầm xa [LRS-B]. Như vậy, mối quan hệ hợp tác Boeing – Lockheed được nối lại sau thời gian gián đoạn năm 2008. Hai tập đoàn này bắt tay nhau nhằm mục đích cạnh tranh với Northrop Grumman, công ty đã chế tạo và sản xuất máy bay ném bom tàng hình B-2. Không quân Mỹ dự định đặt hàng 80 – 100 máy bay LRS-B.

Vietnam Airlines đã sử dụng các dòng sản phẩm của Boeing trong thời gian qua bên cạnh máy bay của Airbus và các hãng khác. Trong thời gian tới theo thông tin từ Boeing, Vietnam Airlines có đơn đặt mua 8 chiếc Boeing 787 Dreamliner và thuê 77 chiếc qua các công ty cho thuê máy bay nhằm đáp ứng nhu cầu cho các chuyến bay nội địa và các chuyến bay quốc tế đường dài ngày càng gia tăng của Việt Nam.

Boeing 787-10 Vietnam Airlines

Các nhà máy sản xuất, lắp ráp máy bay của Boeing là địa điểm du lịch hút khách nổi tiếng của Mỹ. Với khoảng 34 USD, một du khách có thể được tham quan quy trình sản xuất trong nhà máy rộng lớn này, với điều kiện không được mang theo máy quay phim và chụp ảnh.

Hàng năm Boeing có một ngày mở cửa để thân nhân của công nhân được vào xem [được gọi là “family day”], khách tham quan sẽ được đi dọc theo con đường hai bên là giây truyền sản suất, trên mỗi chặng đường thường có những hình ảnh và nhân viên hướng dẫn.

Hiện nay, Boeing là hãng hàng không dân dụng và quân sự hàng đầu thế giới với 170.000 nhân viên, phục vụ khách hàng ở 150 quốc gia. Cả Boeing và Airbus của châu Âu đều đang cạnh tranh khốc liệt trên các thị phần hàng không thế giới.

Boeing là hãng chế tạo máy bay lớn nhất thế giới, có diện tích nhà xưởng cũng lớn nhất hành tinh, đủ để chứa những toà nhà bay khổng lồ của bầu trời.Sản phẩm của hãng rất đa dạng, từ các loại máy bay dân dụng thương mại cho tới máy bay chiến đấu hạng nặng. Nhờ đó, Boeing đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất nước Mỹ, dù khởi đầu cũng chỉ là một bãi đỗ nhỏ với chiếc máy bay 2 tầng cánh thô sơ.

Nhà máy Boeing đã sản xuất ra hàng chục ngàn máy bay thương mại toả đi khắp các phương trời, phổ biến nhất là các loại Boeing 737, 747, 757, 767 và sắp tới sẽ là loại siêu máy bay 787 Dreamliner. Ngoài ra, Boeing cũng là nhà chế tạo hàng đầu về máy bay chiến đấu, tham gia vào công việc chế tạo tàu vũ trụ Apollo và trạm không gian của Mỹ. Nhưng ít ai biết được rằng, khi mời được William Boeing sáng lập vào năm 1910, gia tài cả hãng chỉ là chiếc máy bay nhỏ hai tầng cánh. Boeing hiện nay được chia thành 6 ban chính: Máy bay thương mại; Vũ trụ Thông tin; Máy bay chiến đấu – Tên lửa; Quản lý hàng không; Các dịch vụ gia tăng; và Tập đoàn tài chính Boeing.

Xem thêm: 5 hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới

Video liên quan

Chủ Đề