Hay cho ví dụ chúng Minh chuyển động cơ học có tính tương đối

Bạn đang xem: Vật lý 8 Bài 1: Chuyển động cơ học

Mặt Trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây. Như vậy có phải là Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không? Bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên.

Mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 1: Chuyển động cơ học, cùng làm quen với các khái niệm mới như chuyển động cơ học, tính tương đối của chuyển động, nêu được ví dụ về các dạng chuyển động.

Chúc các em học tốt !

  • Muốn nhận biết 1 vật chuyển động hay đứng yên phải dựa vào vị trí của vật đó so với vật được chọn làm mốc [vật mốc]. Vật mốc là những vật gắn với trái đất, nhà   cửa, cột mốc, cây bên đường….

  • Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động cơ học [chuyển động].

  • Vật không chuyển động so với vật mốc gọi là vật đứng yên.

  • Thường chọn Trái Đất và những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.

  • Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác

  • Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vật được chọn làm mốc

  • Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo chuyển động

  • Các dạng chuyển động thường gặp:

    • Chuyển động  thẳng: quĩ đạo là đường thẳng

    • Chuyển động cong: quĩ đạo là đườngcong

    • Chuyển động tròn: quĩ đạo là đường tròn

  • Ví dụ: 

    • Chuyển động  thẳng: Chuyển động của tia sáng đi trong k khí

    • Chuyển động cong: Chuyển động của xe đạp đi từ nhà đến trường

    • Chuyển động tròn: Chuyển động của cánh quạt quay

            

            Chuyển động cong của quả bóng bàn                            Chuyển động tròn của kim đồng hồ  

Khi nói trái đất quay quanh  Mặt Trời ta đã chọn vật nào làm mốc? 
Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn vật nào làm mốc?

  • Chọn Mặt Trời là mốc: Trái đất quay quanh Mặt Trời

  • Chọn Trái Đất là mốc: Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây

 Hãy nêu dạng của quỹ đạo và tên của những chuyển động sau đây:

a. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

b. Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi.

c. Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương nằm ngang.

a. Chuyển động tròn   

b. Chuyển động thẳng đều

c. Chuyển động cong

Qua bài giảng Chuyển động cơ học này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.

  • Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.

  • Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp : Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng?

    • A.
      Ô tô chuyển động so với mặt đường.
    • B.
      Ô tô đứng yên so với người lái xe.
    • C.
      Ô tô chuyển động so với người lái xe.
    • D.
      Ô tô chuyển động so với cây bên đường.
  • Câu 2:

    Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng?

    • A.
       Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
    • B.
      Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
    • C.
      Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
    • D.
      Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
  • Câu 3:

     Câu nào sau đây mô tả chuyển động của một vật nặng được thả rơi từ một đỉnh cột buồm của một con thuyền đang chuyển động dọc theo dòng sông là không đúng?

    • A.
      Cả người đứng trên thuyền và trên bờ đều thấy vật rơi dọc theo cột buồm.
    • B.
       Người đứng trên bờ thấy vật rơi theo phương cong.
    • C.
      Người đứng trên thuyền thấy vật rơi thẳng đứng
    • D.
      Người đứng trên bờ thấy vật rơi thẳng đứng.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 8 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 4 SGK Vật lý 8

Bài tập C2 trang 5 SGK Vật lý 8

Bài tập C3 trang 5 SGK Vật lý 8

Bài tập C4 trang 5 SGK Vật lý 8

Bài tập C5 trang 5 SGK Vật lý 8

Bài tập C6 trang 5 SGK Vật lý 8

Bài tập C7 trang 5 SGK Vật lý 8

Bài tập C8 trang 5 SGK Vật lý 8

Bài tập C9 trang 6 SGK Vật lý 8

Bài tập C10 trang 6 SGK Vật lý 8

Bài tập C11 trang 6 SGK Vật lý 8

Bài tập 1.1 trang 3 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.2 trang 3 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.3 trang 3 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.4 trang 3 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.5 trang 3 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.6 trang 4 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.7 trang 4 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.8 trang 4 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.9 trang 4 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.10 trang 4 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.11 trang 4 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.12 trang 4 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.13 trang 5 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.14 trang 5 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.15 trang 5 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.16 trang 5 SBT Vật lý 8

Bài tập 1.17 trang 5 SBT Vật lý 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 8

Chuyển động cơ học là bài đầu tiên trong môn Vật lý khối 8. Tuy không có quá nhiều lý thuyết lẫn công thức khó nhưng bài học này là nền tảng cho toàn bộ chương cơ học. Để học tốt phần này, học sinh cần nắm rõ bản chất của vấn đề cũng như các định nghĩa và công thức.

Bạn đang xem: Chuyển động cơ học là gì? lấy ví dụ minh họa

Cụ thể, bài giảng này giúp các em xác định được những phần sau: khái niệm của chuyển động cơ học, cách nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên, tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Bên cạnh đó, các em cũng nên luyện kỹ các bài tập và ví dụ minh họa trong sách giáo khoa để hiểu tường tận được phần lý thuyết.

Lý thuyết chuyển động cơ học lớp 8

Cách xác định một vật chuyển động hay đứng yên

Trong cuộc sống thực tế, ta có thể thấy được một vật chuyển động hay đứng yên bằng mắt thường. Tuy nhiên trong vật lý thì không như vậy.

Trong môn học này, ta nhận biết được một vật có đang chuyển động hay vẫn đứng yên dựa vào vị trí của vật đó với một vật được chọn làm mốc.

Vật mốc thường được chọn là những vật gắn liền với Trái Đất hoặc là Trái Đất luôn như: nhà cửa, cây cối, biển hiệu… Tuy nhiên trong nhiều bài tập về chuyển động, người ra đề có thể đặt cả những vật đang di chuyển làm vật mốc. Học sinh cần lưu ý xác định đúng vật mốc trước khi đưa ra kết luận về sự chuyển động.


Sự chuyển động có tính tương đối


Từ những phân tích trên, ta đưa ra kết luận về định nghĩa như sau:

Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được chọn làm mốc gọi là chuyển động cơ học.

Ví dụ:

Tàu đang chạy trên biển suy ra tàu có sự dịch chuyển cơ học so với Trái Đất.Một người đang bước đi trên đường suy ra người đó có sự dịch chuyển cơ học so với một ngôi nhà bất kỳ ven đường.

Tính tương đối của chuyển động và đứng yên

Tính tương đối ở đây là chỉ một vật bất kỳ sẽ có thể được kết luận là đang chuyển động hay đứng yên còn tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Đó cũng là cách mà dạng bài tập chuyển động phát triển theo mức khó và phức tạp hơn. Học sinh phải chọn đúng vị trí vật mốc trong khảo sát dịch chuyển đang tiến hành.

Ví dụ:

Tình huống tàu điện đang chạy và cái cây ven đường. Ta chọn cái cây ven đường làm mốc, vậy thì tàu điện có sự dịch chuyển cơ học so với cái cây.Tình huống tàu điện đang chạy và một người ngồi trong tàu điện. Ta chọn người ngồi im làm mốc, vậy thì tàu điện đang không có sự dịch chuyển cơ học so với người đó.

Từ đó suy ra kết luận, một vật có thể đứng yên với vật này nhưng cũng có thể chuyển động với vật khác. Sự chuyển động và sự đứng yên phụ thuộc vào vật mốc được chọn. Đó chính là tính tương đối của chuyển động cơ học và đứng yên.


Khi nào vật đứng yên


Một số dạng chuyển động cơ học hay gặp

Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật vạch ra khi chuyển động. Thường thì ta sẽ hay gặp những dạng chuyển động như sau:

Chuyển động thẳng: Quỹ đạo chuyển động là đường thẳng, ví dụ như một vật rơi tự do từ trên cao xuống.Chuyển động cong: Quỹ đạo chuyển động là đường cong, ví dụ như ném, chuyền một vật.Chuyển động tròn: Quỹ đạo chuyển động là đường tròn, ví dụ như cánh quạt quay.

Xem thêm: Chơi Game Nông Trại Vui Vẻ 2 431, Trang Trại Vui Vẻ 2 431

Mỗi loại hình chuyển động sẽ có những công thức tính toán đi kèm khác nhau. Đó là lý do học sinh phải nắm rõ cách nhận biết của các loại chuyển động.

Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Giải bài tập Vật Lý lớp 8 bài 1 – Chuyển động cơ học

Với bài 1 chuyển động cơ, học sinh có thể tham khảo những dạng bài tập mẫu như sau.

Bài 1

Đề bài: Cách xác định sự chuyển động hay đứng yên của một vật như: ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời…

Bài làm:

Theo lý thuyết, để xác định được các vật cho trước đang chuyển động hay đứng yên, ta sẽ so sánh vị trí của vật so với vật khác theo thời gian:

Chọn vật mốc của ô tô là vật bất kỳ đứng yên trên đường [biển hiệu, cột điện…]Chọn vật mốc của thuyền là vật bất kỳ đứng yên trên bờ sông [cây cối, nhà cửa…]Chọn vật mốc của đám mây là vật bất kỳ gắn với Trái Đất [cột đèn, tòa nhà…]

Từ đó ta rút ra được vật đó đứng yên nếu vị trí không thay đổi theo thời gian so với vật làm mốc. Ngược lại, vật đó chuyển động khi vị trí thay đổi so với vật làm mốc.


Bài tập ứng dụng


Bài 2 – Chuyển động cơ học

Đề bài: Một đoàn tàu đang chạy vào trong ga. Chọn đáp án SAI trong các đáp án dưới đây:

Đoàn tàu đang đứng yên so với người điều khiển tàu.Đoàn tàu đang dịch chuyển so với nhà ga.Đoàn tàu đang dịch chuyển so với người đang ngồi trên tàu.Đoàn tàu đang dịch chuyển so với những người đang đứng hai bên đường.

Đáp án đúng là C. Giải thích: Đoàn tàu đang chuyển động, khi đó người ngồi trên tàu cũng chuyển động cùng với tốc độ và thời gian như vậy. Do đó đoàn tàu đang đứng yên so với người ngồi trên tàu.

Bài 3

Đề bài: Một người trên tàu A thấy tàu B đang di chuyển tiến về phía trước. Còn người trên tàu B thấy tàu C cũng đang di chuyển về phía trước. Vậy thì người trên tàu A sẽ nhìn thấy tàu C như thế nào?

đứng yênlùi ra phía sautiến về phía trướctiến về phía trước rồi sau đó lùi ra phía sau

Đáp án đúng là C. Giải thích: Với vật mốc là người A thì tàu B đang di chuyển về phía trước. Với vật mốc là người B [hay tàu B, vì người và tàu đứng yên so với nhau] thì tàu C di chuyển về phía trước. Theo tính chất bắc cầu suy ra với người A, tàu C cũng di chuyển về phía trước.

Bài 4

Đề bài: Sự chuyển động nào dưới đây không được tính là chuyển động cơ học?

Sự rơi tự do của cành câySự di chuyển của mặt trời từ Đông sang TâySự gấp khúc đường di chuyển của tia sáng từ không khí vào nướcSự đong đưa của đu quay

Đáp án đúng là C. Giải thích: Vì sự gấp khúc của tia sáng không có tác động từ cơ học nên không được tính là chuyển động cơ học.

Bài 5

Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “Nếu khoảng cách từ vật cần xét tới vật mốc không có thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc”. Hãy cho biết, cách nói như thế có phải luôn đúng hay không? Chứng minh bằng ví dụ minh họa cho đáp án của mình.

Bài làm

Cách phát biểu như vậy là SAI vì trong chuyển động cơ học tròn, khoảng cách từ vật cần xét tới vật mốc không hề thay đổi.

Ví dụ chứng minh: Xét chuyển động vòng đu quay mặt trời, mặc dù khoảng cách từ các buồng ngồi cho khách đến trục chính giữa không thay đổi nhưng vị trí của buồng ngồi thay đổi theo theo thời gian so với trục chính giữa nên ta vẫn nói buồng ngồi chuyển động so với trục.

Xem thêm: Cách Chơi Map Tổng Hợp 49.0, Hướng Dẫn Cách Ép Đồ Map Tổng Hợp 49

Video liên quan

Chủ Đề