Hệ thống cửa hàng bách hóa thành lập khi nào

Chuỗi cửa hàng bách hóa của MWG nối dài chuỗi thua lỗ trong quý 3/2023 và đến nay lỗ lũy kế đã lên gần 8,300 tỷ đồng.

Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023, chuỗi Bách hóa xanh [BHX] của MWG lỗ thêm gần 250 tỷ đồng trong quý 3/2023. Nhìn ở khía cạnh tích cực, mức lỗ đã thấp hơn so với các quý trước đó và đang từng bước tiến gần với điểm hòa vốn.

Như vậy, trong 3 quý đầu năm, chuỗi này lỗ 905 tỷ đồng. Và nhìn xa hơn, chuỗi cửa hàng bách hóa của MWG đã lỗ lũy kế gần 8,300 tỷ đồng từ năm 2016.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3 của MWG

*Lưu ý: Lỗ thuế là khoản lỗ trong kỳ tính thuế, chưa bao gồm phần lãi từ kỳ trước chuyển sang. Theo luật, công ty chỉ được phép chuyển các khoản lỗ tính thuế sang năm sau để bù trừ với lợi nhuận thu được trong vòng 5 năm tính từ năm phát sinh khoản lỗ đó.

Bên cạnh BHX, chuỗi cửa hàng ở Campuchia chỉ lỗ thêm 2 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 701 tỷ đồng. Chuỗi nhà thuốc An Khang lỗ thêm gần 80 tỷ đồng trong giai đoạn này. Tính từ năm 2019 đến nay, chuỗi nhà thuốc đã lỗ tổng cộng 553 tỷ đồng.

Điểm sáng từ chuỗi bách hóa và thương vụ bán 20% vốn

Được thành lập vào năm 2015, Bách Hóa Xanh, được hậu thuẫn bởi nhà bán lẻ Thế Giới Di Động [HOSE: MWG], đang vận hành hơn 1,700 cửa hàng tại các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ Việt Nam.

Chuỗi cửa hàng bách hóa được kỳ vọng sẽ tạo động lực tăng trưởng mới cho MWG ngay khi mảng điện thoại và điện máy tới lúc bão hòa. Đến nay, chuỗi BHX vẫn chưa có lãi, nhưng đang dần dần thu hẹp khoản lỗ và tiến gần hơn tới điểm hòa vốn.

Trong tháng 9/2023, doanh số trung bình mỗi cửa hàng BHX đạt 1.65 tỷ đồng, tiếp tục nối dài chuỗi tăng trưởng từ khi thay đổi cách sắp xếp cửa hàng hồi tháng 4. MWG kỳ vọng doanh thu mỗi cửa hàng sẽ tiếp tục tăng trong tháng 10/2023.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu BHX đạt 22.3 ngàn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ và đóng góp gần 26% vào tổng doanh thu.

Ở diễn biến đáng chú ý gần đây, MWG đang trong cuộc đàm phán để bán 20% cổ phần của chuỗi BHX.

Với thương vụ bán cổ phần này, chuỗi Bách Hoá Xanh có thể được định giá lên tới 1.7 tỷ USD, Reuters dẫn lời nguồn tin giấu tên. Reuters cho biết quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC và một số doanh nghiệp từ Thái Lan cũng tham gia đấu thầu mua lại cổ phần của Bách Hoá Xanh, các nguồn tin cho biết thêm.

“Thỏa thuận này đang gần đến giai đoạn hoàn tất và dự kiến sớm kết thúc”, một trong những nguồn tin am hiểu vấn đề này cho biết. Thỏa thuận có thể được ký kết sớm nhất là vào quý 1/2024 nếu đàm phán thành công.

Trả lời Reuters, Thế giới di động cho biết sẽ công bố thông tin sau khi thương vụ được ký kết. “Chúng tôi vẫn đang trong quá trình đàm phán riêng và đã ký thỏa thuận không tiết lộ thông tin của các bên mua tiềm năng”, công ty cho biết.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng 28-9, đại diện Thế Giới Di Động xác nhận tập đoàn là đang trong quá trình thực hiện giao dịch phát hành riêng lẻ cho Bách hóa Xanh và đã ký bảo mật thông tin với các nhà đầu tư quan tâm.

"Do đó, chúng tôi không chia sẻ thêm thông tin ở thời điểm này, công ty sẽ chia sẻ thông tin đến nhà đầu tư sau khi hoàn tất giao dịch" - đại diện nhà bán lẻ này cho hay.

Cửa hàng Bách hóa Xanh tại TP HCM

GIC là một trong những quỹ đầu tư có quy mô tài sản lớn nhất thế giới. GIC cũng đang nắm giữ cổ phần tại một loạt doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như Vietcombank, Vinmec thuộc Tập đoàn Vingroup.

Chuỗi bán lẻ Bách hóa Xanh được thành lập vào năm 2015, chuyên phân phối các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh theo mô hình chuỗi siêu thị mini [mini mart].

Tính đến tháng 8-2023, chuỗi bán lẻ này có 1.706 cửa hàng, tập trung chủ yếu tại TP HCM và các tỉnh thành phía Nam. Theo một số báo cáo của các hãng nghiên cứu thị trường uy tín, Bách Hóa Xanh hiện là chuỗi mini mart lớn thứ ba tại Việt Nam. Hệ thống này đang chiếm gần 25% tổng doanh thu của Thế giới Di động.

Luỹ kế 8 tháng đầu năm 2023, chuỗi Bách Hóa Xanh ghi nhận 19.400 tỉ đồng doanh thu, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó doanh thu từ kênh online có mức tăng trưởng 8%.

Theo ước tính của một số tổ chức tài chính, chuỗi Bách Hóa Xanh sẽ đạt điểm hòa vốn khi doanh thu trên mỗi cửa hàng đạt khoảng 1,7 tỉ đồng/tháng. Nhiều tổ chức tài chính cũng kỳ vọng nếu Bách Hóa Xanh duy trì đà tăng trưởng tích cực như hiện nay thì chuỗi bán lẻ này có thể sẽ có lãi ngay trong năm nay.

Trải qua gần 10 năm phát triển, Bách Hóa Xanh đã có gần 2000 cửa hàng, siêu thị trên khắp các tỉnh thành ở miền Nam, miền Đông và Nam Trung Bộ. Với những chiến lược đỉnh cao dẫn đầu của mình, Bách hóa Xanh đã trở thành một trong những siêu thị mini cung cấp thực phẩm tươi sống và các nhu yếu phẩm lớn nhất tại Việt Nam.

1, Bách hóa Xanh - Kỳ vọng lớn trong kế hoạch 5 năm của Thế giới di động

Bách hóa Xanh là chuỗi siêu thị mini chuyên bán thực phẩm tươi sống và nhu yếu phẩm của công ty Cổ Phần Thế Giới Di Động. Công ty được thành lập vào tháng 03/2004 với lĩnh vực hoạt động chính gồm: mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử. Với tầm nhìn đến năm 2020 là tập đoàn bán lẻ đa ngành hàng hùng mạnh nhất, có vị thế số 1 trong lĩnh vực thương mại điện tử, mở rộng kinh doanh thành công ở Lào, Campuchia và Myanmar, Thế giới di động liên tục cải tiến mang đến cho khách hàng trải nghiệm thú vị và hài lòng nhất dựa trên nền tảng văn hóa “Đặt khách hàng làm trọng tâm và Integrity”.

Bách hóa Xanh là chuỗi bán lẻ trực thuộc sở hữu của Thế giới di động

Cuối năm 2015, Thế giới di động cán đích doanh thu 1 tỷ USD, mở ra con đường lấn sân sang kinh doanh thực phẩm, mà khởi đầu với cửa hàng Bách hóa Xanh. Chuỗi bán lẻ này ra đời là bước đầu tiên để thực hiện kế hoạch “3 thách thức” trong vòng 5 năm của Thế giới di động.

Các cửa hàng Bách Hóa Xanh chủ yếu cung cấp các sản phẩm thực phẩm và hàng tiêu dùng cơ bản, chẳng hạn như thực phẩm tươi sống, đồ khô, nước uống, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cùng nhiều mặt hàng khác. Mục tiêu của Bách Hóa Xanh là cung cấp cho người tiêu dùng một lựa chọn thuận tiện để mua sắm hàng ngày và đồ dùng gia đình, đồng thời chú trọng đến việc cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Chuỗi siêu thị bán lẻ Bách hóa Xanh

Bách Hóa Xanh thường thực hiện các chương trình khuyến mãi và ưu đãi, cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi, và quản lý các trang web và ứng dụng di động để hỗ trợ việc mua sắm trực tuyến. Các cửa hàng Bách Hóa Xanh đã trở thành một phần quan trọng của cơ cấu bán lẻ tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng ngày của người tiêu dùng.

2, Chiến lược dài hơi của Bách hóa Xanh trong hành trình gần một thập kỷ vươn đến tham vọng trở thành tập đoàn bán lẻ đa ngành hàng

Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động hiện đang theo đuổi mô hình của Susanto với mục tiêu thí điểm 30-50 cửa hàng trong năm nay. Nếu có hiệu quả, với năng lực tài chính của mình, Thế Giới Di Động có thể mở ồ ạt cả ngàn cửa hàng để thống trị thị trường bán lẻ như Susanto đã làm tại Indonesia.

Alfamart là hình mẫu lý tưởng cho mục tiêu kinh doanh của Bách hóa Xanh

Từ mô hình Alfamart của Indonesia, Bách Hóa Xanh ngay từ đầu đã lựa chọn phân khúc siêu thị mini - vừa tránh được cạnh tranh với siêu thị lớn và cửa hàng tiện lợi đã ngày càng chật chội, vừa phù hợp với năng lực phủ sóng sâu rộng, đến từng ngõ ngách của các hộ gia đình. Theo đó, hướng đi của chuỗi Bách Hóa Xanh sẽ không tạo ra sự khác biệt của sản phẩm mà sẽ chỉ là"chợ truyền thống với dịch vụ tốt hơn", kết hợp với những chiến lược kinh doanh thông minh đã giúp Bách hóa Xanh mở rộng được sức ảnh hưởng của mình trên thị trường.

Chiến lược sản phẩm

Chuỗi cửa hàng của Bách hóa đã chú trọng vào những nhu yếu phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đa dạng hóa các danh mục hàng hóa như các khu chợ dân sinh ở địa phương nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của người mua.

Nhu yếu phẩm tại Bách hóa Xanh được nhập trực tiếp từ các vùng trồng trọt và chăn nuôi

Với mong muốn đạt được lợi nhuận tốt, Bách Hóa Xanh sẽ lấy hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, không qua bất kỳ kênh nào. Với rau xanh, thay vì đóng túi bán sẵn, các cửa hàng để khách mua với số lượng tùy ý. Cá biển sẽ được nhập trực tiếp từ vùng biển chứ không qua chợ Bình Điền như các chuỗi hiện nay. Chẳng hạn, việc mua cá biển từ cảng đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển của cá đến siêu thị chỉ còn dưới 2 ngày, thay vì mất 4-5 ngày như bình thường.

Nhờ mô hình này, mỗi cửa hàng bách hóa phục vụ trung bình 500 giao dịch thành công hàng ngày. Bên cạnh việc đa dạng nguồn thực phẩm, hàng tuần đơn vị này còn thực hiện hàng loạt đợt giảm giá mạnh, áp dụng cho hơn 200 mặt hàng tiêu dùng tươi sống các loại.

Chiến lược về giá cả

Ngoài việc nghiên cứu và lựa chọn các nhà cung cấp đầu không qua trung gian để tiết kiệm tối đa chi phí, Bách hóa Xanh còn sử dụng nhiều các chiến lược khác như: chiến lược GIÁ CÓ giúp kích cầu để bán được nhiều hơn một sản phẩm. Ngoài ra, chuỗi bán lẻ còn định giá sản phẩm đánh trúng tâm lý của người mua hàng với loạt giá tiền kết thúc bằng số lẻ như 5 hoặc 9. Điều này tạo ra cảm giác cho người tiêu dùng rằng bản thân họ đã mua được những món hàng có giá siêu rẻ mà thậm chí còn thấp hơn thế.

Giá cả của các mặt hàng tại Bách hóa Xanh đánh trúng tâm lí sợ mất nhiều của người tiêu dùng

Ví dụ: một nhà bán lẻ sẽ định giá một sản phẩm là 199.000 đồng thay vì 200.000 đồng. Từ quan điểm của khách hàng, có vẻ như nhà bán lẻ đã giảm giá từng xu có thể. Bộ não của họ đọc 199.000 đồng và thấy 199, không phải 200, và làm cho mặt hàng có vẻ như có giá tốt hơn.

Chiến lược phân phối

Ở giai đoạn ban đầu, Bách hóa Xanh đã nghĩ ra chiến lược vị trí, tức là khai thác trong khu dân cư để mở thêm cửa hàng, thu hút người dân và những người dân sống xung quanh đó sẽ cảm thấy thuận tiện khi mua sắm. Mức độ phủ cửa hàng ở mức trung bình, các cửa hàng bán lẻ trong chuỗi đạt khoảng 500 khách hàng hàng ngày và các cửa hàng lớn hơn là khoảng 1000 khách hàng mỗi ngày.

Các cửa hàng Bách hóa Xanh được xây dựng ở những vị trí đắc địa tại những trục đường chính

Tuy nhiên, sau đó Bác hóa Xanh mới nhận thấy việc họ xây dựng vị trí cửa hàng mở ngay trong khu dân cư là khá “vội vàng” và chưa tối ưu, thực ra họ thừa nhận rằng mình quá ham giành thị trường. Sau đó họ tập trung thay đổi địa điểm mở cửa hàng mới, các cửa hàng phải bố trí xung quanh các khu dân cư đông đúc, xung quanh các chợ truyền thống và đặc biệt phải bố trí trên các trục đường chính. Nói một cách dễ hiểu, thay vì đặt cửa hàng ngay trong khu dân cư như trước đây, Bách hóa Xanh hiện mở cửa hàng trên các trục đường chính dẫn vào khu dân cư, thuận tiện hơn rất nhiều cho cả nhà đầu tư trong việc triển khai kế hoạch của họ và khách hàng.

Chiến lược marketing toàn diện

Bách hóa Xanh không thực sự ủng hộ các phương thức Marketing trực tiếp truyền thống như thư hoặc email mà thay vào đó họ thực sự tăng cường và tận dụng triệt để các phương tiện truyền thông tiếp thị trực tuyến như trang web, blog và các phương tiện truyền thông xã hội.

Website chính thức của Bách hóa Xanh được thiết kế với giao diện thu hút người tiêu dùng

Trang web Bách hóa Xanh [bachhoaxanh.com] và ứng dụng của nó có lẽ là kênh phổ biến nhất cũng như là công cụ truyền thông được sử dụng rộng rãi nhất. Theo số liệu thống kê của SimilarWeb, trong quý I / 2020, Bách hóa Xanh đã đạt hơn 8 triệu lượt truy cập từ khách hàng, lớn hơn nhiều so với các nhà bán lẻ phổ biến khác như BigC, Vinmart, Coopmart và SpeedL của Lotte.

Tận dụng các trang web có sẵn của mình, Bách hóa Xanh liên tục cập nhật các thông tin hữu ích trên trang web của họ, các câu chuyện và thông tin được hiển thị và xây dựng tương tự như blog. Ngoài ra, Bách hóa Xanh chỉ sử dụng 1 loại phương tiện truyền thông xã hội, chủ yếu giao tiếp với khách hàng của họ thông qua Facebook. Trang liên tục chia sẻ liên kết các bài viết mới từ các website Bách hóa Xanh để nhận được nhiều tương tác từ những người theo dõi.

Chương trình xúc tiến hỗn hợp

Loại hình truyền thông tiếp thị này thường được xem dưới dạng sự kiện, phiếu giảm giá hoặc phiếu mua hàng, hàng mẫu mà các nhà bán lẻ cung cấp để kích thích và thu hút sự chú ý của khách hàng đối với thương hiệu của họ hoặc được sử dụng để tăng cường mối quan hệ với khách hàng hiện tại.

Coupon:

Phương thức này có cơ hội giao tiếp và truyền tải thông điệp mà BHX muốn gửi đến khách hàng cao hơn. Khi đưa ra một chương trình khuyến mại nào đó, nhà bán lẻ đầu tiên đã thu hút thành công sự chú ý của khách hàng, mọi người đều khó từ chối chương trình khuyến mại, đặc biệt khi nhận được một phiếu giảm giá vật lý, mọi người sẽ dành một khoảng thời gian nhất định để đọc nội dung được hiển thị bên trong , các nhà bán lẻ cần thiết phải làm cho thông tin ngắn gọn, cô đọng cũng như dễ hiểu.

E-Voucher:

Chương trình này được gửi thông qua thông tin cá nhân của khách hàng khi họ đã mua hàng thành công qua các website Điện Máy Xanh hoặc Thế Giới Di Động. Việc họ gửi phiếu giảm giá cho những khách hàng tiềm năng mua sắm tại thương hiệu của họ là một cách đặc biệt và khả năng cao hơn là một loại khách hàng nhất định sẽ mua sắm tại Bách hóa Xanh.

Chương trình giảm giá:

Loại hình Marketing này thường chỉ ra các chương trình khuyến mãi trên một số sản phẩm mà các nhà bán lẻ thường xuyên sử dụng như một yếu tố khuyến khích và bổ sung cho việc bán sản phẩm. Bách hóa Xanh sử dụng phương pháp này và phân phối các khoản giảm giá chủ yếu thông qua trang web chính và phương tiện truyền thông xã hội vì đây là cách nhanh nhất cũng như rẻ nhất để thông báo giảm giá.

Bằng những tính toán khôn khéo trong chiến lược kinh doanh của mình mà trong hành trình gần 10 năm vừa qua, Bách hóa Xanh luôn là một trong những chuỗi cửa hàng bán lẻ nhu yếu phẩm lớn nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay. Dù có những thời kỳ Bách hóa Xanh rơi vào khủng hoảng và thua lỗ nhưng không thể phủ nhận được sức nóng và tầm ảnh hưởng của chuỗi bán lẻ này đến đời sóng hàng ngày của các hộ gia đình hiện nay.

Chủ Đề