Hệ thống kỹ thuật trong công trình Đại học xây dựng

Tìm hiểu ngành Kỹ thuật Công trình Xây Dựng trường Đại học Xây Dựng

Ngành Kỹ thuật Công trình Xây Dựng của trường Đại học xây Dựng gồm các chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Hệ thống kỹ thuật trong công trình, Xây dựng cảng – đường thủy, Xây dựng thủy lợi – thủy điện, Tin học xây dựng.

I. CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆPMục tiêu đào tạo:

Đào tạo các kỹ sư tư vấn, thiết kế và thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ngoài ra, một bộ phận sinh viên có thể sẽ trở thành các cán bộ nghiên cứu hoặc cán bộ giảng dạy,…v.v.

II. CHUYÊN NGÀNH: HỆ THỐNG KỸ THUẬT TRONG CÔNG TRÌNHNăng lực các kỹ sư khi ra trường:

       Tư vấn, thiết kế, giám sát, kiểm định, thi công lắp đặt các thiết bị, hệ thống và công trình thuộc các lĩnh vực: Xử lý nước và Cấp nước; Xử lý nước thải , khí thải, Xử lý chất thải rắn và chất thảI nguy hại cho các công trình ở đô thị, khu công nghiệp và nông thôn,…

       Thực hiện các nhiệm vụ về quan trắc, phân tích, kiểm định chất lượng môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.

III. CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG CẢNG – ĐƯỜNG THỦY

Sinh viên sẽ được đào tạo trở thành cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học, sau đại học về lĩnh vực xây dựng cơ bản, trong đó đi sâu vào xây dựng các công trình: 

– Công trình bến cảng. 

– Công trình đê chắn sóng. 

– Công trình bảo vệ bờ biển và hải đảo. 

– Công trình chỉnh trị cửa sông. 

– Công trình chỉnh trị sông. 

– Công trình phục vụ đóng tàu, xây dựng nhà máy đóng tàu. 

– Công trình đường thủy trên sông, biển. 

Chương trình đào tạo ngành XD Cảng – Đường thủy có tổng số tín chỉ đào tạo là 172 tín chỉ [theo chương trình đào tạo mới] trong đó có các môn chuyên ngành, 7 đồ án 

môn học, 1 đồ án tốt nghiệp, 1 đợt thực tập công nhân, 1 đợt thực tập chuyên ngành, 1 đợt tham quan chuyên ngành, 1 đợt thực tập cán bộ kỹ thuật. 

Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về xây dựng cơ bản nói chung, chuyên ngành xây dựng Cảng – Đường thủy nói riêng về các lĩnh vực: 

– Khảo sát xây dựng; 

– Lập quy hoạch xây dựng; 

– Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; 

– Thiết kế xây dựng công trình; 

– Thi công xây dựng công trình; 

– Giám sát thi công xây dựng công trình; 

– Quản lý, khai thác công trình. 
 

IV. CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG THỦY LỢI – THỦY ĐIỆN

Mục tiêu đào tạo cụ thể, kỹ năng nghề nghiệp 

Ngành Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện tập trung đào tạo các lĩnh vực: các công trình thuộc nhà máy thủy điện, các công trình thủy lợi như đê, đập, cống, kênh mương, cửa lấy nước, công trình phòng chống lũ, các công trình trên sông… 
 

Kỹ sư xây dựng thủy lợi thủy điện sẽ làm chủ kiến thức tính toán thủy văn, thủy lợi, thủy lực, thiết kế công trình dâng nước, xả nước, lấy nước, dẫn nước, nhà máy thủy điện, và nhiều công trình chuyên dụng khác.
 

V. CHUYÊN NGÀNH: TIN HỌC XÂY DỰNG

  • Sinh viên sẽ được trang bị tốt về chuyên môn Xây dựng và Tin học ứng dụng trong Xây dựng :

–  Sinh viên được trang bị đầy đủ chuyên môn về ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp hoặc Xây dựng Cầu, hoặc Xây dựng Đường tương ứng với ba ngành học nêu trên.
–  Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp các kiến thức nâng cao về Tin học ứng dụng trong ngành Xây Dựng.

  • Điểm nổi bật của ngành Tin học xây dựng :

–  Sinh viên được đào tạo sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong Xây dựng như Etabs, Geo Slope, AutoCAD… Các kỹ năng này sẽ giúp sinh viên hoàn thiện các công việc được giao một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp nhờ sự trợ giúp của máy vi tính.–  Sinh viên được cung cấp kỹ năng lập trình cao cấp [thuật toán và cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình hiện đại như công nghệ .Net]

–  Sinh viên được dạy thêm cách lập trình các ứng dụng hỗ trợ công việc thiết kế hoặc thi công công trình xây dựng [như lập trình VBA, VB.net hoặc VC++ trong AutoCAD, Excel].

Trung tâm luyện thi đại học Đa Minh xin lưu ý các bạn: Khối thi vào trường Đại học Xây Dựng là A, A1,V tùy theo ngành đăng ký dự thi. Do đó các bạn cần xem kỹ khối thi để ôn thi và luyện thi vào đại học Xây Dựng cho tốt

Là chuyên ngành mới “hot  ?

Là chuyên ngành đào tạo rất mới và hiện đại mà hiện nay ở Việt Nam rất ít Trường có khả năng đào tạo.

Đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa quá nhanh và “nóng”tại Việt Nam.

Nhu cầu của xã hội đối với chuyên ngành này là rất lớn. Sinh viên chưa tốt nghiệp nhưng nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã đến đặt hàng xin người về thực tập và làm việc.

1. Mục tiêu đào tạo ?

Chương trình đào tạo được thiết kế khoa học, là sự tích hợp, cập nhật các kiến thức và công nghệ mới liên ngành của các lĩnh vực Cơ, Điện, Tự động hóa, Xây dựng công trình và Kỹ thuật môi trường.

Ngoài khối kiến thức đại cương và cơ sở ngành, sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên ngành về Điện, Cơ Điện, Tự động hóa, Xây dựng, Công nghệ kỹ thuật môi trường trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của các trường Đại học Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản và Hong Kong với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành tại các Viện nghiên cứu, trường đại học trong nước và nước ngoài. 

2. Vị trí việc làm khi ra trường

Tốt nghiệp, người học sẽ làm việc trong lĩnh vực thiết kế, thi công, giám sát thi công các hệ thống trong công trình xây dựng và môi trường; vận hành và quản lý kỹ thuật các hệ thống điện, cơ điện, nhiệt, an ninh, an toàn tại các khu công nghiệp, khu chung cư, khu đô thị; kiểm soát ô nhiễm môi trường trong các công trình dân dụng và công nghiệp.

 Là kỹ sư có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương xuống địa phương của các ngành: Tài nguyên môi trường; Giao thông công chính; Công thương; Xây dựng; Viện nghiên cứu; Cơ sở đào tạo; Công ty tư vấn thiết kế về môi trường; Nhà máy xí nghiệp và công ty xử lý chất thải; Ban quản lý dự án liên quan đến môi trường đô thị, môi trường công nghiệp; Khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung; Cơ quan kiểm định, quan trắc môi trường; Cơ quan quản lý kỹ thuật về môi trường; các công ty thiết kế và thi công, lắp đặt, giám sát các hệ thống điện, cơ điện trong công trình và môi trường; các tòa nhà cao tầng, siêu cao tầng,…

3. Phương thức tuyển sinh:

-  Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia

- Xét tuyển theo học bạ THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT. 

Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng, chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình là ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực cơ điện công trình [M&E] và kỹ thuật môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu tiện nghi và an toàn cho cư dân trong các công trình

Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra
Với chương trình đào tạo tích hợp và cập nhật các kiến thức và công nghệ mới của lĩnh vực Cơ điện công trình và Kỹ thuật Môi trường, Kỹ sư Hệ thống kỹ thuật trong công trình sau khi ra trường hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, thi công, giám sát thi công, vận hành và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống Cơ - Điện [M&E] trong các công trình dân dụng & công nghiệp, và kiểm soát ô nhiễm không khí, cụ thể như:

- Hệ thống thông gió và điều hòa không khí;    - Hệ thống trạm lạnh, kho lạnh phục vụ điều hòa không khí và bảo quản thực phẩm;    - Hệ thống cấp, thoát nước trong công trình;    - Hệ thống cung cấp khí đốt, khí nén;    - Hệ thống thang máy;    - Hệ thống điện chiếu sáng và động lực;    - Hệ thống mạng thông tin liên lạc và an toàn, an ninh;    - Hệ thống phòng cháy chữa cháy;    - Hệ thống tự động hóa trong công trình;    - Hệ thống xử lý khí thải;

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án. 


Nhu cầu xã hội và cơ hội Nghề nghiệp
- Do quá trình đô thị hóa tăng mạnh trong những năm gần đây, thêm nữa nhu cầu tiện nghi của cư dân đô thị ngày càng lớn, các hệ thông cơ điện trong công trình ngày càng được quan tâm và phát triển không ngừng. Để đáp ứng nhu cầu nhân công trong lĩnh vực xây dựng - Cơ điện và Môi trường, số lượng tuyển sinh chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật công trình ngày càng tăng với chất lượng đầu vào không ngừng nâng cao.
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ làm việc với chức danh Kỹ sư Kỹ thuật công trình xây dựng chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình tại các cơ quan/doanh nghiệp như:

- Các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam: Vingroup, BRG, TLE... - Các công ty tư vấn thiết kế trong lĩnh vực cơ điện trong nước và nước ngoài: CDC, VNCC, VCC [Việt Nam], PTA [Úc], Wim Boydens [Bỉ], Kume Design Asia, VinaKinden, Taikisha [Nhật], GMB [Đức], Archetype, Archipel [Pháp]…;    - Các công ty thi công, lắp đặt, giám sát các hệ thống cơ điện trong công trình trong nước như: Lilama, Vinaconex, Sông đà, REE, Sigma, Hawee, CONINCO, IBST, … và nước ngoài như Nitox, Bousai Kikaku [Nhật Bản]…;    - Các hãng sản xuất, phân phối thiết bị cơ điện: Daikin, LG, Panasonic, Schindler…;    - Các nhà máy công nghiệp;    - Quản lý vận hành các tòa nhà cao tầng, siêu cao tầng…;    - Các cơ quan quản lý: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, …;   

- Các viện nghiên cứu, các cơ sở Đào tạo để làm công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan. Được trang bị các kiến thức chuyên ngành Cơ điện, Kỹ thuật Môi trường một cách tổng hợp và được tôi luyện liên tục qua các đồ án môn học và đặc biệt là đồ án tốt nghiệp, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống Kỹ thuật trong Công trình luôn được các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng Cơ điện, Môi trường chào đón tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương khởi điểm hấp dẫn.


Cơ hội học tập nâng cao sau khi ra trường
Với phương pháp học tập tự chủ trong trường, sinh viên chuyên ngành Hệ thống Kỹ thuật trong Công trình sau khi tốt nghiệp đại học đều có khả năng tự học để nâng cao năng lực chuyên môn.Với những sinh viên muốn mở rộng lĩnh vực công tác, cũng dễ dàng theo học các bằng đại học kỹ thuật thứ 2 trong trường Đại học Xây dựng như chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Kinh tế Xây dựng và Quản lý Xây dựng, … với thời gian nhanh nhất.Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống Kỹ thuật trong Công trình có thể theo học các chuyên nghành đào tạo sau đại học về các lĩnh vực Kỹ thuật, Môi trường, Kinh tế,... của trường Đại học Xây dựng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, ...Đồng thời, Kỹ sư Hệ thống Kỹ thuật trong Công trình cũng có thể theo học cao học, Thực tập sinh, nghiên cứu sinh theo chuyên ngành tương ứng tại một loạt các trường Đại học trên thế giới như Trường Đại học Quốc gia Singapore [NUS], Trường Đại học Bách khoa Hồng Kông, các Trường Đại học của Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, …

Chương trình đào tạo và các hoạt động ngoại khóa
Sinh viên chuyên ngành Hệ thống Kỹ thuật trong công trình được học tập với chương trình tích hợp và cập nhật với các kiến thức từ cơ bản như Toán, Lý, Hóa,... kiến thức cơ sở như Hình họa, Vẽ kỹ thuật, Thủy khí động lực, Kỹ thuật Nhiệt, Kỹ thuật Điện - Điện tử,... đến chuyên ngành Cơ điện như: Kỹ thuật Lạnh, Điều hòa không khí, Thông gió, Cấp thoát nước, Hệ thống điện, Phòng cháy chữa cháy, … và chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường như: Kiểm soát và bảo vệ môi trường không khí, Xử lý khí thải,...Chương trình học tập được thiết kế đan xen lý thuyết, thực hành thí nghiệm, bài tập lớn, thiết kế đồ án môn học và thực tập tại các cơ sở; và cuối cùng trước khi ra trường, sinh viên sẽ thực hiện thiết kế đồ án tốt nghiệp và bảo vệ trước Hội đồng do Nhà trường chỉ định.Sinh viên chuyên ngành Hệ thống Kỹ thuật trong công trình được tham gia các hoạt động ngoại khóa để nâng cao Kỹ năng học tập, nghiên cứu và làm việc như:Nghiên cứu khoa học sinh viên;Tham gia các câu lạc bộ Tiếng Anh, Tin học của chuyên nghành;Các hoạt động Đoàn, Hội Sinh viên, Sinh viên Tình nguyện;Các hoạt động văn nghệ, thể thao

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề