Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành

Nguồn hình ảnh, Van Phong Quoc hoi

Chụp lại hình ảnh,

Hiến pháp mới của Việt Nam được thông qua với sự đồng thuận gần như tuyệt đối

Các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp sửa đổi vào sáng nay thứ Năm ngày 28/11, truyền thông trong nước đưa tin.

Có 486 đại biểu trong tổng số 488 đại biểu có mặt đã bỏ phiếu thuận, trang mạng của Quốc hội Việt Nam cho biết. Chỉ có hai đại biểu không biểu quyết và không có phiếu chống nào.

Đây là một trong những công việc cuối cùng và cũng là công việc quan trọng nhất trước khi Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 bế mạc vào thứ Sáu 29/11.

Bản Hiến pháp mới này dựa trên bản Hiến pháp có hiệu lực từ năm 1992, có sửa đổi một số điều khoản cũng như thêm bớt một số điều khoản khác.

Hiến pháp mới bao gồm 11 chương với 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992.

Theo tường thuật trên trang chủ của Quốc hội, trước khi nhấn nút bỏ phiếu, các đại biểu đã nghe lời phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.

Ông Hùng được dẫn lời nói bản dự thảo đã thể hiện được ‘ý Đảng, lòng dân’.

Cũng theo ông Hùng, bản Hiến pháp này là kết quả làm việc của ‘Quốc hội, đồng bào cả nước, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị’ nên ‘chắt lọc được tinh hoa trí tuệ của toàn dân’.

Hiến pháp vừa được thông qua giữ nguyên Điều 4 quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với đất nước nhưng có bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của Đảng trước nhân dân.

Một điểm khác nữa là chủ tịch nước được quy định là người ‘thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh’.

Hai nội dung tranh cãi khác là vai trò chủ đạo của kinh tế nước và thu hồi đất để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bản Hiến pháp lần này vẫn giữ nguyên.

Chụp lại hình ảnh,

Không có đại biểu nào bỏ phiếu chống dự thảo Hiến pháp sửa đổi

Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam [Amcham] nói trong một thông cáo rằng thất bại trong việc giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong hiến pháp sửa đổi là "một chỉ dấu cho thấy đất nước này không mặn mà để cạnh tranh kinh tế toàn cầu."

Trao đổi với BBC ngay sau khi Hiến pháp được thông qua, GS Tương Lai nhận định rằng bản Hiến pháp mới này là 'một bước lùi' vì 'sẽ đưa dân tộc vào con đường khó khăn trước những thách thức của thời đại, khi thế giới đang có rất nhiều biến động'.

Ông kể rằng trước khi Quốc hội thông qua Hiến pháp thì thì 'một số anh em ngồi với nhau sáng nay vẫn hồi hộp hy vọng rằng chắc sẽ có một số phiếu phủ quyết của những người đại biểu có suy nghĩ, có lương tri và lương tâm'

Ông lên án Quốc hội khóa 13 là 'có tội với Tổ quốc và nhân dân' và cá nhân các đại biểu Quốc hội đã ấn nút thông qua 'sẽ chịu trách nhiệm nặng nề trước tổ quốc, trước dân tộc'.

Ông nói có rất nhiều người dân không đồng ý với bản Hiến pháp này và gọi những người này là 'lực lượng im lặng'.

"Bản thân lực lượng im lặng đó họ vẫn chất chứa trong họ ngọn lửa yêu nước và khát vọng tự do dân chủ. Ngọn lửa ấy vẫn âm ỉ, khi được khơi dậy, thổi bùng lên, thì sẽ trở thành một ngọn lửa rất mạnh mẽ," ông nói.

Bình luận về ý kiến của giáo sư Tương Lai trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt, Nguyễn Hữu Thọ viết: "Cuối cùng thì Quốc hội Việt Nam cũng chứng tỏ rõ cho toàn thể dân tộc biết rằng mọi băn khoăn, thắc mắc, trăn trở của các vị đại biểu cũng chỉ là một tích chèo vụng về của Đảng cộng sản."

Nhiều Facebooker cũng cho rằng, đại đa số đại biểu quốc hội cũng là đảng viên nên việc đa số tán thành Hiến pháp là dễ hiểu.

Theo đó, tỉ lệ gần như tuyệt đối về số phiếu thuận cũng khiến nhiều người thắc mắc, "Việt Nam có tỷ lệ bỏ phiếu cùng ý kiến cao nhất thế giới," theo Liaz Nguyen Ouadahi

Còn Nguyen Long viết: "Có tận hai chú không bỏ phiếu cơ á, phen này hai chú này chuẩn bị khăn gói về vườn là vừa."

Trần Bá Duy bình luận, kết quả này đã có thể đoán trước, "không có gì bất ngờ cả. Biết là vậy nhưng vẫn cảm thấy thất vọng".

Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook cá nhân: "Tại sao nhiều người lại tỏ ra quá bức xúc khi 97% đại biểu quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp?

"Tôi nhớ khi nghe Trần Quang Đức nói, ngay tượng Lý Thái Tổ ở Hồ Gươm, người ta cũng cho ngài mặc bộ trang phục có cái dải quần của đàn bà.

"Tôi quắc mắt: "Những người có học ở đâu, sao lại để cho người ta làm thế?". Đức nói: "Anh ơi, nếu làm gì họ cũng hỏi dân chúng để làm cho đúng thì hóa ra chúng ta không phải đang sống trong thời mạt pháp sao!".

Xê Nho Nvp thì viết "ủa, sao lạ vậy. Theo báo cáo của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới đây [ghi ngày 17-10-2013] tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội thì thì đa số đại biểu nói là không nên quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

"Nhưng nay khi bỏ phiếu thông qua Hiến pháp thì gần như tất cả đều đồng ý với nội dung “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.

"Cái này chưa hiểu vì sao 158 vị này thay đổi ý kiến nhanh thế?"

1. Cách hiểu về sửa đổi Hiến pháp

Sửa đổi Hiến pháp phải được tiến hành theo thủ tục: Quốc hội đưa Hiến pháp hiện hành ra kì họp Quốc hội để thảo luận, quyết định sửa đổi những nội. dung gì, việc sửa đối Hiến pháp phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Khi Quốc hội ra nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp [có thể sửa đổi một số điều, có thể sửa đổi về cơ bản] thì đồng thời Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết về việc thành lập Uỷ ban sửa đổi một số điều của Hiến pháp hay Uỷ ban sửa đổi hiến pháp để tiến hành công việc chuẩn bị bản dự thảo sửa đổi hiến pháp để trình Quốc hội thông qua. Khi thông qua những sửa đổi của Hiến pháp cũng phải theo nguyên tắc ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

2. Quy trình làm hiến pháp, sửa đổi hiến pháp ?

Theo quy định tại Điều 120 Hiến pháp Việt Nam năm 2013, quy trình làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam như sau:

“1. Chủ tịch nước, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chỉnh phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng sổ đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

2. Quốc hội thành lập ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, sổ lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của ủy ban thiĩờng vụ Quốc hội.

3. ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lẩy ỷ kiến nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

4. Hiến pháp được thông qua khỉ có ít nhất .hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ỷ dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

5. Thời hạn công bố, thời điểm cỏ hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định

Ở một số nước, quy trình làm hiến pháp, sửa đổi hiến pháp được kết thúc bằng trưng cầu dân ý. Theo quy định tại Điều 89 Hiến pháp năm 1958 của Cộng hoà Pháp, Tổng thống theo đề nghị của Thủ tướng và các thành viên của Nghị viện có quyền đưa ra sáng kiến sửa đổi Hiến pháp. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phải được cả hai viện thống nhất thông qua. Nội dung sửa đổi Hiến pháp chỉ chính thức có hiệu lực sau khi được nhân dân thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, nếu trong cuộc bỏ phiếu chung của hai viện do Tổng thống đề nghị, nếu so phiếu đạt được từ 3/5 trở lên thì không cần phải tổ chức trưng cầu dân ý.

Ở Hoa Kỳ, theo quy định của Hiến pháp năm 1787, việc sửa đổi Hiến pháp chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 số nghị sĩ của hai viện thông qua và được 3/4 các cơ quan lập pháp của các bang phê chuẩn. Ở Đức, theo quy định của Hiến pháp năm 1949, việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất 2/3 nghị sĩ của hai viện thông qua, đồng thời phải được ít nhất 2/3 cơ quan lập pháp của các bang phê chuẩn [Điều 144]. Theo quy định của Hiến pháp Italia năm 1947, các luật sửa đổi Hiến pháp và các luật mang tính Hiến pháp khác được thông qua bởi mỗi viện sau hai lần thảo luận liên tiếp, cách nhau tối thiểu là 3 tháng và cần được chấp thuận của đa số thành viên của mỗi viện trong lần bỏ phiếu thứ hai [Điều 138]. Các luật này sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý nếu trong vòng 3 tháng sau khi Nghị viện công bố, có ý kiến tiến hành trưng cầu dân ý từ ít nhất 1/5 số thành viên Nghị viện hoặc 500.000 cử tri hoặc 5 Hội đồng khu vực. Luật được trưng cầu dân ý sẽ không được ban hành nếu không được đa số phiếu hợp lệ tán thành. Sẽ không có cuộc trưng cầu dân ý nếu ở cả Thượng viện và Hạ viện việc biểu quyết thông qua với tỉ lệ phiếu thuận ở lần bỏ phiếu thứ hai đạt từ 2/3 trở lên số phiếu thuận.

Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 quy định quyền kiến nghị, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Liên bang Nga thuộc về Tổng thống Liên bang, Hội đồng Liên bang Nga [Thượng nghị viện], Đuma Quốc gia [Hạ nghị viện], Chính phủ Liên bang Nga, các cơ quan lập pháp của các chủ thể Liên bang Nga, cũng như ít nhất 1/5 tổng số thành viên Hội đồng Liên bang hoặc 1/5 tổng số đại biểu Đuma quốc gia [Điều 134]. Theo quy định tại Điều 135 Hiến pháp Liên bang Nga, các quy định tại Chương 1 [Nền tảng của chế độ Hiến pháp - các nguyên tắc chung], Chương 2 [Các quyền và tự do của con người và công dân], Chương 9 [Các tu chính án và việc sửa đổi Hiến pháp] không thể sửa đổi bởi Nghị viện Liên bang. Nếu kiến nghị về việc sửa đổi các quy định tại các chương 1, 2, 9 của Hiến pháp Liên bang Nga được 3/5 tổng số thành viên của Thượng viện và Hạ viện ủng hộ, Hội nghị lập hiến được triệu tập theo quy định của Hiến pháp Liên bang. Hội nghị lập hiến hoặc quyết định không sửa đổi Hiến pháp hoặc soạn thảo Hiến pháp mới của Liên bang Nga. Hội nghị lập hiến thông qua dự thảo bởi ít nhất 2/3 tổng số phiếu của đại biểu hoặc quyết định trưng cầu phúc quyết toàn dân. Hiến pháp Liên bang Nga được thông qua khi có hơn một nửa tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu tán thành, với điều kiện phải có hơn một nửa tổng số cử tri tham gia phúc quyết. Theo quy định tại Điều 136 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993, các tu chính án đối với Chương 3 [Chế độ Liên bang - phân định thẩm quyền của liên bang và các bang], Chương 4 [Tổng thống Liên bang Nga], Chương 5 [Nghị viện Liên bang Nga], Chương 6 [Chính phủ Liên bang Nga], Chương 7 [Quyền lực tư pháp], Chương 8 [Tự quản địa phương] Hiến pháp được thông qua theo trình tự phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu của Thượng viện và Hạ viện tán thành và có hiệu lực sau khi nhận được sự tán thành của các cơ quan lập pháp của ít nhất 2/3 tổng số các chủ thể Liên bang.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề