Hóa chất bắt sáng trong công nghệ ảnh là gì

Để biến ảnh chụp từ máy phim sang ảnh thực tế, người tráng phim cần sự tỉ mỉ và kỹ lưỡng ở mức tối đa.

Nếu từng biết đến máy ảnh chụp bằng phim, không ít người sẽ thắc mắc phim biến thành ảnh thực tế trên giấy thế nào. Theo anh Lê Nguyễn Trung Thanh, một người chơi máy ảnh và là nhiếp ảnh gia máy phim có tiếng tại Hà Nội, đó là một quá trình "tỉ mỉ và lọ mọ".

Là một người nhiều năm gắn bó với máy ảnh phim cả chụp lẫn rửa ảnh, anh cho biết, nhiều người vẫn tìm đến máy ảnh phim để chụp, nhưng tự tráng phim thành ảnh thì không nhiều. Tại Việt Nam, số lượng cơ sở tráng phim chuyên nghiệp chỉ còn đếm trên đầu ngón tay nhưng vẫn tấp nập người tới rửa ảnh.

Việc tráng phim không hề đơn giản.

Anh Lê Nguyên, một người chơi máy ảnh phim tại quận 7 [TP HCM] và cũng là quản lý một cơ sở tráng phim cho rằng, kiên nhẫn chính là yếu tố quyết định cho việc hình ảnh phim có xuất hiện trên giấy hay không.

Theo anh Nguyên, có nhiều loại phim khác nhau, nhưng chủ yếu được chia ra làm ba loại chính gồm: phim màu [Negative], phim đen trắng [BW] và phim dương bản [Positive]. Việc tráng phim màu đơn giản nhất vì có thể làm bằng máy theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, con người không cần can thiệp nhiều, chỉ mất 30 - 40 phút là xong. Còn nếu muốn trải nghiệm tráng phim thực sự thì phim đen trắng và phim dương bản mới mang lại cảm giác hứng thú. Người tráng phim phải gắn liền với phòng tối [darkroom] để rửa phim thủ công hoàn toàn.

"Cái gì tự tay mình thực hiện thì mới mang nhiều ý nghĩa", anh Nguyên chia sẻ.

Các công đoạn tráng phim

Việc tráng phim không hề đơn giản. Tùy theo đặc tính từng loại phim, sẽ có công thức riêng cho chúng. Từ công thức này, người tráng có thể tác động vào phim để cho ra bức ảnh với hiệu ứng như ý thay vì rửa theo nguyên bản. Tuy vậy, phải những thợ có tay nghề cao mới làm được.

"Về cơ bản, công đoạn tráng phim không khác nhau nhiều. Tuy nhiên, để tạo ra được bức ảnh đúng chủ ý thì các bước thao tác, cách pha chế, tỷ lệ hóa chất... khác nhau, không theo một khuôn mẫu nhất định", theo anh Thanh.

Công đoạn pha hóa chất đòi hỏi người có kinh nghiệm...

...và thời gian pha chế cũng phải được đo đạc kỹ lưỡng.

Anh Lê Tuấn, một người chuyên tráng phim ở một cơ sở tại quận 1 [TP HCM] cho biết, thời gian tráng phim thường từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ. Phim phải được đưa vào phòng tối hoặc dụng cụ chuyên dụng [như túi đen], đảm bảo không có ánh sáng lọt vào, sau đó, cho phản ứng với dung dịch hóa chất gọi là "thuốc". "Thuốc" ở đây là các chất hóa học được pha trộn theo tỷ lệ nhất định và người pha cần có kiến thức về điều này. Sau khi tiếp xúc với bề mặt phim nơi có các nhũ tương nhạy sáng thì hai phần phim và "thuốc" tác dụng lẫn nhau dẫn đến việc xuất hiện hình ảnh trên bề mặt giấy ảnh.

Quy trình dù làm máy hay thủ công cũng phải trải qua ít nhất hai bước, theo thứ tự gồm: hiện hình và cố định hình. "Thuốc" đặt trong một chiếc khay lớn, nhúng giấy ảnh vào trong thuốc hiện hình khoảng 30, 45 giây để phản ứng hóa học tác dụng đều trên mặt giấy. Sau đó lấy giấy ảnh ra khỏi thuốc, bỏ vào khay nước. Trong nước, thuốc hiện hình bám ở mặt giấy ảnh tiếp tục tác dụng. Thời gian ở trong khay nước khoảng một đến hai phút. Nếu chưa đủ, tiếp tục nhúng giấy ảnh trở lại khay thuốc trong 15 tới 30 giây rồi lại lấy ảnh ra bỏ vào khay nước cho đến khi nào độ tương phản đạt tới mức mong muốn thì lấy ra định hình.

Thuốc được pha với tỷ lệ riêng.

Với anh Nguyên, khó khăn nhất trong quá trình tráng phim thủ công là việc kiểm soát nhiệt độ. Người tráng phải giữ cho nhiệt độ ổn định đúng yêu cầu với một nồng độ thuốc pha chuẩn. "Nếu thuốc pha theo tỉ lệ không phù hợp, chỉ cần lệch vài millilit hay cho phản ứng thêm bớt 5 đến 10 giây cũng đã đủ tạo nên một bức ảnh khác về vùng sáng vùng tối cũng như độ tương phản, từ đó dẫn tới cảm nhận về bức ảnh đã khác đi nhiều", anh Nguyên nhấn mạnh.

Còn theo anh Thanh, đối với người chơi phim lâu năm, một sự thú vị không kém đó là tự tìm ra quy chuẩn của riêng mình về nhiệt độ, nồng độ, thời gian, thậm chí là tự tìm ra công thức pha các loại thuốc riêng đối với từng loại phim cũng như đặc điểm về ánh sáng, thông số máy đã thiết lập của từng cuộn phim, từng frame hình đã chụp. "Nhiều lúc những trải nghiệm này sẽ dẫn bạn đến những kết quả ngoài sức tưởng tượng và đó mới chính là điều đặc biệt thú vị khi tráng phim", anh cho biết. Tất nhiên, người tráng phải trải qua rất nhiều loại phim mới có thể "hiểu" được chúng.

Những bức ảnh được chụp từ máy phim

Một điểm khó khăn nữa của tráng phim đó là người thực hiện hạn chế tối đa sự sai sót, thậm chí là buộc không để sai sót xảy ra. Nếu không, mọi thứ có thể phải làm lại từ đầu.

"Nếu mới chơi, bạn nên đến các cơ sở tráng phim uy tín. Dần dần, bạn có thể tự tay pha chế thuốc tại nhà nếu muốn tự rửa phim, bởi đó mới chính là điểm thú vị bên cạnh cầm máy ảnh", anh Thanh nhắn nhủ.

Bảo Lâm

Nhiếp ảnh là quá trình tạo ra hình ảnh bằng tác động của ánh sáng với phim hoặc thiết bị nhạy sáng. Nhiếp ảnh dùng một thiết bị đặc biệt để ghi lại hình ảnh của vật thể thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể lên giấy hoặc phim nhạy sáng, bằng cách căn thời gian phơi sáng. Quá trình này được thực hiện bằng các thiết bị cơ học, hóa học, hay kỹ thuật số thường được gọi là máy ảnh hay máy chụp hình.

Thấu kính và giá của máy chụp hình khổ lớn

Thông thường, một ống kính được sử dụng để tập trung ánh sáng phản xạ hoặc phát ra từ các vật vào một hình ảnh thực sự trên các bề mặt nhạy sáng bên trong một máy ảnh trong quá trình phơi sáng trong một khoảng thời gian. Với một cảm biến hình ảnh điện tử, điều này tạo điện lượng tại mỗi điểm ảnh, được xử lý bằng điện tử và lưu trữ trong một tập tin hình ảnh kỹ thuật số để hiển thị hoặc xử lý tiếp theo. Kết quả với nhũ ảnh là một hình ảnh ẩn vô hình, đó là sau đó được rửa bằng hóa chất thành một hình ảnh có thể nhìn thấy, hình âm bản hoặc dương bản tùy thuộc vào mục đích của vật liệu nhiếp ảnh và phương pháp chế biến. Một hình ảnh âm bản trên phim theo trruyền thống được sử dụng để tạo ra một hình ảnh dương bản trên giấy, được biết đến như một bản in, hoặc bằng cách sử dụng một máy phóng hoặc bằng cách in tiếp xúc.

Nhiếp ảnh được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học, sản xuất [ví dụ như trong quang khắc] và kinh doanh, cũng như sử dụng nhiều hơn trực tiếp của mình cho nghệ thuật, mục đích giải trí, sở thích, và thông tin đại chúng.

 

Một buồng tối được sử dụng cho việc vẽ hình ảnh

Nhiếp ảnh là kết quả của việc kết hợp nhiều khám phá kỹ thuật. Rất lâu trước khi những bức ảnh đầu tiên đã được thực hiện, nhà triết học Trung Quốc Mặc Tử và nhà toán học Hy Lạp Aristotle và Euclid đã mô tả một máy ảnh pinhole trong thế kỷ 5 và thế kỷ 4 trước Công nguyên.[1][2] Trong thế kỷ thứ 6, toán học Byzantine Anthemius của Tralles sử dụng một loại của camera obscura trong các thí nghiệm của mình,[3] Ibn al-Haytham [Alhazen] [965–1040] đã nghiên cứu camera obscura và pinhole camera,[2][4] Albertus Magnus [1193–1280] đã khám phá bạc nitrat,[5] và Georg Fabricius [1516–71] khám phá ra bạc chloride.[6] Các kỹ thuật được mô tả trong Book of Optics có khả năng tạo ra các bức ảnh sử dụng các vật liệu trung cổ.[7][8][9]

Daniele Barbaro đã mô tả một diaphragm năm 1566.[10] Wilhelm Homberg đã mô tả làm thế nào để ánh sáng làm tối một số hóa chất [hiệu ứng quang hóa] năm 1694.[11] Sách hư cấu Giphantie, xuất bản năm 1760, bởi tác gia Pháp Tiphaigne de la Roche, mô tả nhiếp ảnh nghĩa là gì.[10]

Việc phát hiện ra phòng tối tạo ra một hình ảnh của một cảnh có lịch sử từ thời Trung Quốc cổ đại. Leonardo da Vinci đề cập đến những hình ảnh tự nhiên được hình thành bởi những hang tối trên rìa của một thung lũng ngập tràn ánh nắng. Một lỗ trên tường hang động sẽ hoạt động như một ống kính máy ảnh và chiếu một hình ảnh lộn ngược về phía sau trên một mảnh giấy. Vì vậy, sự ra đời của nhiếp ảnh chủ yếu là có liên quan với phát minh ra phương tiện để nắm bắt và giữ hình ảnh được sản xuất bởi các buồng tối máy ảnh.

Các họa sĩ thời kỳ Phục hưng sử dụng buồng tối của máy ảnh, trong thực tế, mang lại sự kết xuất quang học màu sắc mà đã thống trị Nghệ thuật phương Tây. Các buồng tối máy ảnh là một cái hộp có lỗ trong đó cho phép ánh sáng đi qua và tạo ra một hình ảnh ngược trên mảnh giấy.

Phát minh ra nhiếp ảnh

 

Hình ảnh khắc gỗ về ảnh chụp được biết đến lần đầu tiên, được in từ một tấm kim loại được chế tạo bởi Nicéphore Niépce.[12] Các tấm được che chắn dưới một hình khắc thông thường và sao chép hình khắc bằng phương tiện chụp ảnh. Đây là một bước tiến tới bức ảnh vĩnh viễn đầu tiên chụp bằng máy ảnh.

Khoảng năm 1800, nhà phát minh người Anh Thomas Wedgwood đã thực hiện nỗ lực đầu tiên được biết đến để chụp hình ảnh trong một buồng tối bằng một chất nhạy cảm với ánh sáng. Ông đã sử dụng giấy hoặc da trắng được xử lý bằng bạc nitrat. Mặc dù ông đã thành công trong việc chụp bóng của các vật thể được đặt trên bề mặt dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, và thậm chí tạo ra các bức tranh bóng trên kính, nó đã được báo cáo vào năm 1802 rằng "những hình ảnh được tạo thành bằng phương tiện của máy ảnh khá mờ nhạt, trong bất kỳ thời gian vừa phải, một hiệu ứng trên nitrat bạc." Những hình ảnh bóng này cuối cùng cũng bị chuyển sang tối đen hoàn toàn.[13]

  1. ^ Campbell, Jan [2005] Film and cinema spectatorship: melodrama and mimesis. Polity. p. 114. ISBN 0-7456-2930-X
  2. ^ a b Krebs, Robert E. [2004]. Groundbreaking Scientific Experiments, Inventions, and Discoveries of the Middle Ages and the Renaissance. Greenwood Publishing Group. tr. 20. ISBN 0-313-32433-6.
  3. ^ Alistair Cameron Crombie, Science, optics, and music in medieval and early modern thought, p. 205
  4. ^ Wade, Nicholas J.; Finger, Stanley [2001]. “The eye as an optical instrument: from camera obscura to Helmholtz's perspective”. Perception. 30 [10]: 1157–77. doi:10.1068/p3210. PMID 11721819.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  5. ^ Davidson, Michael W; National High Magnetic Field Laboratory at The Florida State University [ngày 1 tháng 8 năm 2003]. “Molecular Expressions: Science, Optics and You – Timeline – Albertus Magnus”. The Florida State University. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2009.
  6. ^ Potonniée, Georges [1973]. The history of the discovery of photography. Arno Press. p. 50. ISBN 0-405-04929-3
  7. ^ Allen, Nicholas P. L. [ngày 11 tháng 11 năm 1993]. “Is the Shroud of Turin the first recorded photograph?” [PDF]. The South African Journal of Art History: 23–32.
  8. ^ Allen, Nicholas P. L. [1994]. “A reappraisal of late thirteenth-century responses to the Shroud of Lirey-Chambéry-Turin: encolpia of the Eucharist, vera eikon or supreme relic?”. The Southern African Journal of Medieval and Renaissance Studies. 4 [1]: 62–94.
  9. ^ Allen, Nicholas P. L. "Verification of the Nature and Causes of the Photo-negative Images on the Shroud of Lirey-Chambéry-Turin". unisa.ac.za
  10. ^ a b Gernsheim, Helmut [1986]. A concise history of photography. Courier Dover Publications. pp. 3–4. ISBN 0-486-25128-4
  11. ^ Gernsheim, Helmut and Gernsheim, Alison [1955] The history of photography from the earliest use of the camera obscura in the eleventh century up to 1914. Oxford University Press. p. 20.
  12. ^ “The First Photograph – Heliography”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009. from Helmut Gernsheim's article, "The 150th Anniversary of Photography," in History of Photography, Vol. I, No. 1, January 1977:...In 1822, Niépce coated a glass plate... The sunlight passing through... This first permanent example... was destroyed... some years later.
  13. ^ Litchfield, R. 1903. "Tom Wedgwood, the First Photographer: An Account of His Life." London, Duckworth and Co. See Chapter XIII. Includes the complete text of Humphry Davy's 1802 paper, which is the only known contemporary record of Wedgwood's experiments. [Retrieved ngày 7 tháng 5 năm 2013 via archive.org].

  • Photography. A Critical Introduction [Paperback], ed. by Liz Wells, 3rd edition, London [etc.]: Routledge, 2004, ISBN 0-415-30704-X
  • A New History of Photography, ed. by Michel Frizot, Köln: Könemann, 1998
  • Franz-Xaver Schlegel, Das Leben der toten Dinge – Studien zur modernen Sachfotografie in den USA 1914–1935, 2 Bände, Stuttgart/Germany: Art in Life 1999, ISBN 3-00-004407-8.
  • Tom Ang [2002]. Dictionary of Photography and Digital Imaging: The Essential Reference for the Modern Photographer. Watson-Guptill. ISBN 0-8174-3789-4.
  • Hans-Michael Koetzle: Das Lexikon der Fotografen: 1900 bis heute, Munich: Knaur 2002, 512 p., ISBN 3-426-66479-8
  • John Hannavy [ed.]: Encyclopedia of Nineteenth-Century Photography, 1736 p., New York: Routledge 2005 ISBN 978-0-415-97235-2
  • Lynne Warren [Hrsg.]: Encyclopedia of Twentieth-Century Photography, 1719 p., New York, NY [et.]: Routledge, 2006
  • The Oxford Companion to the Photograph, ed. by Robin Lenman, Oxford University Press 2005
  • "The Focal Encyclopedia of Photography", Richard Zakia, Leslie Stroebel, Focal Press 1993, ISBN 0-240-51417-3
  • Photography and The Art of Seeing by Freeman Patterson, Key Porter Books 1989, ISBN 1-55013-099-4.
  • The Art of Photography: An Approach to Personal Expression by Bruce Barnbaum, Rocky Nook 2010, ISBN 1-933952-68-7.
  • Image Clarity: High Resolution Photography by John B. Williams, Focal Press 1990, ISBN 0-240-80033-8.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nhiếp ảnh.
Wikibooks tiếng Anh có chủ đề về Photography
Wikisource có văn bản gốc Anh ngữ liên quan với bài:

Lý thuyết và thực hành chụp ảnh

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhiếp_ảnh&oldid=67159871”

Video liên quan

Chủ Đề