Hóa đơn bán hàng khác hóa đơn gtgt năm 2024

Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng là hai loại hóa đơn hoàn toàn khác nhau được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người vẫn nhầm lẫn về hai khái niệm này, hoặc cho rằng chỉ có hóa đơn GTGT là được pháp luật công nhận, hóa đơn bán hàng không có giá trị kê khai.

Hãy cùng tháo gỡ những hiểu lầm và phân biệt hai loại hóa đơn này một cách rõ ràng qua bài viết này!

4 điểm khác biệt giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng được phân biệt với nhau qua các điểm sau:

Khác biệt về nội dung hóa đơn

Điểm rất dễ thấy để phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT về mặt nội dung đó là: Hóa đơn GTGT có thêm cột thuế suất GTGT và tiền thuế; còn hóa đơn bán hàng thì không có hai nội dung này. Tổng tiền thanh toán trên hóa đơn GTGT cũng là đã bao gồm phần tiền thuế GTGT được cộng vào giá trị gốc ban đầu.

Hóa đơn GTGT có thêm cột thuế suất GTGT và tiền thuế

Hóa đơn bán hàng KHÔNG có dòng thuế suất

Sự khác biệt này là do mỗi loại hóa đơn có một đối tượng phát hành khác nhau. Điều này sẽ được làm rõ ở phần 2.

Khác biệt về đối tượng lập hóa đơn

Theo khoản 2 điều 8 nghị định 123/2020/NĐ-CP, đối tượng sử dụng Hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT khác nhau như sau:

Hóa đơn bán hàng Dành cho:

– Các tổ chức, cá nhân tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trong các hoạt động bán hàng trong nước, xuất khẩu và xuất vào khu phi thuế quan, vận tải quốc tế

– Các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.

Hóa đơn GTGT Dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

Khác biệt về kê khai hóa đơn

Hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng đều có giá trị trong kê khai, đều được pháp luật công nhận. Tuy nhiên điểm khác biệt đó là:

Hóa đơn bán hàng – Chỉ cần kê khai hóa đơn đầu ra, không cần kê khai hóa đơn đầu vào

– Hóa đơn đầu ra được kê khai trên Chỉ tiêu 23 Tờ khai 01/GTGT

Hóa đơn GTGT – Phải kê khai đầy đủ cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào

– Phải điền đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai 01/GTGT

Với hóa đơn GTGT, doanh nghiệp phải kê khai cả hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra, còn với hóa đơn bán hàng, chỉ cần kê khai hóa đơn đầu ra.

Khác biệt khi hạch toán

Hóa đơn bán hàng Với các đơn vị thuộc đối tượng phát hành hóa đơn bán hàng, phần thuế trên hóa đơn đầu vào sẽ được cộng trực tiếp vào nguyên giá tài sản.

Ví dụ: Doanh nghiệp kê khai theo PP trực tiếp, nhập mua 1 lô hàng có giá trị 10 triệu, thuế GTGT 1 triệu. Kế toán hạch toán:

Nợ TK 155: 11tr

Có TK 331: 11tr

Hóa đơn GTGT Với các đơn vị thuộc đối tượng phát hành hóa đơn GTGT, luôn phải hạch toán tách biệt thuế GTGT đầu vào, đầu ra và nguyên giá tài sản để tính khấu trừ.

Ở ví dụ trên, DN sẽ hạch toán:

Nợ TK 155: 10tr;

Nợ TK 133: 1tr

Có TK 331:11tr

Tổng kết

Hóa đơn bán hàng & hóa đơn GTGT đều rất thường gặp trong mua bán, giao thương. Chúng đều có giá trị pháp lý và có giá trị trong kê khai, tính thuế. Tuy nhiên, kế toán cũng cần ghi nhớ hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng có những khác biệt cơ bản về nội dung hóa đơn, đối tượng phát hành hóa đơn. Đồng thời cách kê khai hóa đơn và cách hạch toán với mỗi loại hóa đơn này cũng khác nhau.

Để quản lý hóa đơn hiệu quả, bao gồm cả hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT, UBot giới thiệu phần mềm xử lý hóa đơn tự động UBot Invoice – có khả năng tự động trích xuất dữ liệu 1000 hoá đơn đầu vào trong 15 phút, lưu trữ bảo mật và tra cứu rất dễ dàng.

UBot Invoice có khả năng xử lý các loại mẫu hóa đơn khác nhau, giúp nhiều doanh nghiệp tiết kiệm đến 80% chi phí vận hành, loại trừ 100% sai sót thủ công và tăng đến 60% năng suất làm việc.

Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

Hóa đơn đỏ còn được gọi với cái tên khác là hóa đơn GTGT [hóa đơn giá trị gia tăng] hay hóa đơn VAT. Là một loại chứng từ do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tiến hành tự in trong trường hợp đã đăng ký mẫu với Cơ quan thuế. Hóa đơn đỏ do người bán lập, xuất cho người mua hàng hóa, dịch vụ để ghi nhận giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung cấp để phục vụ cho việc kê khai, nộp thuế GTGT.

2. Điểm khác biệt giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn đỏ

Tiêu chí phân biệt

Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn đỏ

Tên gọi pháp lý

- Hóa đơn bán hàng

- Hóa đơn giá trị gia tăng

Đối tượng lập hóa đơn

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

+ Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

+ Hoạt động vận tải quốc tế;

+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

+ Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

- Hoạt động vận tải quốc tế;

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

Chữ ký

Chữ ký của người bán

Chữ ký của người bán, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức [hoặc người được ủy quyền]

Thuế suất

Áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Căn cứ: Nghị định 123/2020/NĐ-CP

3. Quy định về bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ như sau:

- Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:

+ Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;

+ Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.

- Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.

- Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:

+ Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.

+ Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

+ Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.

Trân trọng!

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn

Chủ Đề