Hoạt động chủ đạo là gì?

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo: "trẻ học mà chơi, chơi mà học". Thông qua vui chơi, hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi giúp trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội, và mở ra một chặng đường phát triển mới về chất. Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, là phương tiện để phát triển toàn diện nhân cách. Vì thế chúng ta cần thấy được việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ, trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người. Giáo viên mầm non cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dưới nhiều hình thức khác nhau để việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả tốt hơn. “Trẻ em như búp trên cành biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. ” - một câu nói của Bác Hồ viết riêng cho những trẻ em - như một lời khuyên, lời nhắc nhở nhẹ nhàng dành cho thiếu nhi. Trẻ em như búp trên cành: búp trên cành nhỏ nhoi, tươi non và cần được chăm sóc. Và trẻ em được ví như mầm non ấy, như là tương lai của đất nước. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan: trẻ em là thế hệ nhỏ của đất nước, cần được chăm sóc, cần được học tập. Và khi mỗi trẻ em biết ăn, biết ngủ, học hành tốt chính là một trẻ em ngoan ngoãn, vừa lòng cha mẹ. Làm những điều phù hợp với lứa tuổi của mình. Lứa tuổi mẫu giáo là một quãng đời có tầm quan trọng đặc biệt trong qúa trình phát triển chung của trẻ em. Đúng như L. N. Tonxtoi đã nhận định: “ Tất cả những cái gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận được trong thời thơ ấu. Trong quãng đời còn lại, những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng một phần trăm những cái đó mà thôi ”. Giai đoạn trẻ em từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn có nhiều sự thay đổi trong tâm lý của trẻ: các em vừa bước ra cuộc khủng hoảng lên 3 và chuẩn bị để bước vào lớp 1. Với sự phát triển chóng mặt của xã hội – các bà mẹ trẻ thường lo ngại khi thấy trẻ chơi quá nhiều. Liệu họ có nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi ở trẻ hay không? Liệu họ có thấy được toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng bởi hoạt động chủ đạo – “Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo”. Làm rõ những vấn đề có liên quan đến trò chơi đóng vai theo chủ đề [TCĐVTCĐ] và thấy được vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Vui chơi là hoạt động chủ đạo không chỉ vì trẻ mẫu giáo dành nhiều thời gian cho nó, mà chính là trò chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo: "trẻ học mà chơi, chơi mà học". Thông qua vui chơi, hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi giúp trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội, và mở ra một chặng đường phát triển mới về chất. Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, là phương tiện để phát triển toàn diện nhân cách. Vì thế chúng ta cần thấy được việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ, trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người. Giáo viên mầm non cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dưới nhiều hình thức khác nhau để việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả tốt hơn. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO [TỪ 3 ĐẾN 6 TUỔI] 1.Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo 1.1.Đặc điểm của hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 1.2. Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề 1.3. Vai trò của trò chơi trong sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 2.Sự nảy sinh các yếu tố của hoạt động học tập, lao động 2.1.Sự nảy sinh các yếu tố của hoạt động học tập 2.2.Những hình thức sơ đẳng của hoạt động lao động 1.Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo: Vui chơi là hoạt động chủ đạo không chỉ vì trẻ mẫu giáo dành nhiều thời gian cho nó, mà chính là trò chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ. Nó chi phối các dạng hoạt động khác làm cho chúng mang màu sắc độc đáo của tuổi mẫu giáo. 1.1. Đặc điểm của hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo: a.Vui chơi là dạng hoạt động không mang tính bắt buộc, trẻ tham gia nhiệt tình do chính sức hấp dẫn của trò chơi . b. Đối với trẻ, trò chơi là một dạng hoạt động mang tính tự lập và ý thức làm chủ c. Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, là có sự phối hợp giữa các thành viên trong trò chơi với nhau. d. Trò chơi của tuổi mẫu giáo mang tính chất ký hiệu - tượng trưng. a.Vui chơi là dạng hoạt động không mang tính bắt buộc, trẻ tham gia nhiệt tình do chính sức hấp dẫn của trò chơi . Ví dụ: Trò chơi " khám bệnh " hấp dẫn trẻ là việc bác sĩ đeo ống nghe vào tai, đặt ống nghe lên ngực người bệnh. Vậy động cơ của vui chơi nằm ngay trong quá trình hoạt động, nên trò chơi mang tính tự nguyện rất cao, mang lại niềm vui sướng cho trẻ. Đây là tính chất đặc biệt của vui chơi. b. Đối với trẻ, trò chơi là một dạng hoạt động mang tính tự lập. Trong khi chơi, trẻ mẫu giáo thể hiện rõ ý thức làm chủ, hoạt động chơi tích cực và độc lập. Trong hoạt động vui chơi, người lớn chỉ có thể gợi ý, hướng dẫn. Tác dụng giáo dục của người lớn trong hoạt động vui chơi là biến những yêu cầu giáo dục thành nội dung của hoạt động vui chơi và hướng dẫn tổ chức cho trẻ vui chơi sao cho thoả mãn nhu cầu hứng thú của trẻ, mà lại đạt được yêu cầu giáo dục. c. Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, là có sự phối hợp giữa các thành viên trong trò chơi với nhau. +Trò chơi với trẻ mẫu giáo là phản ánh một mặt nào đó của xã hội người lớn mà hoạt động của người lớn thì bao giờ cũng mang tính chất xã hội. +Bởi vậy, tiến hành một trò chơi mô phỏng lại đời sống xã hội thì nhất thiết phải có nhiều trẻ em tham gia. Tính hợp tác là một nét phát triển mới trong vui chơi của trẻ mẫu giáo. d. Trò chơi của tuổi mẫu giáo mang tính chất ký hiệu - tượng trưng. +Trong khi chơi, mỗi đứa trẻ đều tự nhận cho mình một vai nào đó và thực hiện hành động phù hợp với vai chơi, nhưng chỉ là hành động giả vờ. +Trong khi chơi, trẻ còn lấy vật này thay thế vật kia và tự đặt tên cho vật thay thế, rồi sử dụng vật thay thế đó cho phù hợp với tên gọi của nó. +Tất cả những điều giả vờ trên lại mang một ý nghĩa rất thực, vì nó phản ánh một sự việc thực đã xảy ra trong cuộc sống. Đó chính là sự ra đời của chức năng mới của ý thức: Chức năng ký hiệu - tượng trưng. +Ở MG bé thành tố hành động chơi tượng trưng xuất hiện sớm và phát triển mạnh nhất, còn thành tố tình huống chơi tưởng tượng giữ vị trí thấp nhất. Ngược lại sang tuổi MG nhỡ và MG lớn hành vi hoàn cảnh chơi tưởng tượng lại phát triển mạnh hơn các yếu tố tượng trưng khác.

Chủ Đề