Học ngành luật có de xin việc không

Pháp luật không chỉ được xem là công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, góp phần lành mạnh hóa đời sống xã hội và bồi đắp nên những giá trị mới. Hầu như ở tất cả các lĩnh vực trong xã hội đều cần đến pháp luật để bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành.
Do vậy, Luật trở thành ngành học luôn được thí sinh theo học ở bất kỳ giai đoạn nào. Vậy học ngành Luật có dễ xin việc không? Những công việc mà Cử nhân Luật có thể làm là gì?

Học ngành Luật có dễ xin việc sau khi tốt nghiệp không?

Ngành Luật sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, kiến thức về chính trị và các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Ngoài ra, sinh viên được học các môn đậm chất pháp lý và khai phá tư duy như: Tâm lý học, luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự, tư pháp quốc tế, luật thương mại quốc tế,…
Với sinh viên UEF, các bạn còn được tạo điều kiện học tập, thực hành tại các Văn phòng luật, các doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước thông qua những buổi tham quan, đào tạo thực tiễn, kỹ năng mềm, hoạt động sinh viên, câu lạc bộ năng khiếu và học thuật. Từ đó, các bạn trở nên năng động, tự tin và dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc sau này.

 

Học ngành Luật có dễ xin việc không? là thắc mắc chung của nhiều thí sinh trước khi quyết định chọn ngành học này

 


Nhu cầu tuyển dụng nhân viên tốt nghiệp ngành Luật luôn là con số ấn tượng trên các diễn đàn thống kê số liệu việc tuyển dụng cán bộ Luật. Do đó việc lựa chọn ngành Luật là một quyết định sáng suốt để bạn có một nghề nghiệp rộng mở trong xu thế hội nhập toàn cầu.
Cử nhân ngành Luật tùy vào năng lực và bề dày kinh nghiệm các bạn có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau như:

 
  • Làm kiểm sát viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý, khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và nâng cao chuyên môn bạn có thể trở thành thẩm phán, luật sư.
  • Ngoài ra bạn còn có thể làm rất nhiều công việc khác nhau như: Chấp hành viên, điều tra viên, giám định viên, cố vấn pháp lý, giáo viên dạy luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật,... trong các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan công an, cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, học viện nghiên cứu,...

Sinh viên ngành Luật có thể làm việc ở đâu?

Với những vị trí công việc nêu trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Luật có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị như sau:

  • Viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thi hành án;
  • Bộ phận pháp chế các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
  • Văn phòng luật sư, trung tâm trọng tài thương mại;
  • Các cơ quan hành chính của Nhà nước;
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; 

Để hành nghề luật các bạn phải được trang bị khối kiến thức, kỹ năng ở trình độ Cử nhân Luật trở lên. Vì thế, thí sinh có nguyện vọng theo đuổi ngành học này có thể lựa chọn cơ sở đào tạo ngành Luật như: Đại học Kinh tế - Luật [ĐHQG TP.HCM], Đại học Luật TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh [UEF],…
Những thông tin vừa rồi cũng đã phần nào giải đáp thắc mắc học ngành Luật có dễ xin việc không?. Chúc các sĩ tử đạt được thành tích cao trong kỳ thi quan trọng sắp tới và trúng tuyển vào ngành Luật như mong đợi. 

 

Việc lựa chọn ngành nghề chưa bao giờ là chủ đề hết hot, đặc biệt đối với các bạn học sinh cuối cấp hay các vị phụ huynh lo lắng cho tương lai của con mình. Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề yêu thích thì nhiều người vẫn quan tâm tới vấn đề cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Vậy học Luật có dễ xin việc không?, mức lương có đủ sống hay đơn giản là có được làm công việc đúng chuyên môn hay không?…. hãy cùng Viecnganhluat.com tìm hiểu: Năm 2022, học luật có dễ xin việc không nhé?

Năm 2022, học luật có dễ xin việc không?

Ngành Luật học những môn gì?

Hiện tại, các trường đào tạo ngành luật chia ra nhiều nhóm ngành khác nhau bao gồm: ngành luật quốc tế, ngành luật hình sự, ngành luật dân sự, ngành luật hành chính, ngành luật kinh doanh,… với từng đặc thù khác nhau và lĩnh vực nghiên cứu riêng của mỗi ngành.

Đối với mỗi ngành Luật lại cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu [kinh doanh, đất đai, hôn nhân gia đình, tài chính, kinh tế,…] và kỹ năng riêng biệt, song ngành Luật nói chung đều trang bị các kiến thức liên quan đến Nhà nước và pháp luật, hoạt động về quản lý nhà nước, điều hành công sở, công tác kiểm tra giám sát, các kỹ năng giải quyết vấn đề pháp lý thực tiễn trong cuộc sống, vận dụng kiến thức pháp luật một cách linh hoạt trong thực tế.

Học Luật có dễ xin việc không?

Hiện nay với sự phát triển nhanh và mạnh của nền kinh tế, cơ hội nghề nghiệp cho các ngành nghề vô cùng rộng mở trong đó có ngành luật. Có rất nhiều nghề hiện nay cần đến kiến thức về pháp luật.

Đối với các đơn vị tư nhân, thuận theo quy luật cung – cầu, khi công ty muốn phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình, điều kiện tiên quyết là việc đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật về ngành nghề đó, song không phải ai cũng am hiểu về pháp luật và biết cách vận dụng pháp luật, từ đó dẫn đến sự thành lập của các công ty hỗ trợ, tư vấn pháp luật hay các chuyên viên pháp chế.

Hệ thống cơ quan hành chính công cũng đang không ngừng tăng cường pháp chế, áp dụng luật vào việc quản lý, điều hành. Chính vì thế nhu cầu tuyển dụng cử nhân Luật ngày nay rất lớn. Đó cũng là một trong những lý do ngành Luật ngày càng phát triển tại Việt Nam.

Theo báo cáo của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực, trong năm 2020, đất nước cần khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại… Đó là chưa kể nhu cầu cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay mỗi năm, nước ta chỉ đào tạo ra khoảng 3.500 – 4.000 cử nhân luật. Do vậy, theo mình nhu cầu nhân lực cho ngành luật chưa bao giờ tăng cao và cấp thiết như hiện nay, mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người học luật.

Cơ hội việc làm của ngành Luật?

Cơ hội việc làm của ngành Luật?

Khi nhắc đến xin việc ngành Luật, không ít người sẽ nghĩ ngay đến và duy nhất Luật sư, tuy nhiên không chỉ có vậy, cử nhân ngành Luật ra trường có rất nhiều lựa chọn ngành nghề khác nhau như:

– Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Công chứng viên trong các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan công an, cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp;

– Tư vấn giải quyết vấn đề pháp luật tại các văn phòng dịch vụ vụ tự quản lý;

– Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp;

– Cố vấn luật cho các tập đoàn công ty nước ngoài tại Việt Nam;

– Giảng viên luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, học viện nghiên cứu,…

Với những vị trí công việc nêu trên sinh viên tốt nghiệp ngành luật có thể làm việc tại các cơ quan đơn vị như sau: Viện kiểm sát, tòa án, thi hành án; Bộ phận pháp chế các doanh nghiệp trong và ngoài nước; Văn phòng luật sư, trung tâm trọng tài thương mại; Các cơ quan hành chính của nhà nước; Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…

Vậy tóm lại, học Luật có dễ xin việc không? Thực chất đối với bất cứ ngành nghề gì, vấn đề xin việc làm dễ hay không phụ thuộc phần lớn vào người học. Trường lớp chỉ có thể cung cấp các nền tảng như kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, song muốn kiếm được công việc mong muốn và phát triển sự nghiệp sau này, bạn cần trang bị cho bản thân các kỹ năng cần thiết như kỹ năng mềm, tin học, trình độ ngoại ngữ,… và không ngừng tìm tòi và tiếp thu những kiến thức bên ngoài hỗ trợ cho ngành nghề của mình.

Các kênh tìm kiếm việc làm ngành Luật

Qua những chia sẻ trên thì có thể thấy rằng: Học luật rất dễ dàng tìm việc làm còn được tuyển hay không thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nhu cầu của Nhà tuyển dụng về ứng viên như nào? Bạn có phù hợp hay không? Năng lực của bạn ra sao?…. Sau đây, mình xin chia sẻ một số kênh mình hay tìm việc, các bạn có thể tham khảo nhé:

Facebook: Group Việc làm: Tuyển dụng, tìm việc làm ngành luật;, Việc làm chuyên ngành Luật, Job opportunities – Internship / Cơ hội việc làm – Thực tập, Tuyển dụng pháp chế;…

– Một số kênh tìm kiếm việc làm ngành luật: nhanlucnganhluat.vn, viecnganhluat.com, careerbuilder.vn, vietnamworks.com…

Xem thêm: Chia sẻ một số kênh tìm việc làm hay dành cho sinh viên luật

Trên đây là những chia sẻ mang tính cá nhân của bản thân mình về: Năm 2022, học Luật có dễ xin việc không? Hy vọng sẽ giúp bạn có thể tham khảo và tự đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: học luật có dễ xin việc không? Qua đó, các bạn có thể đưa ra quyết định trong việc chọn trường, chọn ngành học. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp nhé!

Video liên quan

Chủ Đề