Học theo niên chế là gì

NIÊN CHẾ LÀ GÌ? Học theo niên chế: là học theo đơn vị là năm học, mỗi chương trình học của một ngành học được quy định học trong một số năm nhất định. Sinh viên phải hoàn thành một số lượng kiến thức ấn định bắt buộc trong năm học đó, các khối kiến thức học được bố trí theo một tỷ lệ nhất ...

NIÊN CHẾ LÀ GÌ?

Học theo niên chế: là học theo đơn vị là năm học, mỗi chương trình học của một ngành học được quy định học trong một số năm nhất định. Sinh viên phải hoàn thành một số lượng kiến thức ấn định bắt buộc trong năm học đó, các khối kiến thức học được bố trí theo một tỷ lệ nhất định với đơn vị đo là đơn vị học trình. Ví dụ chương trình học trình độ đại học được cấp bằng cử nhân thường thời gian tham gia học tập trong 4 năm, cấp bằng kỹ sư được trong 5 năm, cấp bằng bác sỹ chương trình trong 6 năm. Sinh viên học hết thời gian quy định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ học tập thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.

Học theo tín chỉ: Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm [1] thời gian lên lớp; [2] thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; và [3] thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài...;. Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỌC THEO NIÊN CHẾ VÀ HỌC THEO TÍN CHỈ

Niên chế:

  • Người dạy học là trung tâm, người học xoay quanh quỹ đạo của người dạy;
  • Chương trình học, thời gian, tiến độ và nội dung thường được ấn định sẳn, sinh viên thường bị động
  • Sinh viên tham gia với vai trò bị động;
  • Sinh viên chấp hành tốt các lịch học, lịch thi, các quy định, quy chế của nhà trường, tích cực học tập và rèn luyện thì sẽ đạt kết quả tốt;
  • Khuyến khích tự học nhưng không phải là một phần bắt buộc theo quy định.

Tín chỉ: Người học là trung tâm của quá trình đào tạo;

  • Chương trình học linh hoạt hơn, sinh viên có thể chủ động trong việc sắp thời gian, tự đăng ký lịch học và số môn học cho một kỳ;
  • Sinh viên chủ động tham gia vào môi trường cộng tác dạy - học;
  • Sinh viên phải chủ động nghiên cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần học song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp…
  • Tự học là một thành phần hợp pháp trong cơ cấu giờ học của sinh viên

Tóm lại, bài viết mong muốn và hướng đến là người học, người dạy không nhầm lẫn giữa học theo tín chỉ hay học theo niên chế. Còn học theo hình thức nào đã không còn quan trọng nếu sinh viên ham học hỏi, chịu khó và người giảng viên phải là người có cái tâm, cái tầm để truyền đạt lại những kiến thức bổ ích cho thế hệ sinh viên non trẻ.

Đặt vấn đề: Cho đến nay hình thức đào tạo theo tín chỉ đã được triển khai và áp dụng trong gần 50 trường trong cả nước. Vào thời điểm này việc dạy và học theo hình thức đào tạo tín tín chỉ là gần như bắt buộc đối với các trường đại học và cao đẳng trên cả nước theo nghị quyết số 37/2004/QH11 khóa XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục và Quy chế số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Mặc dù việc học theo hình thức đào tạo tín chỉ ở Việt Nam được thực hiện lần đầu tiên ở trường Đại học Bách khoa Tp.HCM vào năm học 1993-1994 và thực hiện rộng rãi ở các trường đại học và cao đẳng trong cả nước sau Quy chế 43 của Bộ Giáo dục và đào tạo vào năm 2007 nhưng cho đến nay việc áp dụng hình thức học tập này vẫn còn nhiều lung túng tại các trường và nhiều sinh viên vẫn chưa thật sự nắm bắt ý nghĩa của nó so với hình thức đào tạo theo niên chế dẫn đến chưa vận dụng hết những ưu điểm mà hình thức học theo tín chỉ mang lại.

9 trang | Chia sẻ: | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 1

Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự khác biệt cơ bản giữa học theo niên chế và học theo tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỰ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA HỌC THEO NIÊN CHẾ VÀ HỌC THEO TÍN CHỈ ThS. Phạm Xuân Thu 1. Đặt vấn đề: Cho đến nay hình thức đào tạo theo tín chỉ đã được triển khai và áp dụng trong gần 50 trường trong cả nước. Vào thời điểm này việc dạy và học theo hình thức đào tạo tín tín chỉ là gần như bắt buộc đối với các trường đại học và cao đẳng trên cả nước theo nghị quyết số 37/2004/QH11 khóa XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục và Quy chế số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Mặc dù việc học theo hình thức đào tạo tín chỉ ở Việt Nam được thực hiện lần đầu tiên ở trường Đại học Bách khoa Tp.HCM vào năm học 1993-1994 và thực hiện rộng rãi ở các trường đại học và cao đẳng trong cả nước sau Quy chế 43 của Bộ Giáo dục và đào tạo vào năm 2007 nhưng cho đến nay việc áp dụng hình thức học tập này vẫn còn nhiều lung túng tại các trường và nhiều sinh viên vẫn chưa thật sự nắm bắt ý nghĩa của nó so với hình thức đào tạo theo niên chế dẫn đến chưa vận dụng hết những ưu điểm mà hình thức học theo tín chỉ mang lại. Tại Trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại, hình thức học tập tín chỉ đã được áp dụng đầu tiên tại Khoa Tài chánh kế toán từ năm 2009 nhưng vẫn có có một số khó khăn trong quá trình thực hiện. Trong khuôn khổ nội dung của bài viết này sẽ cố gắng trình bày sự khác nhau giữa hai hình thức học tập theo tín chỉ và học theo niên chế nhằm giúp cho sinh viên và giảng viên nắm bắt nhanh nhất và tạo cơ sở cho việc áp dụng hình thức học tập theo tín chỉ cho tất cả các khoa tại trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại trong thời gian sắp tới. 2. Các khái niệm: Trước hết cần phải nắm rõ các khái niệm của việc học và đào tạo theo hai hình thức niên chế và tín chỉ làm cơ sở cho việc phân biệt các chương trình và nội dung của hai hình thức này. Trong bài viết chỉ mong muốn trình bày ngắn gon nhất các khái niệm giữa hai hình thức giúp phân biệt những điểm khác biệt cơ bản. Học theo niên chế: là học theo đơn vị là năm học, mỗi chương trình học của một ngành học được quy định học trong một số năm nhất định. Sinh viên phải hoàn thành một số lượng kiến thức ấn định bắt buộc trong năm học đó, các khối kiến thức học được bố trí theo một tỷ lệ nhất định với đơn vị đo là đơn vị học trình. Ví dụ chương trình học trình độ đại học được cấp bằng cử nhân thường thời gian tham gia học tập trong 4 năm, cấp bằng kỹ sư được trong 5 năm, cấp bằng bác sỹ chương trình trong 6 năm. Sinh viên học hết thời gian quy định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ học tập thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường. Học theo tín chỉ: Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm [1] thời gian lên lớp; [2] thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; và [3] thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài...;. Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường. Với các khái niệm cơ bản trên, có thể thấy rằng sự khác nhau cơ bản giữ hai hình thức học tập tập trung các nội dung sau: [1] Tôn chỉ/ tiêu chí học tập; [2] Chương trình học; [3] Phương pháp đánh giá kết quả học tập; [4] Phương pháp học. Dựa vào việc phân tích các nội dung này sẽ giúp sinh viên, giảng viên thấy rõ sự khác biệt nhờ đó sẽ có phương pháp học tập và giảng dạy thích hợp khi triển khai đào tạo tín chỉ toàn trường trong năm học tới. 3. Sự khác biệt cơ bản giữa hai hình thức học tập: Nội dung của phần này sẽ tập trung vào với so sánh hai hình thức học tập theo niên chế và học theo tín chỉ dựa trên các nội dung đã nêu ở phần 2. Sử dụng phương pháp lập bảng so sánh có phân tích sự nhằm làm rõ khác biệt giữa hai hình thức học tập. Niên chế Tín chỉ 3.1 Tôn chỉ/tiêu chí: - Người dạy học là trung tâm, người học xoay quanh quỹ đạo của người dạy; Chương trình học, thời gian, tiến độ và nội dung thường được ấn định sẳn, sinh viên thường bị động;  Sinh viên tham gia với vai trò bị động;  Sinh viên chấp hành tốt các lịch học, lịch thi, các quy định, quy chế của nhà trường, tích cực học tập và rèn luyện thì sẽ đạt kết quả tốt; Khuyến khích tự học nhưng không phải là một phần bắt buộc theo quy định; - Người học là trung tâm của quá trình đào tạo; Chương trình học linh hoạt hơn, sinh viên có thể chủ động trong việc sắp thời gian, tự đăng ký lịch học và số môn học cho một kỳ;  Sinh viên chủ động tham gia vào môi trường cộng tác dạy - học;  Sinh viên phải chủ động nghiên cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần học song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp  Tự học là một thành phần hợp pháp trong cơ cấu giờ học của sinh viên; 3.2 Chương trình học: - Tổ chức theo năm học; - Một năm học có 2 học kỳ; - Chương trình học được thiết kế theo năm học và ít biến động; - Sinh viên phải hoàn thành nội dung học đã được ấn định theo năm học; - Tổ chức theo học kỳ; - Một năm học có thể 2 hoặc 3 học kỳ; - Cấu trúc mô đun, thành những học phần; lịch trình thực hiện chính xác; - Sinh viên tích lũy kiến thức theo học phần, tích lũy số tín chỉ theo học kỳ; Niên chế Tín chỉ - Sinh viên rất khó được xét để học trước kỳ hạn dù điều kiện và năng lực tốt; - Đơn vị đo lường khối lượng học tập của sinh viên là đơn vị học trình [đvht] tương đương với 15 tiết học lý thuyết ở trên lớp, 30 giờ thực hành thí nghiệm; - Một tiết học được tính bằng 45 phút; - Mỗi năm sinh viên cao đẳng, đại học phải tích lũy khoảng 50 [đvht]; - Chương trình đại học thực hiện trong 4 năm tương đương với 200 [đvht]; chương trình cao đẳng tương đương 150 [đvht]; - Chương trình học trên lớp dài hơn so với học theo tín chỉ; - Liên thông theo ngành học, chuyên ngành; khó liên thông ngành khác, trường khác; - Khuyến khích tự học nhưng không bắt buộc [về mặt quy chế]; - Sinh viên phải học theo từng năm và được công nhận theo từng năm theo chương trình quy định. - Cho phép sinh viên đăng ký học vượt số tín chỉ của một học kỳ nếu có khả năng; - Đơn vị đo lường khối lượng học tập là tín chỉ [TC], 1 tín chỉ tương đương với 15 tiết giảng lý thuyết, 30 giờ thực hành thí nghiệm - Một tiết học được tính bằng 50 phút; - Mỗi học kỳ sinh viên phải tích lũy tương đương 15 tín chỉ; - Chương trình đại học thực hiện trong 4 năm tương đương 120 tín chỉ; chương trình cao đẳng tương đương 90 tín chỉ; - Chương trình học trên lớp được rút ngắn khoảng 1/3 so với niên chế; - Dễ liên thông và chuyển đổi trường, ngành khác nhau từ tín chỉ đã tích lũy; - Việc tự học tại nhà là bắt buộc theo chương trình; - Việc công nhận năm học sinh viên theo:  SV măm I: tích lũy dưới 30 TC;  SV năm II: từ 30 đến dưới 60 TC;  SV năm II: từ 60 đến dưới 90 TC;  SV năm II: từ 90 đến dưới 120 TC; Niên chế Tín chỉ 3.3 Phương pháp đánh giá kết quả học tập: - Kết quả được đánh giá theo năm học với số đơn vị học trình được quy định sẳn; - Có ít môn tự chọn; - Hoàn thành số đơn vị học trình [Di] bắt buộc cho từng ngành học: đại học tương đương với 200 [đvht]; chương trình cao đẳng tương đương 150 [đvht]; - Thang điểm đánh giá: 10; - Cách đánh giá từng môn [Pi]:  Theo thang điểm 10; Điểm không đạt: < 5 điểm; Điểm đạt: ≥ 5 điểm; - Cách dánh giá tổng kết:  Theo kỳ/năm học: Điểm TB chung học kỳ/năm học; ĐTBHK[ĐTBNH]= [Di x Pi]/Di [1]; Tính cả điểm không đạt [Pi

Chủ Đề