Học văn bằng 2 ở trường khác có được không

Sinh viên có thể học cùng một lúc 2 ngành.

Chỉ cần không bị xếp học lực yếu, sinh viên sẽ có đủ điều kiện để theo học thêm một ngành khác để khi thi tốt nghiệp sẽ nhận được 2 tấm bằng đại học.

Quy chế đào tạo ở bậc đại học ngày càng được mở cửa, sinh viên được học cùng 1 lúc 2 ngành, quy chế này được ban hành từ năm 2006, sinh viên phải hoàn thành được năm đầu tiên của chương trình thứ nhất với học lực từ khá trở lên  mới được đăng ký tham gia học ngành thứ 2. Cũng giống như bạn học văn bằng 2 [văn bằng 2 mầm non] con đường thứ 2 cho các bạn trẻ.

Sang năm 2008 quy chế đào tạo đại học lại đi theo hướng học theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký ngành học thứ hai ngay sau kết thúc kỳ học đầu tiên nếu học lực của sinh viên không bị thuộc loại yếu.

Không chỉ dừng lại ở đó, trường ĐH Quốc gia Hà Nội còn cho phép sinh viên học thêm một ngành khác ngoài phạm vi của trường, tức là sinh viên được theo học ở một trường khác về hệ thống. ví dụ: Sinh viên thuộc trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn có thể học thêm ngôn ngữ tiếng anh, tiếng Trung của trường ngoại ngữ, ngành luật kinh doanh của trường luật…

Việc học 2 ngành cùng một lúc rất vất vả càn phải đặt ra mục tiêu và năng lực cụ thể.

Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, phó hiệu trưởng trường ĐH Tài Chính- khoa Maketing người từng có rất nhiều kinh nghiệm trong phương pháp đào tạo cho rằng: học 2 ngành là một cơ hội tốt để sinh viên lấy được 2 bằng ĐH trong khoảng thời gian ngắn, giảm bớt được áp lực thông qua việc chuyển điểm những học phần trùng lặp. tuy nhiên, khi sinh viên có ý định theo học 2 ngành cùng 1 lúc thì cần xác định được rõ mục tiêu của mình ngay từ đầu để có những quyết định chính xác là học ngành nào và quyết tâm theo học ngành đó. Nếu không có mục tiêu quan điểm rõ ràng sinh viên dễ bị bỏ dở ngang chừng, mất thời gian và tốn công sức vô ích mà không được gì. Một số ngành có thể học song song như học kế toán thì bổ trợ thêm về Công nghệ thông tin, học luật bổ trợ thêm ngoại ngữ…

Trong thực tế thì có số nhiều sinh viên đã bỏ cuộc ngang chừng khi không thể theo cùng 1 lúc 2 ngành, vậy nếu theo cùng 1 lúc 2 ngành sinh viên cần có đủ sức khỏe và năng lực học tập.

Học 2 ngành rõ ràng sẽ tốt hơn 1 ngành, nhưng nếu xác định rõ ràng hướng đi ngay từ đầu chỉ tập trung học tốt một ngành chính rồi tiếp tục học nâng cao cũng là một hướng đi tốt.

Điều quan trọng nhất vẫn là cách lên kế hoạch học tập một cách bài bản và khoa học mới có đủ lực để theo kịp chương trình học của 2 ngành song song.

Cô gái từ trên trời rơi xuống

- Văn bằng 2 ĐH là văn bằng cấp cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp ĐH, sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo ĐH của ngành đào tạo mới, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp ĐH. Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp ĐH thứ hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội. Việc miễn thi áp dụng đối với các trường hợp sau: + Người đã có bằng tốt nghiệp ĐH hệ chính quy đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ chính quy hoặc hệ không chính quy trong cùng nhóm ngành và tại chính trường mà mình đã học và tốt nghiệp ĐH. + Người đã có bằng tốt nghiệp ĐH hệ chính quy các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính quy thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ. + Người đã có bằng tốt nghiệp ĐH hệ chính quy các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính quy thuộc nhóm ngành kinh tế, ngoại ngữ. Những người không thuộc diện miễn thi như trên và những người đăng ký học để lấy bằng ĐH thứ hai hệ chính quy phải thi hai môn thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương của ngành đào tạo thứ hai. Hàng năm rất nhiều trường ĐH… đều tuyển sinh ĐH văn bằng 2 chính quy dành cho những người đã có văn bằng ĐH hệ chính quy. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh, các trường xét tuyển theo thứ tự điểm thi từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu. Bạn liên hệ với trường để biết môn thi, nội dung và hình thức thi. Sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp văn bằng cử nhân kinh tế hệ chính quy. Tùy từng trường sẽ phát hồ sơ vào tháng 2 hay tháng 12 hàng năm và tổ chức thi tuyển vào tháng 3, 4 hoặc 5 hàng năm. Bạn liên hệ Phòng Quản lý đào tạo các trường để biết thêm thông tin. Bạn dự đinh học CĐ rồi liên thông lên Đh thì bạn vẫn được bằng chính qui ĐH, tùy trường và tùy hình thức bạn chọn liên thông thì sẽ có các đợt thi tuyển khác nhau. Bạn liên hệ trực tiếp với trường để biết thêm chi tiết [:]] Chúc bạn thành công!

Trong thời gian vừa qua TT Đào tạo đại học từ xa của Đại học Kinh tế quốc dân liên tục nhận được những thắc mắc của các bạn độc giả về vấn đề đào tạo văn bằng 2 đại học. Trong số những thắc đó, không ít các bạn sinh viên đã hiểu sai lầm một cách cơ bản về việc đào tạo hình thức văn bằng này.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của các bạn độc giả, hôm nay Chương trình cử nhân đại học trực tuyến NEU xin đưa ra 9 dạng thắc mắc khi đề cập đến việc đào tạo văn bằng 2 như dưới đây.

1. Văn bằng 2 là gì?

Văn bằng đại học thứ hai là văn bằng cấp cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học, sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo đại học của ngành đào tạo mới, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học.

2. Mục đích của việc đào tạo văn bằng 2?

Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội.

3. Hình thức đào tạo văn bằng 2?

Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai được thực hiện theo các phương thức giáo dục chính qui và không chính qui với các hệ và các hình thức học sau:

– Hệ không chính qui: Học theo hình thức vừa làm vừa học [học tập trung không liên tục – hệ tại chức cũ], học từ xa, tự học có hướng dẫn.

– Hệ chính qui: Học tập trung liên tục tại trường.

4. Điều kiện để học bằng đại học thứ hai?

Công dân Việt Nam có đủ sức khoẻ để học tập, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có bằng tốt nghiệp đại học được đăng ký dự tuyển học bằng đại học thứ hai.Nộp đầy đủ và đúng hạn hồ sơ đăng ký dự tuyển theo qui định của trường. Đạt yêu cầu tuyển sinh theo qui định của trường.

5. Chương trình đào tạo văn bằng 2 như thế nào?

Chương trình đào tạo bằng thứ hai đối với từng ngành đào tạo là chương trình đào tạo hệ chính qui của ngành học đó đang được thực hiện tại cơ sở đào tạo.

Người học phải học đủ các học phần có trong chương trình đào tạo của ngành thứ hai mà khi học ngành thứ nhất chưa được học hoặc đã học nhưng chưa đủ khối lượng qui định.

Người học chỉ được bảo lưu kết quả học tập đối với những học phần trong chương trình đào tạo ngành thứ nhất có số đơn vị học trình tương đương hoặc lớn hơn so với chương trình đào tạo của ngành mới và đạt từ 5 điểm trở lên.

6. Đối tượng nào thuộc diện miễn thi văn bằng 2?

Việc miễn thi áp dụng đối với các trường hợp sau:

– Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ chính qui hoặc hệ không chính qui trong cùng nhóm ngành và tại chính trường mà mình đã học và tốt nghiệp đại học.

– Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính qui thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ.

– Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính qui thuộc nhóm ngành kinh tế, ngoại ngữ.

Trong trường hợp số thí sinh đăng ký dự tuyển vượt quá chỉ tiêu đào tạo được giao thì Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức việc kiểm tra để tuyển đủ chỉ tiêu. Môn kiểm tra, nội dung, hình thức kiểm tra do Hiệu trưởng qui định và thông báo cho thí sinh.

7. Đối tượng không thuộc diện miễn thi phải thi môn gì?

Những người không thuộc diện miễn thì phải thi hai môn thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương của ngành đào tạo thứ hai.

Hiệu trưởng cơ sở đào tạo qui định môn thi, nội dung, hình thức thi và thông báo trước cho thí sinh.
Đối với các ngành sư phạm, an ninh quốc phòng và các ngành đặc thù thuộc lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo qui định cụ thể điều kiện đăng ký dự tuyển, qui định về các môn thi, nội dung, hình thức và tổ chức tuyển sinh.

8. Bằng tốt nghiệp văn bằng 2 được quy định như thế nào?

Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai theo phương thức, hệ, hình thức học nào thì áp dụng các Qui chế hiện hành về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp đối với phương thức, hệ, và hình thức học đó như sau:

– Người học theo hình thức vừa làm vừa học [hệ tại chức cũ], thực hiện các qui định về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, xét và công nhận tốt nghiệp theo Qui chế của hệ không chính qui; nếu đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp bằng đại học thứ hai theo hình thức vừa làm vừa học [hệ tại chức cũ].

-Người học theo hình thức từ xa, tự học có hướng dẫn, thực hiện các qui định về kiểm tra, thi, và công nhận tốt nghiệp theo Qui chế đối với hình thức này; nếu đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn.

-Người học theo hình thức tập trung liên tục tại trường, thực hiện đầy đủ các qui định về thi tuyển sinh, học lý thuyết, thực hành, bài tập, làm đồ án, khoá luận, làm luận văn hoặc thi cuối khoá, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo Qui chế của hệ chính qui; nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp như hệ chính qui thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui.

9. Không bắt buộc ghi hình thức đào tạo trên văn bằng tốt nghiệp đại học là gì?

Từ ngày 01/3/2020, không còn bắt buộc ghi hình thức đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, đồng thời không ghi xếp loại tốt nghiệp trên bằng đại học.

Theo khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục đại học 2012 [đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018]: Hình thức đào tạo để cấp văn bằng các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa. Thay vào đó, hình thức đào tạo sẽ được ghi trên phụ lục văn bằng.

Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2020 và thay thế Thông tư 19/2011/TT-BGDĐT ban hành mẫu bằng tốt nghiệp đại học; Thông tư 23/2009/TT-BGDĐT ban hành mẫu bằng thạc sĩ; Thông tư 24/2009/TT-BGDĐT ban hành mẫu bằng tiến sĩ.

———————————

Từ ngày 01/03/2020 Bộ GD&ĐT đã có quy định không ghi hình thức đào tạo lên văn bằng tốt nghiệp đại học. Việc lựa chọn hình thức học đại học từ xa cũng là một lựa chọn mà đa số mọi người đã đi làm hoặc các bạn sinh viên đang học đại học chọn lựa đầu tiên. Nếu bạn có quan tâm đến hình thức học tập này và các ngành đào tạo của trường Kinh tế quốc dân có thể đăng ký tư vấn theo đường dẫn //bit.ly/DaiHocTrucTuyen hoặc liên hệ Holtine: 091.745.2118 để được tư vấn miễn phí và chi tiết về chương trình.

Video liên quan

Chủ Đề