Hội chứng swinophobia là gì

BẠN CÓ MẮC HỘI CHỨNG SỢ NÀO KHÔNG? ➡️ Bài viết này mình tổng hợp hầu hết những hội chứng sợ của con người [thậm chí có...

Posted by Có thể bạn chưa biết? on Tuesday, April 21, 2020

Người bị ngộ độc rượu có nguy cơ cao xuất hiện các triệu chứng: mất ý thức, co giật, hạ thân nhiệt, nôn mửa liên tục dẫn đến mất nước, nhịp tim không đều, tổn thương não vĩnh viễn và thậm chí là tử vong… Chính vì vậy, khi bị ngộ độc rượu, việc sơ cứu sớm và đúng cách là rất cần thiết.

  • Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về mụn rộp môi [herpes môi] trong bài viết dưới đây:

  • Cử nhân điều Dưỡng Lê Thị Hằng - Khoa Nhi - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sẽ hướng dẫn cho các bậc phụ huynh nhận biết các dấu hiệu cũng như cách chăm sóc, phòng ngừa nhiễm trùng, nhiễm độc cho trẻ khi ăn uống.

  • Để giảm cân, nhiều chị em đã mách nhau uống nước ép rau hay trái cây để thay thế những bữa ăn lành mạnh. Giảm cân chưa thấy đâu nhưng có thể gây nhiều nguy cơ đối với sức khỏe như rối loạn điện giải, mắc đái tháo đường...

  • Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, cải xoăn [cải Kale] chắc chắn phù hợp với bạn.

  • Nhiễm Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục [STD] thường gặp, gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Cùng tìm hiểu về bệnh Chlamydia trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

  • Bất cứ ai đấu tranh với việc giảm cân hoặc thay đổi chế độ ăn uống đều biết rằng rất khó để vượt qua những trở ngại trên hành trình hướng tới sức khỏe tốt hơn.

  • Gãy xương là tình trạng xương bị gãy và mất đi khả năng hoạt động vốn có của nó. Gãy xương rất đau, nhưng phần lớn chữa lành rất tốt. Bí mật nằm ở tế bào gốc và khả năng tự làm mới tự nhiên của xương.

    Hội chứng sợ lỗ [trypophobia] hay còn gọi là bệnh sợ lỗ, là tình trạng một người cảm thấy khó chịu hay sợ hãi khi nhìn thấy các lỗ tròn, hoặc đốm tròn sắp xếp tập trung gần nhau.

    Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thắm. Bác sĩ tham vấn: BS Trần Ngọc Đường31/03/2021

    Bạn đã từng cảm thấy sợ hãi, nổi da gà mỗi khi nhìn vào vòi hoa sen hay quả dâu tây chưa? Nếu có, rất có thể bạn đã nằm trong số 15% dân số thế giới có hội chứng sợ lỗ. Vậy hội chứng sợ lỗ là gì, tại sao nó lại xuất hiện, điều trị như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị của hội chứng vẫn còn nhiều bí ẩn này.

    Bài viết được dịch và biên tập bởi Bác Sĩ Nguyễn Đỗ Vũ, đánh giá và duyệt nội dung bởi THS Công Nghệ Sinh Học Nguyễn Thị Thắm. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Hội chứng sợ lỗ là gì?

    Hội chứng sợ lỗ [trypophobia] hay còn gọi là bệnh sợ lỗ, là tình trạng một người cảm thấy khó chịu hay sợ hãi khi nhìn thấy các lỗ tròn, hoặc đốm tròn sắp xếp tập trung gần nhau. Cụm lỗ, đốm tròn càng lớn thì càng dễ kích thích gây ra cảm giác sợ hãi.

    Hình dạng của lỗ, đốm cũng không nhất thiết phải là hình tròn, có thể là hình oval. Điều kì lạ là đa số các vật thể gây ra cảm giác sợ hãi này là những thứ vô hại. Ví dụ, bề mặt của vòi hoa sen hay quả dâu tây có thể là yếu tố kích hoạt đối với những người có hội chứng này.

    Thuật ngữ "trypophobia" lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2005, trên một diễn đàn internet. Từ đó, càng lúc càng có nhiều người hơn chia sẻ về việc mình có hội chứng này. Hiện nay, nhiều tình trạng ám ảnh chưa được được công nhận chính thức là một bệnh lý, các nhà nghiên cứu về trypophobia cũng đang tranh cãi về việc liệu nó có nên được coi là một tình trạng bệnh lý hay không. Dù vậy, hội chứng này vẫn có thể được nhận biết và điều trị như các bệnh lý khác.

    Các tác nhân kích hoạt

    Những vật thể có thể làm cho người mắc hội chứng sợ lỗ xuất hiện triệu chứng được gọi là tác nhân kích hoạt. Các tác nhân kích hoạt phổ biến bao gồm:

    • Vỏ hạt sen
    • Tổ ong
    • Quả dâu tây
    • Hạt lựu
    • Lỗ khí trong ruột bánh mì
    • Bề mặt xi măng
    • San hô
    • Bọt xà phòng
    • Hơi nước ngưng tụ
    • Bong bóng nước

    Các đốm da và lông của các loài động vật như côn trùng, động vật lưỡng cư, động vật có vú... cũng có thể kích hoạt các triệu chứng của trypophobia.

    Những thứ bình thường như bề mặt tường xi măng cũng có thể kích thích các triệu chứng sợ lỗ.

    Triệu chứng của hội chứng sợ lỗ là gì?

    Người bị hội chứng sợ lỗ sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng về thể chất và tinh thần khác nhau tùy theo mức độ ám ảnh. Các triệu chứng được kích hoạt khi một người nhìn thấy một vật thể có cụm lỗ hoặc hình dạng nhỏ giống như lỗ. Khi nhìn thấy một cụm lỗ, những người bị trypophobia phản ứng với sự ghê tởm hoặc sợ hãi. Các triệu chứng bao gồm:

    • Nổi da gà
    • Dợ hãi, hoảng loạn
    • Cảm thấy không thoải mái
    • Khó chịu về thị giác như mỏi mắt, biến dạng tầm nhìn, trường hợp nặng có thể xuất hiện ảo ảnh
    • Cảm giác kiến bò trên da
    • Đổ mồ hôi
    • Buồn nôn và nôn
    • Cơ thể run rẩy

    Chẩn đoán và điều trị hội chứng sợ lỗ

    Để chẩn đoán, các bác sĩ sẽ hỏi bạn một loạt câu hỏi về các triệu chứng của bạn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc hội chứng sợ lỗ có nhiều khả năng bị rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn lo âu tổng quát, vì vậy cần chú ý đến tiền sử y tế, tâm thần và xã hội.

    Tham khảo Cẩm nang thống kê và chẩn đoán bệnh của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ [DSM-5] có thể trợ giúp chẩn đoán và loại trừ các bệnh lý tâm thần đi kèm. Cần lưu ý rằng chẩn đoán hội chứng sợ lỗ chỉ cho thấy một tình trạng bất thường của cơ thể nhưng nó chưa được chứng minh là một bệnh lý.

    Có nhiều cách khác nhau để điều trị một nỗi ám ảnh. Hình thức điều trị hiệu quả nhất là liệu pháp tiếp xúc. Liệu pháp tiếp xúc là một loại liệu pháp tâm lý tập trung vào việc thay đổi phản ứng của bệnh nhân với đối tượng hoặc tình huống gây ra nỗi sợ hãi của họ.

    Một phương pháp điều trị phổ biến khác cho nỗi ám ảnh là liệu pháp hành vi nhận thức [CBT]. Liệu pháp này kết hợp liệu pháp tiếp xúc với các kỹ thuật khác để giúp bạn quản lý sự lo lắng của mình và giữ cho suy nghĩ không bị choáng ngợp khi đối mặt với nỗi sợ hãi.

    Các lựa chọn điều trị khác có thể giúp quản lý nỗi ám ảnh của bạn bao gồm:

    • Thuốc: các loại thuốc chẹn beta và thuốc an thần giúp giảm lo lắng và hoảng loạn
    • Các kỹ thuật thư giãn [như hít thở sâu và yoga]
    • Thường xuyên vận động thể chất 
    • Nói chuyện với bác sĩ có chuyên môn về tâm lý hoặc tâm thần học

    Cuối cùng, một chế độ sinh hoạt lành mạnh: nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống khoa học, tránh uống nhiều caffeine và tiếp xúc nhiều hơn với bạn bè, gia đình hoặc nhóm hỗ trợ sẽ giúp bạn duy trì một tinh thần khỏe mạnh và biết cách xử lý khi đối mặt với nỗi sợ hãi.

    Kết luận về hội chứng sợ lỗ

    Hội chứng sợ lỗ [trypophobia] không phải là một nỗi ám ảnh được công nhận chính thức. Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy nó tồn tại dưới một hình thức nào đó và có các triệu chứng thực sự có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của một người nếu họ tiếp xúc với các nhân tố kích hoạt. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị hội chứng này. Việc này có thể giúp tìm ra gốc rễ của nỗi sợ hãi và quản lý tốt các triệu chứng.

    Tài liệu tham khảo: 

    • //www.healthline.com/health/trypophobia#treatment
    • //www.verywellmind.com/trypophobia-4687678

    Tham Khảo Thêm:

    • Hội chứng Brugada là gì? Có nguy hiểm không?
    • Hội chứng RAYNAUD là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Bệnh suy tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    Bệnh hiếm gặp

    09/08/2022

    Hiện nay, suy tim là một tình trạng nghiêm trọng không có thuốc chữa. Tuy nhiên, việc điều trị như thay đổi lối sống lành mạnh, dùng thuốc, một số thiết bị và thủ thuật có thể giúp nhiều người có chất lượng cuộc sống cao hơn.

    Dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì

    kiểm Soát Dịch Bệnh Di Truyền, Bệnh hiếm gặp

    25/07/2022

    Đau thắt ngực không rõ nguyên nhân, đau vai gáy, đổ mồ hôi, phù chân, ho dai dẳng, choáng váng, kiệt sức…có thể là các dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì.

    Ung thư da có chữa được không? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

    Bệnh hiếm gặp

    22/07/2022

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], tỷ lệ mắc cả ung thư da không hắc tố và ung thư da hắc tố ngày càng tăng trong những thập kỷ qua. Hiện nay, có từ 2 đến 3 triệu ca ung thư da không phải u hắc tố và 132.000 ca ung thư da hắc tố xảy ra trên toàn cầu mỗi năm. Cứ ba bệnh ung thư được chẩn đoán thì có một bệnh ung thư da.

    U tuyến thượng thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    Bệnh hiếm gặp

    21/07/2022

    Khối u tuyến thượng thận bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh thay đổi và phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành một khối. Một khối u có thể là ung thư hoặc lành tính. Khối u ung thư là khối u ác tính và nó có thể phát triển, di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Một khối u lành tính có thể phát triển nhưng sẽ không lan rộng.

    Ung thư tuyến tuỵ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

    Bệnh hiếm gặp

    20/07/2022

    Ung thư tuyến tụy đứng thứ 7 trong số các loại ung thư gây tử vong, tỷ lệ sống sót sau năm năm khoảng 5%. Ung thư tuyến tụy đề cập đến ung thư biểu mô phát sinh từ các tế bào ống tụy, ung thư biểu mô ống tụy. Phẫu thuật cắt bỏ là lựa chọn duy nhất hiện nay để chữa khỏi, nhưng chỉ 20% trường hợp ung thư tụy có thể phẫu thuật cắt lại tại thời điểm chẩn đoán.

  • Chủ Đề