Hông đặt viên đá trực tiếp lên mặt là gì năm 2024

Tái tạo da bằng laser [peel da bằng laser hay laser trẻ hóa da] là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị và cải thiện các vấn đề về da. Hiệp hội bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ cho biết, từ năm 2000 đến 2018, kỹ thuật tái tạo bề mặt da bằng laser có bước nhảy vọt đáng kể, tăng 248%, từ 170.951 ca lên 600.000 ca điều trị. Vậy laser tái tạo da là gì? Phương pháp này có công dụng như thế nào đối với làn da? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Laser là gì?

Laser – từ viết tắt của thuật ngữ “light amplification by stimulated emission of radiation”, nghĩa là sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ kích thích. Đây là nguồn ánh sáng nhân tạo, được phát triển ở thế kỷ XX. Sự ra đời của laser bắt nguồn từ Thuyết Lượng tử do nhà bác học Albert Einstein phát minh vào năm 1916. Đến năm 1954, các nhà khoa học Anh, Mỹ đã sáng chế máy phát tia laser để ứng dụng vào thực tế. [1]

Laser bắt đầu thử nghiệm trên người từ những năm 1960. Trong y học, laser được sử dụng để cắt, đốt cháy hoặc phá hủy các mô trong cơ thể. Không giống như tia X, laser là bức xạ không ion hóa và không gây ung thư khi tiếp xúc lâu dài.

1. Các ứng dụng lâm sàng quan trọng của laser:

  • Thu nhỏ hoặc tiêu diệt khối u.
  • Điều trị bệnh hoặc các tật về mắt, cải thiện thị lực.
  • Ứng dụng trong chữa trị suy giãn tĩnh mạch, loại bỏ sỏi thận.
  • Bịt kín các mạch máu bị vỡ.
  • Ứng dụng trong thẩm mỹ để loại bỏ mụn cóc, nốt ruồi, hình xăm, giảm nếp nhăn, mờ sẹo, điều trị sắc tố da, tàn nhang, đồi mồi.
  • Điều trị các bệnh về nha khoa.

Có nhiều loại laser được sử dụng trong y học. Phần lớn trong số này đều được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] phê duyệt.

2. Những loại laser được dùng phổ biến:

  • Laser khí: có bước sóng liên tục, công suất cao, sử dụng trong các thủ thuật y tế như: tái tạo bề mặt da, loại bỏ u nang, các nốt sần. Gồm 2 loại, Laser CO2 và Laser argon.
  • Laser CO2: sử dụng thay cho dao mổ trong hầu hết các thủ thuật mô mềm và ung thư bề mặt, chẳng hạn như ung thư da.
  • Laser argon: sử dụng khí hiếm làm môi trường hoạt động, được thiết kế để phát ra ánh sáng xanh lam, xanh lá cây. Ánh sáng này được hấp thụ bởi huyết sắc tố [hemoglobin] trong các tế bào máu. Laser argon được áp dụng trong điều trị các bệnh về mắt, tăng nhãn áp.
  • Laser rắn hoặc Laser Nd YAG: sử dụng trong liệu pháp nhiệt mô để loại bỏ các tổn thương, phẫu thuật thẩm mỹ và điều trị khuyết tật ở những mạch máu nhỏ.

Laser tái tạo da là gì?

Tái tạo da bằng laser là quy trình trẻ hóa, sử dụng tia laser để cải thiện và điều trị các khuyết điểm trên da. Kỹ thuật laser hướng các chùm ánh sáng vào vùng mắc khuyết điểm, tái tạo bề mặt da bằng cách loại bỏ các lớp da cũ và thúc đẩy sản sinh collagen. Khi các tế bào mới hình thành, làn da sẽ trở nên tươi trẻ, mịn màng hơn. [2]

Có 2 kỹ thuật laser tái tạo da:

  • Laser xâm lấn: loại bỏ lớp da mỏng bên ngoài [biểu bì], sau đó làm nóng lớp da bên dưới [hạ bì] và kích thích sản sinh collagen [một loại protein giúp cải thiện độ săn chắc và kết cấu da]. Phương pháp này giúp loại bỏ mụn, sẹo và nếp nhăn trên da,… Sau điều trị, làn da sẽ căng bóng, mịn màng và săn chắc hơn. Các loại trị liệu xâm lấn được dùng phổ biến: Laser carbon dioxide [CO2], Laser erbium [ER]. Laser xâm lấn có thể gây đau, vì vậy cần dùng thuốc giảm đau hoặc gây tê tại chỗ trước khi thực hiện thủ thuật.
  • Laser không xâm lấn: tác động vào da nhẹ hơn so với laser xâm lấn. Giúp kích thích tăng trưởng collagen, săn chắc da. Một số loại trị liệu không xâm lấn thường dùng: Laser nhuộm xung [PDL], Nd-YAG và ánh sáng xung cường độ cao [IPL].
    Chùm tia laser giúp cải thiện và điều trị các khuyết điểm trên da.

Công dụng của laser trong điều trị và chăm sóc da

1. Điều trị

Trong điều trị các vấn đề về da, laser được sử dụng để giảm thâm mụn, sẹo, đốt hoặc tẩy nốt ruồi, mụn thịt, tàn nhang, nám, các vết bớt bẩm sinh, làm đều màu da, xóa mờ đốm nâu,… Các loại laser thường dùng: Laser CO2, Laser Argon và Laser YAG. [3]

2. Chăm sóc da

Trong chăm sóc da, laser được sử dụng để:

  • Tẩy tế bào chết, thúc đẩy quá trình tái tạo da.
  • Tăng cường tuần hoàn nhằm nuôi dưỡng và trẻ hóa da.
  • Kích thích tăng sinh, tái tạo collagen giúp da căng bóng, mềm mại.
  • Tăng độ đàn hồi, xóa nếp nhăn, chống lão hóa, giữ gìn làn da tươi trẻ.

Đối tượng nào có thể lựa chọn laser tái tạo da?

Những đối tượng sau đây có thể lựa chọn laser tái tạo bề mặt da:

  • Sẹo do mụn trứng cá hoặc bệnh thủy đậu.
  • Làn da không đều màu.
  • Da mặt có sẹo hoặc vết bớt.
  • Đốm nâu do lão hóa.
  • Da sạm do cháy nắng.
  • Da không phản ứng sau khi căng da mặt.
  • Nếp nhăn li ti quanh khuôn mặt, dưới mắt, trán hoặc miệng.

Lưu ý, một số đối tượng sau đây không nên sử dụng phương pháp laser tái tạo da:

  • Người đang bị mụn trứng cá hoặc có nếp nhăn sâu.
  • Từng dùng thuốc trị mụn isotretinoin.
  • Mắc bệnh tự miễn hoặc hệ thống miễn dịch yếu.
  • Có tiền sử sẹo lồi.
  • Dễ bị mụn rộp hoặc bệnh do virus herpes gây ra.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Laser tái tạo da có nguy hiểm không?

Có! Laser được sử dụng rất nhiều trong điều trị, chăm sóc da, tuy nhiên, việc laser da mặt đòi hỏi phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao. Laser tái tạo da nếu không được thực hiện đúng cách có thể gây tổn hại nghiêm trọng [bỏng, tăng sắc tố], tổn thương mắt, võng mạc, giác mạc, đồng tử, thậm chí mù lòa.

Những ưu điểm khi lựa chọn laser trong điều trị, chăm sóc da

1. Ít xâm lấn và gây tổn thương

Tái tạo da bằng laser chỉ tác động vào vùng da cần cải thiện mà không ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh. Bên cạnh đó, kỹ thuật này ít đau, thời gian phục hồi nhanh, không gây tổn thương nghiêm trọng nên được sử dụng rộng rãi trong điều trị da liễu và thẩm mỹ.

2. Ít gây tác dụng phụ

So với các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật hay sử dụng thuốc, laser ít gây tác dụng phụ và hiệu quả điều trị nhanh. Ngoài ra, đầu phát tia laser không tiếp xúc trực tiếp với da mặt, điều này giúp hạn chế các nguy cơ lây nhiễm chéo.

Bài viết liên quan: Laser trẻ hóa da có tốt không? Ưu và nhược điểm

Laser mang lại hiệu quả trong điều trị sẹo mụn.

Những rủi ro có thể gặp khi lựa chọn laser tái tạo da

Laser tái tạo da tuy mang lại những lợi ích đáng kể, song phương pháp này cũng gây một số rủi ro nhất định như:

  • Đỏ, sưng, ngứa và đau: sau khi laser, vùng da được điều trị có thể ngứa, sưng, đỏ, nóng rát. Tình trạng này sẽ gây khó chịu và phải mất vài tháng để phục hồi.
  • Mụn: thoa lớp kem dày hoặc băng bó vùng da được laser có thể làm tình trạng mụn nặng hơn. Thậm chí làm xuất hiện thêm mụn trắng nhỏ [mụn thịt].
  • Nhiễm trùng: laser da mặt có thể gây nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Nhiễm trùng phổ biến nhất là do virus herpes. Tình trạng này có thể điều trị bằng thuốc kháng virus trước khi thực hiện thủ thuật và tiếp tục dùng sau đó 7 – 10 ngày.
  • Thay đổi sắc tố da: vùng da được laser sẫm màu [tăng sắc tố] hoặc sáng hơn [giảm sắc tố] so với trước khi điều trị.
  • Sẹo: laser da mặt bằng phương pháp xâm lấn có nguy cơ để lại sẹo nếu thực hiện ở các cơ sở kém chất lượng.

Laser tái tạo da phổ biến như thế nào?

Hiệp hội bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ cho biết, từ năm 2000 đến 2018, kỹ thuật tái tạo bề mặt da bằng laser có bước nhảy vọt đáng kể, tăng 248%, từ 170.951 lên 600.000 ca điều trị.

Laser tái tạo da có tốt không?

Có! Laser tái tạo da là phương pháp làm đẹp khá an toàn, mang lại hiệu quả cao, được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Thủ thuật được tiến hành nhanh chóng, chỉ tác động ngay vùng da cần điều trị và không gây ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh. Tuy nhiên, mỗi loại laser sẽ có tác dụng điều trị khác nhau. Thiếu kiến thức chuyên môn, thực hiện sai cách dễ khiến da tổn thương, thậm chí để lại hậu quả khó lường.

Vì vậy, cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại. Có như vậy, phương pháp laser da mặt mới mang lại hiệu quả, an toàn, hạn chế biến chứng xảy ra.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi muốn điều trị hoặc cải thiện các vấn đề về da! Phương pháp laser tái tạo da đòi hỏi phải được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín, bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao. Trước và sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân phải được thăm khám và tư vấn chuyên môn từ bác sĩ. Sau laser, người bệnh cần chăm sóc da theo hướng dẫn và tái khám để theo dõi, kịp thời phát hiện các biến chứng.

Chăm sóc da sau khi laser như thế nào?

Rất quan trọng! Sau laser, làn da rất nhạy cảm, dễ cháy nắng. Da có thể xuất hiện các triệu chứng đỏ, sưng, ngứa, châm chích, sần sùi, thậm chí phồng rộp. Tình trạng này thường kéo dài vài ngày. Do đó, tuyệt đối không dùng tay gãi hoặc cạy vùng da bị đóng vảy vì có thể gây sẹo hoặc nhiễm trùng.

Sau laser, cần chăm sóc da theo một số điều sau:

  • Chườm đá hoặc dùng gạc mát hoặc mặt nạ lạnh để giảm sưng.
  • Gối cao đầu vào ban đêm khi ngủ có thể giúp giảm sưng trong 4 ngày sau laser.
  • Thoa 1 lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh hoặc kem dưỡng ẩm lên vùng da 2 lần/ngày.
  • Tránh các phương pháp điều trị da mặt mạnh, chẳng hạn như: tretinoin hoặc axit glycolic trong 4 tuần đầu.
  • Không hút thuốc vì có thể làm da lâu hồi phục.
  • Thoa kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da. Nên chọn loại kem có chỉ số chống nắng [SPF] từ 30 trở lên.
  • Thoa kem dưỡng ẩm theo khuyến cáo của bác sĩ.
    Ứng dụng laser trong điều trị và chăm sóc da.

Những lưu ý cần biết trước và sau khi lựa chọn laser tái tạo da

1. Trước khi laser

Trước khi thực hiện thủ thuật laser, các bác sĩ sẽ:

  • Khai thác bệnh sử.
  • Thực hiện soi da để biết độ dày, sắc tố và tình trạng hiện tại.
  • Thảo luận về mong muốn, kỳ vọng của người bệnh. Xem xét kỹ thuật laser da mặt có phù hợp hay không? Nếu có, nên sử dụng loại laser nào? Những rủi ro có thể gặp phải?
  • Ngăn ngừa các biến chứng: tùy thuộc vào tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp trước khi thực hiện laser da mặt.
  • Tránh tiếp xúc với tia xạ 2 tháng trước khi thực hiện thủ thuật.
  • Bỏ thuốc lá hoặc ngừng hút ít nhất 2 tuần trước và sau khi điều trị để tránh các biến chứng không đáng có, đồng thời giúp da nhanh hồi phục.

2. Sau khi laser

Da có thể sưng, đỏ vài ngày sau khi thực hiện thủ thuật. Đây là những tác dụng phụ bình thường, không có gì đáng lo ngại. Thông thường, da sẽ lành lại sau 1 tuần. Vết mẩn đỏ mờ đi hoàn toàn sau 2 – 6 tháng.

Một số lưu ý sau khi laser tái tạo da:

  • Sau khi thực hiện thủ thuật, vùng da được điều trị sẽ thô ráp, sưng và ngứa, người bệnh có thể chườm đá, mặt nạ lạnh hoặc dùng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng này.
  • Rửa mặt nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt được chỉ định từ bác sĩ.
  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế về việc sử dụng thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm.
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30 mỗi khi đi ra ngoài.

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có các dịch vụ điều trị và cải thiện những vấn đề về da. Với trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, BVĐK Tâm Anh luôn mang đến những dịch vụ chăm sóc da hiện đại, an toàn và hiệu quả.

Bài viết trên đã giúp hiểu thêm về laser tái tạo da là gì? Có công dụng như thế nào với làn da? Do đó, khi muốn điều trị hoặc cải thiện các vấn đề về da, nên tìm đến cơ sở y tế hiện đại, bác sĩ da liễu có chuyên môn cao để được tư vấn, lên liệu trình chăm sóc phù hợp.

Nên chườm đá lên mặt bao lâu?

Cách chườm nước đá lên mặt Khi áp dụng cách chăm sóc da mặt bằng nước đá thì mọi người có thể thực hiện theo cách sau: Cho 4 - 5 viên đá nhỏ vào một miếng vải cotton mềm sạch. Dùng túi để mát xa nhẹ nhàng khuôn mặt theo chuyển động tròn trong 2 - 3 phút và làm 1 - 2 lần/ ngày.

Chườm đá lên mặt có tác hại gì?

Việc chườm đá trực tiếp lên mặt sẽ khiến da mặt bạn bị bỏng lạnh, nhất là trong trường hợp chườm lâu. Tình trạng bỏng lạnh sẽ làm cho các mô cơ trở nên đông cứng và tổn thương do tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp. Vì vậy, bạn cần thận trọng không chườm đá trực tiếp lên mặt.

Đá lặn mặt có tác dụng gì?

Lăn đá lạnh lên mặt giúp tăng cường lưu thông máu, làm se khít lỗ chân lông và xóa mờ nếp nhăn. Lăn đá lạnh lên mặt mang đến vô vàn lợi ích cho làn da. Khi lăn đá trên mặt, nhiệt độ của mặt sẽ bị giảm, cơ thể sẽ tự động điều hòa bằng cách di chuyển máu lên vùng da mặt.

Chườm đá lên mới có tác dụng gì?

Việc sử dụng đá lạnh để chườm vào môi sẽ giúp giảm đau rát tạm thời. Nhiệt lạnh từ đá có tác dụng làm giảm đau cấp, đau phù nề khi bạn liên tục chườm lạnh vào vết sưng. Khi đó, các mạch máu nhỏ sẽ co lại ngăn chặn tình trạng lưu thông dịch sẽ làm giảm sưng viêm.

Chủ Đề