Hướng dẫn mở tờ khai nhập loại hình gia công

Theo ý kiến tư vấn của Cục Hải quan Đồng Nai, trường hợp nguyên liệu, vật tư do công ty [bên nhận gia công] tự cung ứng NK từ nước ngoài thì áp dụng loại hình E21 – nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc loại hình E31 – nhập nguyên liệu sản xuất XK trong trường hợp nguyên liệu, vật tư NK trước khi ký kết hợp đồng gia công.

Hoạt động SX XK của Công ty TNHH EIDAI. Ảnh: H.Nụ

Bạn đọc nêu, DN chúng tôi ký hợp đồng gia công với một đối tác nước ngoài với điều kiện phía đối tác cung cấp toàn bộ vải và một số mã nguyên phụ liệu nhưng có một số mã lại do đơn vị gia công [là DN chúng tôi tại Việt Nam] chịu trách nhiệm NK vì một số mã đó nằm trong giá CMTP. Vậy các mã nguyên phụ liệu NK đã bao gồm trong giá CMTP đó phải kê khai NK theo hình thức nào? nhập gia công hay nhập sản xuất XK?

Về vấn đề này, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến, căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 61 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định: “Điều 61. Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và XK sản phẩm

1. Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư:

  1. Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư NK [bao gồm cả sản phẩm hoàn chỉnh do bên đặt gia công cung cấp để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ; nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng NK từ nước ngoài] thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa NK qui định tại Chương II Thông tư này

… d] Đối với nguyên liệu, vật tư NK theo loại hình nhập sản xuất XK trước khi ký kết hợp đồng gia công:

Bên nhận gia công được sử dụng nguyên liệu, vật tư NK theo loại hình nhập sản xuất XK để cung ứng cho hợp đồng gia công; chính sách thuế, thủ tục hoàn thuế thực hiện theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng XK quy định tại Điều 114 Thông tư này nếu thời gian NK không quá 2 năm kể từ khi đăng ký tờ khai hàng hóa NK đến khi đăng ký tờ khai hàng hóa XK có sử dụng nguyên liệu, vật tư cung ứng]”.

Cũng theo Cục Hải quan Đồng Nai, căn cứ hướng dẫn tại công văn 2765/TCHQ-GSQL ngày 1/4/2015 của Tổng cục Hải quan: “Loại hình E21 – nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài: Sử dụng trong trường hợp NK nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài. Nguyên liệu thực hiện hợp đồng gia công có thể nhập theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hoặc tự cung ứng từ nguồn NK….

Loại hình E31 – sử dụng trong trường hợp DN NK nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng XK. Nguyên liệu, vật tư có thể nhập từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài”.

Do đó, trường hợp nguyên liệu, vật tư do công ty [bên nhận gia công] tự cung ứng NK từ nước ngoài thì áp dụng loại hình E21 – nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc loại hình E31 – nhập nguyên liệu sản xuất XK trong trường hợp nguyên liệu, vật tư NK trước khi ký kết hợp đồng gia công.

Tại Mục II Bảng mã loại hình và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ quy định mã loại hình nhập khẩu như sau:

TT

Mã LH

Khai kết hợp

Tên

Hướng dẫn sử dụng

Ghi chú

12

E21

X

Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài

Sử dụng trong trường hợp:

  1. Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan từ các nguồn: Nhập khẩu từ nước ngoài của bên đặt gia công; Nhập khẩu theo chỉ định của bên đặt gia công; Tự cung ứng từ nguồn nhập khẩu theo thỏa thuận với bên đặt gia công.
  1. Nhập khẩu hàng hóa để cung ứng cho tàu bay của hãng hàng không nước ngoài xuất cảnh

Như vậy, theo quy định trên mã loại hình nhập khẩu vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài là mã loại hình nhập khẩu E21.

Mã loại hình nhập khẩu vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài là gì? [Hình từ Internet]

Những trường hợp nào sử dụng mã loại hình nhập khẩu G13?

Tại Mục II Bảng mã loại hình và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ quy định mã loại hình nhập khẩu như sau:

T

Mã LH

Khai kết hợp

Tên

Hướng dẫn sử dụng

Ghi chú

19

G13

Tạm nhập miễn thuế

Sử dụng trong trường hợp:

  1. Hàng hóa tạm nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác;
  1. Máy móc, thiết bị tạm nhập để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm;
  1. Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, gia công cho DNCX, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;
  1. Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài;
  1. Hàng hóa tạm nhập để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;

đ] Hàng hóa tạm nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;

  1. Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  1. Hàng hóa tái nhập hàng của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất khẩu hàng hóa khác bị trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả lại khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc vào khu phi thuế quan.
  1. Máy móc thiết bị chuyển từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác

Doanh nghiệp phải khai báo mã loại hình cùng với các mã miễn thuế hoặc không chịu thuế tùy thuộc vào các trường hợp nêu trên [tham khảo các Bảng mã tại www.customs.gov.v

Do đó, mã loại hình nhập khẩu G13 sẽ được sử dụng cho hàng hóa tạm nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; Máy móc, thiết bị tạm nhập để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm, để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, gia công cho DNCX; Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài;

+ Hàng hóa tạm nhập để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam; Hàng hóa tạm nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế; Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Hàng hóa tái nhập hàng của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất khẩu hàng hóa khác bị trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả lại khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc vào khu phi thuế quan. Máy móc thiết bị chuyển từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác

Mã loại hình nhập khẩu hàng hóa đã tạm xuất gửi đi bảo hành, sửa chữa là gì?

Tại Mục II Bảng mã loại hình và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ quy định mã loại hình nhập khẩu như sau:

T

Mã LH

Khai kết hợp

Tên

Hướng dẫn sử dụng

Ghi chú

21

G51

Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất

Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã tạm xuất [xuất theo chế độ tạm] bao gồm:

  1. Hàng hóa đã tạm xuất để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác;
  1. Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp đã tạm xuất để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ hoạt động gia công ở nước ngoài;
  1. Hàng hóa đã tạm xuất gửi đi bảo hành, sửa chữa;
  1. Hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác [kệ, giá, thùng, lọ...];

đ] Hàng hóa đã tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;

  1. Hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh;
  1. Hàng hóa đã tạm xuất là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu để sản xuất, thi công công trình thực hiện dự án, thử nghiệm;
  1. Tái nhập các hàng hóa đã tạm xuất khác.

Theo đó, để nhập khẩu hàng hóa tạm xuất gửi đi bảo hành, sửa chữa thì sử dụng mã loại hình nhập khẩu G51.

Chủ Đề