Hướng dẫn trò chơi ghép tranh mầm non

KPXH : BÉ LỚN LÊN NHƯ THẾ NÀO ?

I. Mục đích                             

- Trẻ biết được cơ thể lớn lên nhờ ăn uống đầy đủ chất.

- Rèn kỹ năng trả lời to, rõ ràng.

- Giáo dục cháu ăn nhiều loại thức ăn, ăn hết suất.

II. Chuẩn bị

- Papoin: Các món  ăn: Cơm, canh rau, trứng kho, thịt kho, nước chanh, đĩa quả chuối, đĩa quả dưa hấu, bánh mì...

- Tranh: Các món  ăn: Cơm, canh rau, trứng kho, thịt kho, nước chanh, đĩa quả chuối, đĩa quả dưa hấu, bánh mì… đủ cho số cháu.

- Bảng cài đủ số cháu.

III. Tổ chức thực hiện

1.Ổn định tổ chức

a. Cách 1

- Lớp hát bài “ Mời bạn ăn”

b. Cách 2

Chơi : Ăn chuối 

2. Nội dung

Hoạt động 1 * Khám phá bé lớn lên như thế nào ?

- Bài hát nói đến điều gì?

- Trong bài hát nói mình ăn, uống sẽ chống lớn. Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu các cháu lớn lên nhờ ăn, uống như thế nào nhé!

- Ở nhà ai nấu ăn cho cháu ăn?

- Mẹ nấu  những món ăn nào?

- Ở trường ai nấu ăn cho mình ?

- Vậy cháu ăn những món ăn nào?

- Thế ngồi các món ăn các cháu vừa kể còn có món ăn nào khác mà cháu biết nữa không?

- Cho cháu xem các món ăn trên Papoin.

- Các món ăn ở nhà, ở trường cháu được ăn và các cháu đã biết rất cần thiết cho cơ thể .  Nhờ các cháu ăn, uống đầy đủ chất, ngày 3 bữa nên cơ thể mình mới lớn  được.

 => Giáo dục nên  đủ lượng , đủ chất, ăn hết suất

* Trò chơi

a. cách 1

- Chơi “Bé nhanh tay”

+ Cách chơi : Trên bàn cô chuẩn bị một số tranh vẽ các món ăn. Có tín hiệu cô cháu nhanh tay chọn  tranh món ăn bé thích. Bạn nào chọn nhanh và nói đúng tên món ăn thì được tuyên dương.

b. Cách 2

- Chơi “Bé khéo tay”

Mỗi đội có tranh vẽ một số món ăn . Cô yêu cầu đội 1 tô đĩa bán mì, đội 2 tô đĩa quả chối, đội 3 tô đĩa quả cam

- Cháu chơi

3. Kết thúc

Lớp ra ngoài chơi

KPKH: MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC

I. Mục đích

- Trẻ biết tên, đặc điểm nổi bật, môi trường sống và lợi ích của một số con vật sống dưới nước.

- Rèn kỹ năng quan sát.

- Giáo dục cháu bảo vệ môi trường nước.

II. Chuẩn bị

-  Papoin về con vật sống dưới nước: con cá, con cua,....

- Câu đố về con cua

- Nhạc “Cá vàng bơi”

-  Thẻ lô tô các con vật sống dưới nước

- Tranh ghép hình 2 con vật: mỗi tranh 4 miếng ghép

1.Ổn định tổ chức vào bài

Cách 1: - Lớp hát “Cá vàng bơi”

+ Bài hát nói về con vật nào?

- Cá vàng là động vật sống dưới nước, ngoài ra còn rất nhiều con vật khác sống dưới nước nữa, hôm nay, cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu nha

Cách 2: - Cô đố câu đố về con cua:

“Con gì tám cẳng hai càng
Chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày?”

- Cô đố các con đó là con gì?

- Cua là động vật sống dưới nước, ngoài ra còn rất nhiều con vật khác sống dưới nước nữa, hôm nay, cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu nha

2. Nội dung chính

* Tìm hiểu một số con vật sống dưới nước

- Cá vàng là động vật sống dưới nước, ngoài ra còn rất nhiều con vật khác sống dưới nước nữa, hôm nay, cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu nha

- Cô cho trẻ xem hình ảnh con cá bơi

+ Cá sống ở đâu?

+ Cá có những bộ phận nào?

+ Mình cá có gì?

+ Cá bơi bằng gì?

+ Cá ăn gì?   

- Cá là con vật sống dưới nước, cá gồm có đầu, mình, đuôi, vây, mình cá có vẩy, cá bơi bằng vây, cá ăn rong, con trùng.

- Chơi trò chơi: “trời tối, trời sáng”

- Cho cháu xem hình ảnh con cua

+ Cháu vừa xem con gì?

+ Cua có những bộ phận nào

+ Cua có mấy càng?

+ Vỏ cua như thế nào?

+ Con cua bò như thế nào?

- Cua là con vật sống dưới nước, cua gồm có  mình, càng, cẳng, mắt, vỏ cua cứng, cua duy chuyển bằng cách bò ngang.

- Để có nhiều cá thì chúng ta phải làm gì?  => Để có nhiều cá, cua thì trước hết chúng ta bảo vệ môi trường sống cho cá, cua: Giữ nước không bị ô nhiểm, thì không vứt rác xuống ao, hồ, biển,....                                                            – Cũng cố mở rộng:

+ Ngoài các con vật trên còn có con gì cũng là động vật sống dưới nước?

- Cho cho trẻ xem phim một số con vật khác như: tôm, rùa,.. Xem đến con nào hỏi tên của con vật đó

* Trò chơi                                                           

Cách 1:- Trò chơi “Ai nhanh hơn”

- Cách chơi: cô chia lớp thành hai đội, hai đội lắng nghe yêu cầu của cô:

+ Lần 1: cô nói tên hoặc làm động tác con vật, trẻ giơ tranh lô tô.

+ Lần 2: Cô nói đặc điểm của con vật, trẻ giơ tranh lô tô

Mỗi đội cử đại diện cầm tranh gắn bảng, đội nào trả lời đúng và nhanh nhất, đội đó chiến thắng.

Cách 2: Trò chơi “Ghép tranh một số loài vật ”

 - Cách chơi: cô chia lớp thành hai đội, mỗi đội sẽ ghép từ 4 miếng tranh cắt rời thành bức tranh hoàn chỉnh, ghép xong trẻ nói tên con vật mình ghép được và giơ bức tranh vừa ghép được trước lớp. Đội nào ghép đúng và nhanh hơn đội đó thắng

- Tổ chức cháu chơi

- Nhận xét, tuyên dương cháu, kết thúc hoạt động.

3. Kết thúc

- Các cháu vừa tìm hiểu về con vật sống ở đâu?

- Cho cháu ra ngoài chơi

KPKH :  MỘT SỐ LOẠI HOA[ Hoa hồng, hoa cúc]

I. Mục đích

- Trẻ biết  gọi đúng tên hoa , và phân biệt các bộ phận của bông hoa   : [ màu sắc, cuống, cánh, nhị, lá, hương vị ]

- Rèn kỹ năng quan sát, trả lời câu hỏi to, rõ ràng.

- Giáo dục cháu yêu quí, chăm sóc bảo vệ hoa

II. Chuẩn bị

- Hoa cúc thật

- Tranh vẽ hình hoa cúc đủ số trẻ.

III. Các bước thực hiện

1. Ổn định tổ chức

a. Cách 1

- Lớp  hat bài ”Màu hoa”

b. Cách 2

- Lớp quan sát vườn hoa

c. Cách

Lớp đọc thơ : “Hoa hồng”

2. Nội dung chính

Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại

- Các cháu vừa hát bài hát nói về gì ?

- Hôm nay cô cho các cháu khám phá các loại hoa

- Xem trên lọ hoa có hoa gì ?

- Cho cháu quan sát, sờ, ngửi ?

 - Hoa hồng  có những bộ phân nào ?. cô chỉ từng bộ phận của hoa cho trẻ nói

- Cánh hoa hồng như thế nào ?

- Cuống hoa thì sao ?

- Lá hoa cúc màu gì ?

- Hoa cúc có màu gì ?

- Cháu nào biết hoa hồng còn có màu gì nữa ?

 - Những  hoa nở to chúng ta thấy nhị hoa có màu gì ?

- Cho trẻ ngửi mùi hoa hồng hỏi trẻ có thơm không ?

- Hoa hồng có màu đỏ, cánh hoa to mịn màng, cuống  hoa dài màu xanh, nhị hoa màu vàng

- Cháu nào biết hoa hồng còn có màu gì nữa ?

* Hoa cúc

- Cháu xem cô vừa xuất hiện   hoa gì ?

- Cho cháu quan sát, sờ, ngửi ?

 - Hoa cúc có những bộ phân nào ?

- Cô chỉ từng bộ phận cho cháu nói

- Cánh hoa cúc như thế nào ?

- Cuống hoa thì sao ?

- Lá hoa cúc màu gì ?

- Hoa cúc có màu gì ?

- Cháu nào biết hoa cúc còn có màu gì nữa ?

Hoa cúc màu vàng,  còn có hoa cúc  màu trắng nữa. cánh dài, nhỏ, rất  nhiều cánh xếp lại thành một bông hoa thật là to, cuống hoa màu xanh, cứng và chắc, lá hoa cúc màu xanh.

- Cho biết ích lợi của hoa

-  Giáo dục cháu yêu quí, chăm sóc bảo vệ hoa

Hoạt động 2  Trò chơi cũng cố

a. Cách 1

Chơi: Bé khéo tay

+ Cách chơi: Mỗi cháu có 1 tấm tranh vẽ hoa cúc , hoa hồng . Cô yêu  cầu cháu  tô màu vàng hoa cúc, màu đỏ hoa hồng. Có tín hiệu của cô cháu cùng chùng nhau tô màu . Hết tín hiệu bạn nào tô đẹp, nhanh nhất được tuyên dương

b. Cách 2

+ Cách chơi: Mỗi cháu có nhiều tranh lô tô về các loại hoa . Cô yêu cầu cháu tìm hoa nào thì cháu nhanh tay tìm  tranh hoa đó giơ lên đọc to

c. Cách 3

- Tổ chức cho cháu chơi

+ Cách chơi: Mỗi đội có nhiều tranh lô tô về các loại hoa . Cô yêu cầu đội 1 chọn hoa cúc, đội 2 chọn hoa hồng . Cuối cuộc chơi đội nào chọn  đúng nhanh hơn là chiếc thắng

3. Kết thúc

- Các cháu vừa khám phá quả gì ?

- Lớp cùng đọc bài thơ :”Hoa cúc vàng”

KPKH: MỘT SỐ LOẠI QUẢ

I. Mục đích

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của các loại quả: màu sắc, hình dạng, hương vị của quả cam, chuối, dưa hấu.

- Rèn kỹ năng quan sát.

- Giáo dục cháu ích lợi của các loại quả.

.II. Chuẩn bị

- Quả thật: Qủa cam, quả xoài, quả dưa hấu, 1 chiếc túi.                                                                                         

- Tranh vẽ hình ảnh  các loại quả: Qủa xoài, quả na, quả mận được cắt rời.

- Đĩa quả cam, đĩa quả xoài, đĩa quả dưa hấu.

III. Các bước tiến hành

1. Ổn định tổ chức

a. cách 1

- Lớp hát bài “Qủa”

b. cách 2

2. Nội dung chính

Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại

- Cho trẻ che mắt lại, cô xuất hiện cái túi.

- Cho trẻ mở mắt ra hỏi trước mặt con có gì? [cái túi]

- Tổ chức cho cháu chơi trò chơi: "Chiếc túi kỳ lạ”

- Cách chơi:

+ Trò chơi này cô tổ chức chơi 3 nhóm.

+ Mỗi nhóm cử một đội trưởng, đội trưởng có nhiệm vụ đi lên  thò tay vào túi đoán vật gì, lấy ra đem về cho đội mình và chỉ chọn cho đội mình một quả.

- Cho trẻ quan sát, sờ, ngửi, nếm, thảo luận.                                                   

- Nhận xét của mỗi nhóm

+ Nhóm 1: Quả cam: Dạng hình  tròn, màu xanh, võ sần sùi, mùi thơm , vị chua chua ngọt ngọt.

-> Quả cam: Dạng hình  tròn, màu xanh, võ sần sùi, mùi thơm, vị chua chua ngọt ngọt.

+ Nhóm 2: Quả chuối: Dạng hình dài, Màu vàng, võ nhẵn [lán], mùi thơm, vị ngọt,

-> Quả chuối: Dạng hình dài, Màu vàng, võ nhẵn [lán], mùi thơm, vị ngọt,

+ Nhóm 3: Quả dưa hấu: Màu xanh, võ nhẵn, to hơn quả cam, vị ngọt.

-> Quả dưa hấu: Màu xanh, võ nhẳn, to hơn quả cam, vị ngọt.

- Giáo dục cháu ích lợi của quả.

* Cũng cố mở rộng: Ngoài các loại quả cháu vừa quan sát còn có những loại quả  nào hàng ngày mẹ cháu mua cho cháu ăn ?

Hoạt động 2: Trò chơi cũng cố

a. Cách 1

* Chơi: “Bé khéo tay ”

- Cách chơi: Lớp chia 3 nhóm. Trên bàn cô có nhiều hình vẽ các loại quả được cắt rời khi có tín hiệu cô, các bạn trong đội cùng nhau ghép những tấm ghép nhỏ thành hình quả.

- Luật chơi: Đội nào ghép nhanh, đúng và nói đúng tên quả là đội đó thắng.                                                                                                        - Cô tổ chức cho cháu chơi

- Nhận xét - tuyên dương

b. Cách 2

* Chơi " Ai chọn giỏi"

- Cho lớp chia 3 nhóm. Mỗi nhóm có tranh các loại quả, các bạn trong đội hội ý chọn quả dưa hấu, cam, chuối khoanh tròn. Cuối cuộc chơi đội nào khoanh nhiều quả dưa hấu, cam, chuối là chiến thắng.

- Tổ chức cháu chơi.

- Lớp cùng kiểm tra.

3. Kết thúc

- Cháu vừa học gì ?

- Lớp đọc : “ Vè trái cây ”

KPKH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

I. Mục đích

- Trẻ biết tên, đặc điểm nổi bật của một số phương tiện giao thông đường bộ phổ biến.

- Rèn kỹ năng quan sát

- Giáo dục cháu chấp hành một số quy định giao thông.

II. Chuẩn bị

-  Papoin về phương tiện giao thông đường bộ: xe máy, xe đạp, xe ô tô...

III. Tổ chức thực hiện

1. Ổn định tổ chức

* Cách 1

- Lớp chơi trò chơi:" Lái ôtô"

* Cách 2

- Lớp hát bài " Em tập lái ô tô"

* Hoạt động1:Khám phá phương tiện giao thông đường bộ

- Xe ôtô là phương tiện giao thông đường gì?

- Muốn biết rõ về giao thông đường bộ, hôm nay lớp mình cùng tìm hiểu về các phương tiện giao thông đường bộ

- Cô đố: “ Xe gì hai bánh

                 Đạp chạy bon bon

                 Chuông kêu kính coong

                 Đứng yên thì đổ”?    

- Là xe gì

- Cho trẻ quan sát xe đạp

+ Xe đạp có mấy bánh?

+ Làm thế nào xe đạp chạy được?

+ Chuông của xe đạp kêu như thế nào?

+ Ngoài ra, xe đạp còn có những bộ phận nào nữa?

=> Xe đạp còn có những bộ phận giỏ xe, tay lái, khung xe, yên xe... có 2 bánh, di chuyển bằng cách dùng chân đạp vào bàn đạp.

- “Trời tối, trời sáng”

- Cô xuất hiện hình ảnh xe máy cho trẻ quan sát và cho trẻ nói từng bộ phận xe

+ Xe máy có mấy bánh?

+ Xe máy chạy bằng gì?

+ Xe máy dùng để làm gì?

+Xe máy và xe đạp xe nào chạy nhanh hơn?

=> Xe máy có 2 bánh, chạy bằng xăng, động cơ, xe máy chạy nhanh hơn xe đạp

-  Cũng cố mở rộng

+ Ngoài xe đạp và xe máy ra còn phương tiện giao thông đường bộ nữa?

=> Cô cho trẻ xem một số phương tiện đường bộ khác như: Ô tô, xe tải ... Xem đến phương tiện nào hỏi tên phương tiện đó.

- Khi ngồi trên các phương tiện cháu như thế nào?

=> Giáo dục cháu ngồi ngoan trên các phương tiện giao thông không thò đầu, tay ra ngoài.

* Hoạt động 2:Trò chơi “Thi xem ai nhanh”

* Cách 1

 - Cách chơi: Chia lớp 2 đội [ bạn trai, bạn gái], mỗi đội có một lắc xắc xô. Khi cô nói đến tên và đặc điểm phương tiện giao thông nào,  thì đội nào nhanh tay rung chuông giành quyền trả lời đúng và nhanh nhất được thưởng 1 bông hoa. Cuối cuộc chơi đội nào nhiều hoa dành chiến thắng.

- Luật chơi: Đội nào rung chuông dành quyền trả lời không đúng nhường quyền cho đội bạn.

+ Lần 1 cô gọi tên phương tiện trẻ tìm phương tiện giơ lên

+ Lần 2 cô nêu đặc điểm [xe 2 bánh, xe chạy bằng gì?....]

Đội nào trả lời đúng được tặng một bông hoa, đội nào có nhiều bông hoa hơn thì đội đó thắng

- Tổ chức cháu chơi

* Cách 2

- Trò chơi: "Ghép tranh"

+ Cô giới thiệu tên trò chơi "Ghép tranh"

+ Cách chơi: Lớp chia 3 đội, mỗi đội có 1 rổ tranh xe đạp, xe máy, ô tô cắt rời thành 4 mảnh. Nhiệm vụ của mỗi đội hội ý nhau xếp các mảnh ghép lại thành phượng tiện hoàn chỉnh. Đội nào dán đúng là chiến thắng.

+ Cô tổ chức cho cháu chơi.

- Nghe hát bài “Em tập lái ô tô”

 KPKH: CÁC ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG

I. Mục đích

- Trẻ biết ý nghĩa và công dụng của 3 màu đèn tín hiệu giao thông.

- Rèn kỹ năng quan sát.

- Giáo dục cháu chấp hành luật giao thông.

II. Chuẩn bị

- Slide các đèn tín hiệu giao thông.

- 1 tranh vẽ biển, 1 tranh vẽ bầu trời.

- Lô tô các phương tiện giao thông đường biển, hàng không.

III. Tổ chức thực hiện

1. Ổn định tổ chức

a. Cách 1:

- Lớp nghe hát bài “ Đèn xanh đèn đỏ”

- Lớp vừa nghe hát bài gì?

b. Cách 2:

- Cô đố   "Mắt đỏ vàng xanh

                Ngày ngày đứng canh

                Ngã tư đường phố

                Mắt đỏ báo dừng

                Mắt xanh báo đi

                Vàng chờ tí nhé? [Đèn hiệu giao thông]

- Đố bé là gì?

c. Cách 3:

- Trời tối, trời sáng

- Các cháu phát hiện gì?

- Tranh gì? [Tranh: đèn đỏ, đèn xanh]

2. Nội dung chính

* Hoạt động 1:Tìm hiểu các tín hiệu đèn giao thông

- Cô cho trẻ xem slide các tín hiệu đèn giao thông

+ Các cháu vừa xem gì?

+ Đèn giao thông có những màu gì?

+ Các thấy đèn giao thông ở đâu?

+ Khi đi trên đường đèn màu xành bật lên thì con đi hay dừng lại?

+ Đèn vàng bật lên thị phải đi sao?

+ Vậy khi đèn đỏ bật lên chúng ta phải làm gì?

+ Khi tham gia giao thông thì chúng ta phải làm gì?

- Cô khái quát: đèn giao thông có 3 màu xanh, vàng, đỏ và đèn giao thông ở các ngã tư đường phố, mỗi màu đèn có ý nghĩa khác nhau; đèn xanh được quyền đi, đèn vàng đi chậm chậm, gặp đèn đỏ dùng lại.

-> Giáo dục khi tham gia giao thông chúng ta chấp hành luật giao thông, đi bên phải và nhìn tín hiệu đèn và các con còn nhỏ khi qua đường phải người lớn dắt.

*Hoạt động 3:Trò chơi cũng cố

a. Cách 1: Trò chơi "Đèn tín hiệu giao thông"

- Cô giới thiệu trò chơi “Đèn tín hiệu giao thông”

- Cách chơi: Cho trẻ làm tài xế lái xe vừa đi vừa hát bài “ Đèn xanh đèn đỏ” Khi cô giơ đèn nào trẻ nói tên đèn đó và thực hành theo đúng ý nghĩa của màu đèn.

- Tổ chức cháu chơi

b. Cách 2: Trò chơi "Bé khéo tay"

- Cô giới thiệu trò chơi “Bé khéo tay”

- Cách chơi: Lớp chia 3 đội, mỗi đội có tranh cột đèn giao thông và màu tô. Các bạn trong đội hội ý nhau và tô màu đèn hiệu giao thông. Đội nào tô đúng và nhanh là chiến thắng.

- Cô tổ chức cho cháu chơi.

3. Kết thúc:

a. Cách 1:

- Lớp hát bài “ Đèn xanh đèn đỏ”

b. Cách 2:

- Lớp hát bài "Em đi qua ngã tư đường phố"

KPKH: ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG

I. Mục đích

- Trẻ biết ý nghĩa và công dụng của 3 màu đèn tín hiệu giao thông.

- Rèn kỹ năng quan sát.

- Giáo dục cháu đi đúng theo tín hiệu đèn màu.

II. Chuẩn bị

*Cô:

- Slide các đèn tín hiệu giao thông.

- Các đèn giao thông: Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng.

*Cháu: Tranh cột đèn giao thông, các đèn màu, keo, khăn lau đủ cho 3 đội.

III. Tổ chức thực hiện

1. Ổn định tổ chức        

* Cách 1

- Lớp nghe hát bài “Đèn xanh đèn đỏ”

* Cách 2

- Lớp chơi " Dung dăng dung dẻ"

2. Nội dung chính

* Hoạt động 1: Tìm hiểu các tín hiệu đèn giao thông

- Cho cháu chơi "Trời tối, trời sáng"

- Cô cho trẻ xem slide tín hiệu đèn giao thông.

- Cho cháu quan sát và nói xem đây là gì?

- Đèn hiệu giao thông có mấy đèn?

- Các đèn đó có những màu gì?

- Khi đi trên đường đèn đỏ bật lên báo hiệu cho mọi người phải làm gì?

- Đèn vàng bật lên báo hiệu gì?

- Còn đèn xanh bật lên báo hiệu cho mọi người ra sao?

-> Đèn hiệu giao thông có 3 màu là màu đỏ, màu xanh, màu vàng. Mỗi màu đèn có ý nghĩa khác nhau; đèn đỏ dùng lại, đèn vàng đi chậm chậm, đèn xanh được quyền đi.

- Các cháu thấy đèn giao thông ở đâu?

- Khi được ba, mẹ chở đi gặp đèn đỏ ba mẹ quên dừng lại con phải làm gì?

-> Giáo dục khi tham gia giao thông chúng ta phải đi đúng tín hiệu đèn, các con còn nhỏ khi ra đường phải người lớn dắt.

*Hoạt động 3:Trò chơi cũng cố

* Cách 1

- Chơi:“Làm theo tín hiệu đèn màu”

+ Cô giới thiệu trò chơi “Làm theo tín hiệu đèn màu”

 + Cách chơi: Các cháu đi chơi khi cô giơ đèn nào thì các cháu thực hành đúng theo ý nghĩa đèn hiệu giao thông. Bạn nào thực hiện đúng là giỏi.

+ Tổ chức cháu chơi

* Cách 2

- Trò chơi: "Bé khéo tay"

+ Cô giới thiệu tên trò chơi "Bé khéo tay"

+ Cách chơi: Lớp chia 3 đội, mỗi đội có 1 tranh cột đèn, các đèn màu. Các bạn trong đội hội ý nhau xếp, dán các đèn màu vào cột đèn. Đội nào dán đúng là chiến thắng.

+ Cô tổ chức cho cháu chơi.

- Lớp đi chơi ra ngoài

PTNT: MẸ CỦA BÉ

I. Mục đích yêu cầu                      

- Trẻ nhận biết tên mẹ và công việc hằng ngày của mẹ.

- Rèn kĩ năng phát âm rõ các từ.

- Giáo dục trẻ biết  yêu thương mẹ.

II. Chuẩn bị

- Tranh “ Mẹ con”.

- Băng nhạc bài hát: “Biết vâng lời mẹ”

III. Các bước thực hiện.

1. Ổn định tổ chức

* Cách 1:

- Chơi “Trời tối, trời sáng”. Xuất hiện tranh” Mẹ con”.

+ Cô có tranh vẽ về ai đâu?

* Cách 2:

- Cô cháu cùng hát bài" Cả nhà thương nhau"

+ Bài hát nói về ai?

2. Nội dung chính

Hoạt động 1: Nhận biết mẹ của bé

- Cô gợi ý cho trẻ kể về mẹ của mình.

+ Mẹ cháu tên gì?

+ Mẹ cháu làm nghề gì?

+ Hằng ngày mẹ cháu thường làm những công việc gì?

+ Các con có yêu quý mẹ mình không?

- Cô gọi nhiều trẻ trả lời.

Chú ý rèn cho trẻ phát âm rõ các từ.

- Cô khái quát lại

à Giáo dục trẻ yêu thương mẹ, làm những việc nhỏ vừa sức để giúp mẹ.

 Hoạt động 2: CTC: “Ai nhanh nhất”

-Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Cách chơi: Mỗi trẻ có 1 rổ đựng các tranh lô tô về công việc hàng ngày của mẹ. Trẻ chọn tranh lô tô theo yêu cầu của cô.

- Trẻ chơi

3. Kết thúc:

* Cách2:

- Cô hỏi trẻ: Con vừa nhận biết ai?

- Lớp hát cùng cô bài: “Em biết vâng lời mẹ dạy".

* Cách 2:       

- Lớp hát bài hát " Cả nhà thương nhau".

Chủ Đề