Huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam có bao nhiêu xã?

Nhằm cung cấp file bản đồ chất lượng cao cho bạn đọc hỗ trợ các nhu cầu lưu trữ, tra cứu in ấn. Địa Ốc Thông Thái đã tổng hợp lại các file bản đồ định dạng vector, Illustrator, PNG, JPG, GIF phân giải cao phục vụ nhu cầu in ấn HD, khổ lớn A1, A0.

Gian nan quá trình cấp điện

Huyện Nông Sơn [Quảng Nam] có 7 xã, thị trấn được tách ra từ huyện Quế Sơn vào năm 2005. Đây là một trong số 9 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam có địa bàn chia cắt bởi nhiều sông rộng, suối sâu và khá nhiều đồi núi bao quanh, biến huyện trở thành một thung lũng rộng. Cách đây khoảng mươi, mười năm về trước, việc đi lại, vận chuyển ở khu vực này hết sức khó khăn vì ngăn sông, cách núi. Từ xã này qua xã khác, thậm chí giữa các thôn trong cùng một xã cũng phải đi lại bằng đò. Từ trung tâm huyện hoặc từ dưới xuôi lên vùng Tý, Sé, Dùi, Chiêng hay lên Hòn Kẽm Đá Dừng chỉ có thể đi bằng thuyền ngược dòng Thu Bồn là nhanh nhất. Ngày nay, đường sá mở rộng, được láng nhựa hoặc đắp bê tông đến tận xóm thôn, cầu Nông Sơn đã bắc qua sông Thu Bồn tại Trung Phước, cầu treo tại Quế Lâm và nhiều cầu khác đang được xây dựng như cầu Tý, cầu Bến Đình…, rất thuận tiện giao thương, song việc đi lại bằng thuyền, đò vẫn khá phổ biến ở vùng thượng nguồn sông Thu.

Chính vì địa hình bị chia cắt như vậy nên việc xây dựng các công trình lưới điện để góp phần cùng địa phương thực hiện chủ trương “xóa đói giảm nghèo” cũng rất khó khăn. Trong những năm qua, với quyết tâm đầu tư tổng lực của ngành điện và địa phương, khu vực Nông Sơn lại là một trong số các huyện ở Quảng Nam phủ điện đến 100% số xã sớm nhất. Ông Lê Quang Vĩnh, Tổ trưởng Tổ quản lý điện Nông Sơn thuộc Điện lực Quế Sơn ¬– là người địa phương làm điện lâu năm ở đây – nhớ lại: “Việc đầu tư cấp điện cho huyện Nông Sơn là một quá trình lâu dài và gian nan do địa hình phức tạp. Bởi thế nhiều trụ điện phải dựng chênh vênh bên các triền đồi, còn đường dây phải vượt nhiều khoảng sông rộng, phần lớn bằng qua vùng đồi núi”.

Quay lại 20 năm trước, vào năm 1993, Công ty Điện lực 3 [nay là Tổng công ty Điện lực miền Trung - EVNCPC] đã đầu tư một nguồn vốn lớn, đưa điện từ Duy Hòa [huyện Duy Xuyên] lên cung ứng cho xã Quế Trung [huyện Quế Sơn, nay là thị trấn Trung Phước, huyện Nông Sơn] và xã Quế Lộc. Sau đó, đường dây tiếp tục vượt sông cấp điện cho làng Đại Bình quanh năm sum suê cây trái ở phía bên kia Bến đò Trung Phước. Đường dây 35kV này dài hơn 20 km, xuất tuyến 372-T91, phần lớn băng qua vùng đồi núi, vượt đèo Phường Rạnh [thôn An Trung, xã Quế Trung] nên thường xuyên bị nạn sạt lở, lũ quét, giông sét và cây rừng uy hiếp, rất khó khăn cho công tác quản lý, vận hành và bảo vệ lưới điện. Hằng năm, sau mỗi mùa bão lũ, đơn vị quản lý vận hành phải tốn tiền tỷ để duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa đường dây này.

Giai đoạn tiếp theo, vào năm 1998, EVNCPC đã đầu tư 19,9 tỷ đồng [hồi ấy là rất lớn] để thực hiện dự án cấp điện 7 xã vùng sâu, vùng xa và vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam. Trong đó, khu vực Nông Sơn có 2 xã Quế Ninh và Quế Phước được hưởng lợi từ dự án này. Đến năm 2001, nối tiếp từ lưới điện này, dự án RE1 đầu tư kéo tiếp đường dây đưa điện về xã Quế Lâm. Đến năm 2005 huyện Nông Sơn được thành lập, tách xã Quế Lộc để thành lập thêm xã Sơn Viên; tách một số thôn của 2 xã Quế Ninh, Quế Phước để lập thành xã Phước Ninh. Như vậy, từ năm 2005 toàn bộ 7/7 xã, thị trấn của huyện Nông Sơn đã được cung ứng điện, chỉ trừ thôn 5 [trước đây là thôn Cấm La] và 6 [còn gọi là thôn Tý Lở] của xã Quế Lâm, với hơn 120 hộ dân ở phía bên kia sông chưa có điện.

"Cú huých cuối cùng"

Sở dĩ người dân 2 thôn 5 và 6 của Quế Lâm vẫn còn sống trong tình cảnh đèn dầu, theo ông Trần Thiện Thắng là bởi do địa hình phức tạp, các cụm dân cư ở bên kia sông, khá xa so với điểm đấu nối gần nhất của lưới điện mà nguồn vốn của dự án RE1 hạn chế không thể đầu tư vào sâu hơn được nữa, còn nguồn vốn ngân sách địa phương không đủ lực để tính cho việc này. “Quá bức xúc trước tình trạng thiếu điện lâu dài, nhiều hộ dân ở thôn 6 tự chung vốn kéo điện từ Quế Phước, hoặc từ thôn 2 Quế Lâm xuống. Tuy nhiên, do kéo dây quá xa, trụ và dây tạm bợ nên thiếu an toàn, chất lượng điện không đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Cuối cùng rồi cũng phải chờ có dự án đầu tư” - ông Thắng nói.

Nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân, tháng 10/2010, Sở Kế hoạch - Đầu tư Quảng Nam đã có quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng công trình cấp điện cho thôn 5 và thôn 6 của xã Quế Lâm. Đây là công trình thuộc nguồn vốn ngân sách theo cơ chế, chính sách đối với các huyện miền núi của 6 tỉnh giáp Tây Nguyên. Tổng mức vốn đầu tư hơn 4,721 tỷ đồng, với khối lượng gồm 4.164 mét đường dây trung áp; 3.055 mét đường dây hạ áp; 2 trạm biến áp 125 kVA và 106 công tơ đo đếm điện, đảm bảo mỗi hộ dân có một công tơ. Trong đó, lưới điện trung áp về thôn 5 dài 2,4 km, đấu nối từ vị trí trụ 162 xuất tuyến 572 T94; lưới điện về thôn 6 kéo từ trạm biến áp T9 Quế Phước.

Sau hơn một năm xây dựng, đến thời điểm này toàn bộ công trình lưới điện thôn 5 đã hoàn thành nhưng chưa nghiệm thu đóng điện được vì còn vướng vườn cây cao su, cây dó của một số hộ dân do không chấp nhận phương án giải toả đền bù của địa phương; mặt khác do xe cẩu thi công cầu Bến Đình đã làm đứt dây đoạn vượt sông, lưới điện và trạm biến áp còn một số điểm chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để đóng điện. Đối với lưới điện thôn 6, tình trạng vướng cây cối của dân cũng cản trở quá trình thi công và nghiệm thu đóng điện. Chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt, một người dân địa phương tỏ ra bức xúc: “Nhà nước quan tâm đến đời sống người dân nên mới đầu tư công trình điện này, thế nhưng vì một chút lợi ích cục bộ của một số hộ dân mà lưới điện xây hơn 1 năm rồi bỏ đó, mặc cho mưa nắng tàn phá. Trong khi đó, hàng trăm hộ dân thì mòn mỏi từng ngày từng giờ mong được đóng điện để cải thiện đời sống của người dân đã từng chịu nhiều khổ cực nơi miền rừng thiêng nước độc này!”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tiến Đông, cán bộ của Ban quản lý dự án công nghiệp tỉnh Quảng Nam, là người trực tiếp theo dõi dự án này, khẳng định: “Ban quản lý đang tích cực phối hợp với UBND huyện Nông Sơn và Công ty Điện lực Quảng Nam cố gắng thúc đẩy các khâu công việc cuối cùng của dự án; đồng thời khắc phục những tồn tại kỹ thuật của công trình để sớm đóng điện phục vụ người dân, dự kiến đóng điện trước Tết Dương lịch sắp tới”.

Thiết nghĩ, dự án cấp điện cho thôn 5, thôn 6 Quế Lâm có ý nghĩa kinh tế xã hội rất lớn, đó là đảm bảo cho huyện Nông Sơn đạt tỷ lệ hộ dân có điện 100% theo chuẩn nông thôn mới; đáp ứng được quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần để người dân vùng Tý, Sé [Quế Lâm] sớm có điện như khu vực Dùi, Chiêng [Phước Ninh], là những địa danh nổi tiếng về sự khắc nghiệt của khí hậu và sự tàn phá dữ dội của thiên tai mà ngày nay đang dần trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn của huyện Nông Sơn, hy vọng vào "cú huých cuối cùng" của nguồn năng lượng điện.

Trần Văn Quy-Lê Bá Vỹ

Huyện Nông Sơn gồm bao nhiêu xã?

Huyện Nông Sơn có 45.592 ha diện tích tự nhiên và 34.524 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Quế Lộc, Quế Trung, Quế Ninh, Quế Phước, Quế Lâm, Sơn Viên và Phước Ninh.

Huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam có bao nhiêu xã?

- Huyện Hiệp Đức gồm 8 xã: Bình Lâm, Thăng Phước, Quế Thọ, Quế Bình, Quế Lưu, Quế Tân, Phước Gia, Phước Tra có diện tích tự nhiên 48649,86 hécta với 27291 nhân khẩu.

Huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam có bao nhiêu xã?

Toàn huyện 14 đơn vị hành chính, bao gồm các : Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú, Hương An, Quế Cường, Phú Thọ, Quế Thuận, Quế Hiệp, Quế Châu, Quế Minh, Quế An, Quế Long, Quế Phong và thị trấn Đông Phú.

Quảng Nam có bao nhiêu xã phường thị trấn?

Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 241 xã, phường, thị trấn.

Chủ Đề