Kể lại Bài học đường đời đầu tiên bằng lời văn của em

Kể lại câu chuyện: "Bài học đường đời đầu tiên" của chú dế mèn

Dế Mèn là chú Dế út trong ba anh em sinh cùng một lứa. Theo tục lệ nhà họ Dế, sau khi ra đời được ba hôm, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng tại một cái hang bên bờ ruộng trông ra một đầm nước.

Thoạt đầu, hàng xóm làng giềng ai cũng mến Dế Mèn. Cậu ta cần cù chăm chỉ, ngày ngày ra sức tu bổ nơi ăn chốn ở của mình, đào cho nó thêm sâu, làm riêng phòng ăn, phòng ngủ, mở thêm nhiều nghách, nhiều ngăn đề phòng nguy hiểm.

Tối đến, Dế Mèn ra cửa đứng, vừa hát, vừa đàn, tỏ ra rất thích thú với cuộc sống tự lập phóng khoáng. Đêm khuya, Dế Mèn cùng bà con tụ tập giữa bãi, uống sương lạnh, ăn cỏ ướt, gảy đàn, ca hát, thổi sáo, nhảy múa đến tận sáng mới trở về hang.

Dế Mèn ăn uống điều độ, lại chăm chỉ làm việc nên lớn nhanh lắm. Chẳng mấy lúc mà anh ta trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh dài rộng, chắc khỏe. Thỉnh thoảng anh ta vỗ lên nghe phành phạch; những vuốt ở chân cứng và sắc, mỗi khi anh ta co cẳng đạp phanh phách, cỏ cư gãy rạp …

  •  Văn miêu tả lớp 6
  •  Đề văn tích hợp lớp 6

Nhưng dần dà mọi người đều nhận ra Dế Mèn là một anh chàng xấu chơi. Anh ta hung hăng, lúc nào cũng hợm mình là người khỏe nhất, sẵn sang cả khịa gây gỗ với bất kỳ ai. Người ta tránh đi thì Dế Mèn lại nghĩ rằng người ra sợ. Tệ nhất là Dế Mèn hay bắt nạt kẻ yếu như mấy chị Cào Cào, mấy anh Gọng Vó.

Cạnh nhà Dế Mèn là nhà anh Dế Choắt. Cậy này gầy gò, yếu đuối, suốt ngày khổ sở vì bệnh tật, ở trong một cái hang nông choèn. Một hôm Dế Mèn sang nhà Dế Choắt, thấy thế, Dế Mèn không những không thương xót, tìm cách giúp đỡ mà còn nói ra những lờn kinh thị.

Một buổi chiều, sau cơn mưa to, các giống chim về đầy đầm. Ngay trước nhà Dế Mèn có một chị Cốc to đồ sộ. Dế Mèn quen thói hung hăng, lại gây sự, rủ Dế Choắt trên chị Cốc chơi. Dế Choắt sợ hãi, can ngăn. Dế Mèn nhất định không nghe. Thế là anh ta bò ra cửa hang, hát to một bài do anh ta bịa ra:

Cái cò cái vạc cái nông,

Ba cái cùng béo vặt lông cái nào?

Vặt lông cái Cốc cho tao,

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Nghe thấy thế, chị Cốc nổi giận và quát hỏi:

-      Ai thế? ai trêu ta thế?

Dế Mèn liền chui tọt vào hang, nằm im thít. Anh ta yên trí là với cái hang sâu và chắc chắn như thế, dầu chị Cốc có mổ cũng không làm gì được anh ta.

Khốn khổ cho Dế Choắt, nó nằm trong cái hang nông choèn nên bị chị Cốc phát hiện ngay. Chị ta nghĩ Dế Choắt là tên láo xược nên nổ lấy mổ để. Dế Choắt kêu khóc ầm ĩ, chị ta cũng không tha. Đến khi đã hả cơn tức giận, chị Cốc bỏ đi, thì Dế Choắt chỉ còn thoi thóp.

Một lúc sau, Dế Mèn bò sang hang Dế Choắt. Trong thấy tình trạng Dế Choắt, Dế Mèn mới bắt đầu ân hận. Dế Mèn hỏi một câu ngớ ngẩn:

-      Sao? Sao?

Rồi Dế Mèn quỳ xuống, nâng đàu Dế Choắt lên, nói những lời ăn năn và xin lỗi. Dế Choắt nói:

-      Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Rồi Dế Choắt tắt thở, Dế Mèn dẫu khóc lóc thì Dế Choắt cũng đã chết rồi.

Sau đó, Dế Mèn đưa Dế Choắt đi chôn. Đắt mộ cho Dế Choắt xong. Dế Mèn đứng lặng hồi lâu, ngẫm nghĩ về những ngày qua và những ngày sắp tới của đời mình.

Bài làm tham khảo !!!!!!!

     “Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vả lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay cũng may là thoát nạn nhưng không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn tôi sẽ cũng tự rước họa vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc sẽ đến mãi sau này tôi cũng không thể nào quên”.

Dế Choắt là láng giềng của Dế Mèn. Cái tên Dế Choắt là do Dế Mèn đặt ra với thái độ mỉa mai, chế giễu. Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng. Nhìn Dế Choắt với con mắt khinh thường, chê bai mỉa mai châm biếm. Cho Dế Choắt là một kẻ xấu xí: Cái chàng Dế Choắt người gầy gò, và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã là thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng… Đôi càng bè bè, nặng nề. Râu ria cụt có một mẩu và mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ… Dế Mèn nói năng với Dế Choắt luôn bằng giọng bề trên, khinh khỉnh, dạy dỗ:

Gọi Dế Choắt là chú. Tuy bằng tuổi với Dế Choắt: “Ôi chú mày ơi! chú mày có lớn mà không có khôn”.

Dế Mèn còn là một kẻ ích kỉ không cho Dế Choắt đào ngách thông nhà mình lại còn mắng: "Hứ! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo như thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điều hút mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết.”

Đúng như Dế Mèn tự nhân: Ngẫm ra thì tôi chỉ nói cho sướng miệng thôi. Dế Mèn là một kẻ không bao giờ nghe ai và cũng không quan tâm là có ai nghe mình không. Qua cái thái độ và lời nói của Dế Mèn đối với Dế Choắt ta thấy Dế Mèn là một kẻ kiêu ngạo, coi nhẹ tình hàng xóm láng giềng và không có tình thương yêu đồng loại.

Tuổi trẻ đôi khi chúng ta thật bồn bột và suy nghĩ chưa chín chắn đôi khi ta gây ra những chuyện mà làm ta ân hận cả đời. Dế Mèn cũng vậy. Dế Mèn hay nghĩ ra những trò nghịch ngợm ranh mãnh và gây ra những chuyện đáng tiếc.

Lúc thấy bóng chị Cốc đậu trước cửa hang, Dế Mèn rủ Dế Choắt trêu chọc chị. Dế Choắt tỏ ra nhát gan không dám thì Dế Mèn quắc mắt mắng:

“Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ ta đâu!”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thíp”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát.

Thấy Dế Choắt nằm im thoi thóp thì hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Dế Choắt thật sự hối hận về hành động dại dột của mình: Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Cái chết oan của Dế Choắt đã thức tỉnh lương tâm Dế Mèn. Để chuộc lại lỗi lầm Dế Mèn đã chôn cất Dế Choắt chu đáo. Sau cái chết của Choắt, Dế Mèn đau xót ân hận lắm. Chú tự trách mình ngông cuồng và dại dột. Cũng từ đấy, chú cố gắng sửa đổi tính nết để trở thành người tốt.

Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.

Đoạn trích trên tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hóa đặc sắc tác giả đã tạo nên một nhân vật Dế Mèn một linh hồn và một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn mang đầy đủ những nét đáng yêu và những tật xấu của tuổi mới lớn. Đọc chuyện trên chúng ta thấy thấp thoáng bóng dáng của chúng ta ở trong đó và càng thấm thía hơn bài học mà nhà văn đã khéo luồn vào trong đó.

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Dẫn dắt kể lại câu chuyện.

b. Thân bài:

– Kể về ngoại hình và tính cách của nhân vật Dế Mèn.

– Trò đùa hại người của Dế Mèn.

– Bài học Dế Mèn rút ra cho bản thân mình: Không được kiêu căng, hợm hĩnh, phải biết yêu thương và giúp đỡ người khác…

c. Kết bài:

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

– Bài học em rút ra từ câu chuyện của Dế Mèn.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết một bài văn kể lại truyện Bài học đường đời đầu tiên bằng lời văn của em.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Một lần nọ, Dế Mèn đi phiêu lưu qua một vùng cỏ xước xanh dài thì chợt nghe thấy tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước, Dế Mèn gặp chị Nhà Trò đang ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cách yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Dế Mèn đến gần, an ủi mãi chị mới kể rằng:

Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ chị đã phải vay lương ăn của bọn Nhện. Sau đấy, không may mẹ mất đi, còn lại thui thủi có một mình. Mà chị vốn sinh ra đã ốm yếu, kiếm bữa nuôi thân còn chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Không có gì trả nợ, mấy bận bọn Nhện đã đánh chị. Chúng còn đe trên đường về nhà hôm đó sẽ chăng tơ ngang đường để bắt, vặt chân, vặt cánh ăn thịt chị. Vừa buồn vừa sợ, chị chỉ biết ngồi gục bên tảng đá mà khóc. Nghe xong, Dế Mèn xòe hai càng ra bảo: “Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu”, rồi dắt Nhà Trò đi.

Đi được một quãng thì đến chỗ mai phục của bọn Nhện. Bọn Nhện chăng từ bên nọ sang bên kia biết bao đường tơ. Khi nghe thấy tiếng Dế Mèn hỏi, từ trong hốc đá, một mụ Nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai Nhện vách nhảy kèm. Trông mụ đanh đá, nặc nô lắm. Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ Nhện co rút lại rồi cúi dập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. Dế Mèn quát: “Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Có phá hết các vòng vây đi không?”.

Bọn Nhện sợ hãi cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Con đường về tổ của Nhà Trò quang hẳn.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Tại vùng nọ, có anh Dế Mèn vốn tính tình hào hiệp, phong lưu, dũng cảm, thích làm điều tốt, giúp đỡ kẻ yếu.

Một ngày nọ, đang dạo trên vùng cỏ xước xanh dài, ngắm nghía cảnh vật bình yên của quê hương mình thì bỗng đâu đây có tiếng khóc tỉ tê vọng lại. Vốn tính tò mò, Dế Mèn đi thêm vài bước nữa thì gặp chị nhà Trò, một mình lủi thủi gục đầu bên tảng đá mà khóc. Trông chị Nhà Trò gầy yếu lại nhỏ con, khoác lên mình chiếc áo thâm dài điểm vàng đôi chỗ. Người chị bự những phấn như là vừa mới lột vậy. Để ý kĩ hơn, Dế Mèn thấy đôi cánh của chị ngắn cũn lại mỏng như cánh bướm vậy. Nhìn đôi cánh yếu ớt cùng thân hình nhỏ bé đến tội nghiệp của chị, tiếng khóc thì không ngừng, Dế Mèn thương chị lắm. Gắng đến gần hơn, Dế Mèn cất tiếng hỏi: Có chuyện gì khiến chị phiền lòng vậy?

Chị nhà Trò vừa nức nở vừa kể lể:

– Năm ngoái, gặp phải thời tiết xấu, mất mùa đói kém, lâm vào đường cùng, mẹ em buộc phải vay nhà nhện ít lương ăn. Nhưng rồi, một thời gian mẹ em mất, em thì còn nhỏ lại yếu ớt, thui thủi một mình kiếm ăn quá ngày chẳng đủ lấy đâu ra trả nợ cho nhà nhện. Mấy bận bọn nhện có đánh em. Hôm nay, bọn chúng chăng tơ ngang đường để vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.

Nghe đến đây, Dế Mèn tức lắm, bèn quát lớn:

– Bọn nhện cậy đông hiếp yếu, thật độc ác, chúng đúng là không coi ai ra gì mà. Để xem rồi chúng còn dám dở trò gì nữa?

Sau đó, Dế Mèn xoa đầu chị, xoè đôi càng mẫm bóng đầy oai vệ của mình ra bảo vệ, rồi trấn an chị Nhà Trò:

– Có anh ở đây, em đừng sợ, để anh cho chúng nó một bài học.

Chị Nhà Trò thôi khóc rồi cùng Dế Mèn đến chỗ mai phục của bọn nhện.

—–Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp—–

Video liên quan

Chủ Đề