Khái niệm “phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non”

1.TBG PP hinh thanh bieu tuong toan cho tre 2021

Pp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non
  • University
    Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

  • Course
    Spmnk63 [HUI2020]

  • Academic year
    2020/2021
Helpful?10
Share

Comments

  • Please sign in or register to post comments.

Students also viewed

  • Marketing vhnt cua cac nha hat tren dia ban ha noi lats 20210911044701 e
  • Pr 1 sach quan tri tai chinh vieclamvui
  • LQVT So sanh sap xep chieu dai 3 doi tuong
  • Tailieuxanh so 2326. Gdmn
  • Tailieuxanh mot-so-bien-phap-nang-cao-hoat-dong-nhan-biet-tap-noi-cho-TReR tre-24-26-thang-o-truong-mam-non-dac-lua-3073
  • 06nguyen thi ngoc chau - Gdmn. Phát triên tư duy của tre. Tài liệu
  • Gtmn0023 p1 0045.GDMn. tài liệu
  • Tailieuxanh giao an mam non tho renh renh rang rang 3176
  • Tailieuxanh giao an cau truyen ve giot nuoc 1378
  • Lyluanvaphuongphapphattrienngonnguchotreem p1 7903. Gdmn

Preview text

UY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

-------------------------------------

BÀI GIẢNG

PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN

CHO TRẺ MẦM NON

[Dành cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non]

Giảng viên biên soạn : Phùng Thị Thúy Phương Bộ môn : Giáo dục Mầm non Khoa : Giáo dục Mầm non

THANH HÓA, NĂM 2021

MỤC LỤC

Trang

BÀI 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC HÌNH THÀNH........................ BIỂU TƯỢNG TOÁN CHO TRẺ MẦM NON..................................................

1. Vai trò và nhiệm vụ của việc hình thành cho trẻ những biểu tượng toán đối với

  • 1. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của môn học phương pháp hình thành biểu tượng toán.
  • 1.1. Vị trí, vai trò của môn học phương pháp hình thành biểu tượng toán......................
  • 1.1. Nhiệm vụ của môn học phương pháp hình thành biểu tượng toán ............................
  • việc phát triển và giáo dục trẻ mầm non ..............................................................................
  • 1.2. Vai trò .............................................................................................................................
  • 1.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................................
  • 1. Nguyên tắc xây dựng chương trình .................................................................................
  • 1.3. Nguyên tắc vừa sức tiếp thu của trẻ ..............................................................................
  • 1.3. Nguyên tắc xây dựng hệ thống kiến thức .....................................................................
  • 1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng tâm ..............................................................................
  • 1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển ..............................................................................
  • 1. Nội dung của chương trình .............................................................................................
  • 1.4. Nội dung dạy trẻ lứa tuổi nhà trẻ [18 36 tháng] ........................................................
  • 1.4. Nội dung dạy trẻ lứa tuổi mẫu giáo 3 4 tuổi ..............................................................
  • 1.4. Nội dung dạy trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi .................................................................
  • 1.4. Nội dung dạy trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi .................................................................
  • 1. Đặc điểm của việc hình thành biểu tượng toán ban đầu ............................................
  • 1.5. Quá trình nhận biết thông qua hoạt động ..................................................................
  • 1.5. Quá trình nhận biết dựa nhiều vào cảm tính ............................................................
  • 1.5. Quá trình nhận biết từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp ...................................
  • 1.5. Quá trình nhận biết gắn liền với quá trình phát triển ..............................................
  • 1. Các nguyên tắc hình thành những biểu tượng toán ban đầu cho trẻ mần non .......
  • 1.6. Nguyên tắc dạy học phát triển .....................................................................................
  • 1.6. Nguyên tắc học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với cuộc sống .............................
  • 1.6. Nguyên tắc trực quan ..................................................................................................
  • 1.6. Nguyên tắc tính hệ thống và tính trình tự ..................................................................
  • 1.6. Nguyên tắc dạy học vừa sức ........................................................................................
  • 1.6. Nguyên tắc tính khoa học ............................................................................................
  • 1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ ...........................
  • 1. Các phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ ..............................................
  • 1.7. Nhóm các phương pháp dạy học trực quan ...............................................................
  • 1.7. Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời nói ...........................................................
  • 1.7. Nhóm các phương pháp thực hành ............................................................................
  • 1. 8. Các hình thức tổ chức dạy trẻ ......................................................................................
  • 1. Quan điểm dạy học tích cực trong giáo dục mầm non. ..............................................
  • 1.9. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp cho trẻ làm quen với toán ở mầm non ......
  • 1.9. Định hướng đổi mới phương pháp cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non ..
  • TƯỢNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN....................................... BÀI 5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH CÁC BIỂU
  • 5. Đặc điểm nhận thức của trẻ ........................................................................................
  • 5. Nội dung và phương pháp hình thành .......................................................................
  • 5.2. Cho trẻ mẫu giáo bé [3 4 tuổi] ................................................................................
  • 5.2. Cho trẻ mẫu giáo nhỡ [4- 5 tuổi] ...............................................................................
  • 5.2. Cho trẻ mẫu giáo lớn [5 6 tuổi] ..............................................................................
  • CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.................................................................................
  • TƯỢNG ĐỊNH HƯỚNG VỀ THỜI GIAN..................................................... BÀI 6. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH CÁC BIỂU
  • 6. Đặc điểm nhận thức của trẻ ........................................................................................
  • 6. Nội dung và phương pháp hình thành biểu tượng về thời gian ..............................
  • 6.2. Cho trẻ mẫu giáo bé [3 4 tuổi] ................................................................................
  • 6.2. Cho trẻ mẫu giáo nhỡ [4 5 tuổi] .............................................................................
  • 6.2. Cho trẻ mẫu giáo lớn [5 6 tuổi] ..............................................................................
  • CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.................................................................................
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................

BÀI 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC HÌNH THÀNH

BIỂU TƯỢNG TOÁN CHO TRẺ MẦM NON

1. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của môn học phương pháp hình thành biểu tượng toán.

1.1. Vị trí, vai trò của môn học phương pháp hình thành biểu tượng toán......................

1. Các phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ ..............................................

phần dành cho cử nhân sư phạm mầm non, là một bộ môn nghiệp vụ nằm trong chương trình phần chuyên ngành. Môn học có một vị trí đặc biệt trong trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ mần non, nó đặt nền móng cho sự phát triển tư duy, năng lực nhận biết của trẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp tiểu học với những biểu tượng sơ đẳng, những kỹ năng như phân biệt, so sánh, phân loại, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa... Môn học Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non có một vị trí quan trọng trong quá trình đào tạo giáo viên mần non. Nó không phải chỉ trang bị cho các cô mẫu giáo tương lai những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà còn chỉ ra cho các cô thấy sự cần thiết phải cung cấp cho trẻ mẫu giáo đầy đủ, kịp thời các biểu tượng toán học trước khi các cháu đến trường phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Môn học Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non còn hữu ích đối với cán bộ quản lí và những nhà nghiên cứu về giáo dục mầm non.

1.1. Nhiệm vụ của môn học phương pháp hình thành biểu tượng toán ............................

Ở trường mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ mẫu giáo không lĩnh hội các khái niệm khoa học một cách có hệ thống mà chỉ lĩnh hội các tri thức đời sống hoặc các tri thức tiền khoa học. Vì vậy trường mẫu giáo không dạy trẻ các khái niệm toán học, chỉ hình thành một số biểu tượng toán học ban đầu. Đây là nhiệm vụ khó khăn của mỗi cô giáo mầm non. Hiểu được đầy đủ nội dung các khái niệm để hình thành sao cho phù hợp với khả năng của trẻ còn khó khăn nhiều. Để giúp các cô giáo mần non tương lai có đủ khả năng giúp trẻ hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mần non, môn học có nhiệm vụ trang bị hệ thống cơ sở lí luận về quá trình hình thành biểu trượng toán ban đầu cho trẻ mần non, cụ thể là:

  • Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về dạy học những kiến thức toán học sơ đẳng bao gồm nhiệm vụ, nội dung chương trình, các

mầm non không chỉ nhằm giúp trẻ nắm được những kiến thức toán học ban đầu và các mối liên hệ, quan hệ toán học, mà còn góp phần hình thành ở trẻ những kĩ năng nhận biết, như: kĩ năng so sánh số lượng, so sánh kích thước, kĩ năng đếm, kĩ năng đo lường, kĩ năng thực hiện các phép tính đơn giản... Quan trọng hơn là việc dạy trẻ cần tiến hành sao cho nó đem lại những biến đổi về chất trong các hình thức nhận biết tích cực của đứa trẻ. Những kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục và kinh nghiệm sư phạm cho thấy rằng, việc tổ chức hợp lí quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ đảm bảo sự phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Vì vậy, việc tổ chức quá trình dạy học cho trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn một cách đúng lúc và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Thông qua quá trình dạy học như vậy, trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm, về kích thước và hình dạng của các vật, trẻ biết định hướng trong không gian và thời gian; trẻ nắm được phép đếm, phép đo độ dài các vật bằng các thước đo ước lệ, biết thiết lập mối quan hệ số lượng giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh; đồng thời phát triển ở trẻ khả năng ước lượng kích thước các vật... Tất cả điều đó có tác dụng phát triển trí tuệ cho trẻ. Cùng với quá trình học tập, những kiến thức toán học cụ thể của trẻ sẽ dần dần trở nên khái quát hơn. Nhờ vậy, tư duy của trẻ dần được trừu tượng; các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá... được hình thành ở trẻ. Quá trình hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong quá trình tham gia các hoạt động làm quen với toán, trẻ nắm được các thuật ngữ toán học, như: tên gọi các con số, các hình hình học phẳng [hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác] và các khối hình [khối trụ, khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật] và các thành phần của chúng [góc, cạnh, các mặt của khối hình]. Việc dạy trẻ phản ánh các dấu hiệu toán học và mối quan hệ toán học bằng lời nói có tác dụng phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ. Các tiết học toán với trẻ còn có vai trò đặc biệt trong sự phát triển hứng thú và những kĩ năng nhận biết cho trẻ. Hơn nữa, trong các tiết học toán, việc giải quyết các nhiệm vụ dạy học luôn gắn bó chặt chẽ với việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dục như: dạy trẻ trở nên có tổ chức, có kỉ luật, biết chú ý lắng nghe và ghi nhớ, tích cực và độc lập giải quyết nhiệm vụ được giao đúng thời gian quy định. Qua đó, trẻ được giáo dục trở thành người có định hướng, có tổ chức, có trách nhiệm. Quá trình hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng đã tạo nên các mối quan hệ giữa giáo viên với tập thể trẻ, giữa giáo viên với cá nhân trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Vì vậy, việc dạy học những kiến thức toán học sơ đẳng không chỉ góp phần phát triển các năng lực nhận

biết, năng lực học tập, mà còn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ.

1.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................................

Quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

  • Trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu
  • Giúp trẻ nắm một số thuật ngữ toán học.
  • Phát triển hứng thú và năng lực nhận biết, phát triển tư duy lôgic và ngôn ngữ cho trẻ. Các nhiệm vụ trên được giải quyết một cách phối hợp và linh hoạt trong mỗi tiết học toán cũng như trong quá trình tổ chức các dạng hoạt động độc lập của trẻ. Tuy nhiên, chỉ với điều kiện hoạt động của trẻ được tổ chức một cách đúng đắn và dạy học có hệ thống thì mới tạo ra sự phát triển đúng lúc những biểu tượng và những năng lực toán học của trẻ. Những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà tâm lí và giáo dục trên thế giới chỉ ra rằng, trẻ lứa tuổi mẫu giáo có khả năng lĩnh hội những kiến thức toán học sơ đẳng, nhưng cần phải có sự lựa chọn các phương thức và hình thức dạy học phù hợp vói đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Vì vậy, ở từng giai đoạn phát triển lứa tuổi trẻ cần tạo các điều kiện thuận lợi nhất để hình thành những kiến thức, kĩ năng nhất định cho trẻ nhỏ. Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, trẻ còn được làm quen với các mối quan hệ và sự phụ thuộc toán học, như mối quan hệ số lượng giữa các tập hợp [có số lượng bằng nhau, không bằng nhau, mối quan hệ về kích thước giữa các vật, mối quan hệ giữa các số thuộc dãy số tự nhiên, các mối quan hệ không gian và thời gian]. Hơn nữa, những kiến thức toán học được đưa đến với trẻ trong mối quan hệ qua lại với nhau, như: sự hình thành biểu tượng về số lượng ở trẻ gắn chặt chẽ với việc trẻ nắm những kiến thức về tập hợp và về kích thước các vật. Mặt khác, trẻ không chỉ lĩnh hội kiến thức về các con số, mà còn học cách trừu tượng hoá sự đánh giá số lượng khỏi tất cả những dấu hiệu khác của vật [màu sắc, hình dạng, kích thước]. Việc cho trẻ làm quen với thước đo và phép đo lường có tác dụng giúp trẻ hiểu con số chính xác hơn và nắm được khái niệm đơn vị. Chính mối liên hệ giữa phép đếm và phép đo giúp trẻ nắm được sự phụ thuộc của kết quả đếm vào đơn vị của phép đếm và kết quả đo vào độ dài của thước đo ước lệ. Việc dạy trẻ trong các tiết học toán tại trường mầm non còn góp phần hình thành ở trẻ những dạng sơ khai của hoạt động thực tiễn và hoạt động trí tuệ như: hoạt động đếm, đo lường, khảo sát... Trong các dạng hoạt động này, trẻ sẽ nắm được những kiến thức qua việc thực hiện trình tự các thao tác, như: qua thực hiện trình tự các thao tác khi so sánh độ lớn của các tập hợp bằng cách thiết lập tương ứng 1:1, thực hiện trình tự các thao tác đó,..., trẻ không chỉ nắm được trình tự các thao tác đó, mà đồng thời còn nắm được mục đích

hình thành ở trẻ những kĩ năng ban đầu của tư duy quy nạp và diễn giải, hình thành những húng thú và năng lực nhận biết, trên cơ sở đó phát triển tư duy toán học cho trẻ. Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ, giáo viên cần chú trọng tới việc hình thành ở tất cả trẻ những năng lực nhận biết chung. Đó là những phẩm chất cần thiết của nhân cách để con người thực hiện thành công các hoạt động. Đó không chỉ là những yếu tố bẩm sinh của con người, bởi con người chỉ thực hiện thành công bất cứ hoạt động nào nếu có năng lực với nó. Vì vậy, giáo viên cần nắm được những năng lực, phẩm chất cần thiết giúp con người thực hiện thành công hoạt động. Như vậy năng lực không chỉ được xem xét trong mối liên hệ với dạng hoạt động nhất định của trẻ, mà cả trong mối liên hệ với cấu trúc chung của dạng hoạt động ấy, trong đó nó bao gồm các thao tác định hướng và thao tác thực hành. Điều này có nghĩa là người giáo viên cần nắm được khả năng sử dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và mức độ tính độc lập nhận biết của trẻ. Tất cả điều đó góp phần phát triển cho trẻ các năng lực chung, hình thành ở trẻ kĩ năng trừu tượng hoá, kĩ năng biết phân tách những dấu hiệu cơ bản. Như vậy, việc hình thành ở trẻ mẫu giáo những biểu tượng toán học ban đầu chỉ có hiệu quả khi nó được tiến hành theo một chương trình nhất định dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn.

1. Nguyên tắc xây dựng chương trình .................................................................................

1.3. Nguyên tắc vừa sức tiếp thu của trẻ ..............................................................................

Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo là nhận thức bằng cảm tính, tư duy trực quan, hành động là chủ yếu. Vì vậy, kiến thức đưa vào chương trình chỉ tồn tại ở các dạng biểu tượng đơn giản, hình thức và được trẻ tiếp nhận thông qua các hình ảnh, các hoạt động cụ thể của bản thân. Chỉ đến khi nào các cháu có khả năng khái quát [5-6 tuổi] mới dạy các cháu biểu tượng trừu tượng. Ví dụ: Độ tuổi 3-4 tuổi dạy trẻ so sánh số lượng hai nhóm đồ vật bằng cách xếp tương ứng 1 1 [hoặc đặt chúng bên cạnh nhau] để hình thành biểu tượng nhiều hơn ít hơn. Độ tuổi 4-5 tuổi dạy trẻ tập đếm trên các nhóm đồ vật cụ thể để hình thành các biểu tượng về số và đến độ tuổi 5-6 tuổi mới hình thành về kí hiệu các con số, đó là học chữ số.

1.3. Nguyên tắc xây dựng hệ thống kiến thức .....................................................................

Những kiến thức cung cấp cho trẻ phải theo nội tại của các khái niệm, đi

1.5. Quá trình nhận biết từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp ...................................

chung tổng quát. Ví dụ: Dạy trẻ nhận biết về tâp hợp, đối với trẻ 18 36 tháng, bước đầu cho trẻ làm quen và nhận biết các đồ vật quen thuộc theo màu sắc, hình dạng.

Đối với trẻ 3 4 tuổi dạy trẻ cách tạo tập hợp [tạo nhóm vật] theo một dấu hiệu chung nào đó. Hay để hình thành các biểu tượng về hình học phẳng, trước hết cho trẻ nhận biết, gọi tên các hình, sau đó mới cho trẻ so sánh các hình với nhau để tìm ra dấu hiệu chung của từng nhóm hình [hình tròn đường bao quanh cong, lăn được; hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật đường bao quanh thẳng khăng lăn được; hình tam giác có 3 cạnh, hình chữ nhật và hình vuông có 4 cạnh]

1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng tâm ..............................................................................

Toán học bao gồm các kiến thức được xây dựng theo một hệ thống logic.

1. Các nguyên tắc hình thành những biểu tượng toán ban đầu cho trẻ mần non .......

thức học trước là nền tảng để tiếp thu kiến thức mới. Ví dụ: Đối với trẻ 4-5 tuổi, từ kỹ năng so sánh kích thước giữa hai đối tượng bằng các biện pháp so sánh như: xếp chồng, xếp cạnh các vật với nhau và ước lượng kích thước của các vật bằng mắt, đến 5-6 tuổi, kiến thức đó làm nền tảng cho trẻ biết sử dụng thước để đo chiều dài của các đối tượng, đếm các đối tượng và sử dụng kết quả của phép đo, phép đếm so sánh các đối tượng. Các biểu tượng cụ thể mà giáo viên cung cấp cho trẻ phải là cơ sở để phát triển khả năng khái quát. Ví dụ: Khi đếm các nhóm đồ vật 5 con thỏ, 5 cái ô tô, 5 bông hoa, ..ừ các nhóm đối tượng cụ thể này chính là cơ sở để trẻ khái quát hóa, hiểu được biểu tượng của số 5.

1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển ..............................................................................

Chương trình cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng giúp trẻ phát triển khả năng tự vận dụng những kiến thức, kỹ năng nhận được vào những tình huống mới, tình huống cụ thể trong thực tế nhằm giúp trẻ phát triển tính quan sát, tìm hiểu các đối tượng và có thói quen sử dụng các kiến thức để giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tế.

1. Nội dung của chương trình .............................................................................................

1.4. Nội dung dạy trẻ lứa tuổi nhà trẻ [18 36 tháng] ........................................................

  • Bước đầu cho trẻ làm quen và nhận biết các đồ vật quen thuộc theo màu sắc, hình dạng.
  • Bước đầu cho trẻ làm quen và nhận biết độ lớn của các vật, biết gọi tên kích thước to - nhỏ của các đồ vật.
  • Nhận biết được Thêm một.

1.4. Nội dung dạy trẻ lứa tuổi mẫu giáo 3 4 tuổi ..............................................................

Bao gồm các hoạt động làm quen với toán về: 1. Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm:

  • Dạy trẻ cách tạo tập hợp [tạo nhóm vật] theo một dấu hiệu chung nào đó.

so sánh như: xếp chồng, xếp cạnh các vật với nhau và ước lượng kích thước của các vật bằng mắt. + Dạy trẻ so sánh và sắp xếp ba đối tượng theo trình tự nhất định về kích thước, dạy trẻ nắm và biết sử dụng các từ: to nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất, ngắn nhất, dài hơn, dài nhất... để diễn đạt bằng lời mối quan hệ kích thước giữa các vật. + Dạy trẻ so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng cách xếp tương ứng 1:1. + Phân loại: Tạo thành nhóm các đối tượng theo đặc điểm hay dấu hiệu nào đó như: màu sắc, hình dạng, kích thước, dạy trẻ phân loại theo 1-2 dấu hiệu cho trước. + Xếp theo quy tắc: dạy trẻ sắp xếp các đối tượng theo một quy tắc cho trước, hay theo quy tắc trẻ tự nghĩ ra, nhận ra quy tắc sắp xếp sẵn của đối tượng và tiếp tục theo quy tắc đó. 4.Đo lường: + Dạy trẻ đo độ dài bằng một đơn vị đo nào đó. + Đo thể tích, dung tích bằng một đơn vị đo nào đó [bát, cốc...]. 5. Hình dạng: + Dạy trẻ phân biệt các hình: vuông, tròn, tam giác và chữ nhật trên cơ sở so sánh để thấy được sự giống và khác nhau giữa các hình đó. + Dạy trẻ nhận biết và nắm được tên gọi các hình khối: khối vuông, khối cầu, khối trụ và khối chữ nhật. + Dạy trẻ sử dụng các hình hình học phẳng và các hình khối đã biết để xác định hình dạng của các vật có ở xung quanh trẻ. 6. Định hướng trong không gian và định hướng về thời gian:

  • Dạy trẻ nhận biết và xác định được vị trí của các đối tượng các hướng không gian cơ bản so với bản thân trẻ, như: phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, phía phải - phía trái.
  • Dạy trẻ nhận biết và xác định các hướng không gian cơ bản so với người khác, như: phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau.
  • Dạy trẻ nhận biết các buổi trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối.

1.4. Nội dung dạy trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi .................................................................

Bao gồm các hoạt động làm quen với toán về: 1. Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm:

  • Dạy trẻ đếm và nhận biết số lượng, luyện đếm đến 10.
  • Dạy trẻ nhận biết các con số trong phạm vi 10.
  • Dạy trẻ nhận biết các số thứ tự trong phạm vi 10.
  • Dạy trẻ gộp hai nhóm đối tượng và đếm.
  • Dạy trẻ tách một nhóm thành hai nhóm bằng các cách khác nhau.

2. Xếp tương ứng, ghép đôi: + Luyện tập cách xếp tương ứng 1 : 1 để so sánh số lượng các nhóm đối tượng.

  • Dạy trẻ tạo thành cặp, thành đôi gồm hai đối tượng có liên quan đến nhau ở mức độ khó hơn. 2. So sánh, phân loại và xếp theo quy tắc:
  • Luyện tập cách so sánh kích thước giữa 2 đối tượng theo từng chiều đo kích thước, như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn bằng các biện pháp so sánh kích thước, như: đặt các đối tượng kề nhau, đặt chồng lên nhau, đặt lồng vào nhau, đặt trên cùng một mặt phẳng hoặc ước lượng bằng mắt.
  • Dạy trẻ sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định về kích thước của từ ba đối tượng trở lên, dạy trẻ nắm và biết sử dụng các từ: to nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất, ngắn nhất, dài hơn, dài nhất... để diễn đạt bằng lời mối quan hệ kích thước giữa các vật.
  • Luyện tập cách so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng cách xếp tương ứng 1:1.
  • Dạy trẻ sắp xếp ba nhóm đối tượng theo sự tăng hay giảm dần về số lượng của các nhóm và sử dụng các từ: nhiều nhất, ít hơn, ít nhất...
  • Phân loại: Tạo thành nhóm các đối tượng theo đặc điểm hay dấu hiệu nào đó như: màu sắc, hình dạng, kích thước và một số đặc điểm khác. Luyện cho trẻ tạo nhóm theo 1 - 2 dấu hiệu cho trước, tự phân chia thành các nhóm theo dấu hiệu chung của nhóm, tự nhận ra dấu hiệu chung của nhóm cho trước, tìm ra một đối tượng không thuộc nhóm...
  • Xếp theo quy tắc: dạy trẻ sắp xếp các đối tượng theo một quy tắc cho trước, hay theo quy tắc trẻ tự nghĩ ra, nhận ra quy tắc sắp xếp sẵn của đối tượng và tiếp tục sắp xếp theo quy tắc đó. 3. Đo lường:
  • Dạy trẻ đo độ dài của một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.
  • Đo thể tích, dung tích bằng một đơn vị đo nào đó. So sánh và diễn đạt kết quả đo. 4. Hình dạng:
  • Dạy trẻ nhận biết và nắm được tên gọi các hình khối: khối vuông, khối cầu, khối trụ và khối chữ nhật theo khối mẫu và theo tên gọi.
  • Dạy trẻ phân biệt sự giống và khác nhau giữa khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật, dạy trẻ tạo ra các khối này.
  • Dạy trẻ sử dụng các hình hình học phẳng và các hình khối đã biết để xác định hình dạng của các vật có xung quanh trẻ. 5. Định hướng trong không gian và định hướng thời gian:
  • Củng cố xác định vị trí của các đối tượng: phía trên - phía dưới, phía

Mắt nhìn, tai nghe, tay sờ mó, lời nói để nhận xét và giải thích ... qua các hoạt động các giác quan của trẻ được huy động để nhận biết, làm thử, so sánh... Do tuổi các bé còn ít nên sự tiếp xúc với môi trường xung quanh hạn chế, vốn ngôn ngữ nghèo nàn, khả năng khái quát hóa chưa cao, nhận thức bằng cảm tính là chủ yếu nên sự chính xác còn hạn chế. Khi nhận biết các biểu tượng toán sơ đẳng trẻ còn chịu ảnh hưởng nhiều của màu sắc, hình dạng đặc biệt là kích thước và sự sắp đặt các đồ vật trong môi trường xung quanh. Khả năng cảm thụ để rút ra nhận xét và ghi thành biểu tượng phụ thuộc vốn kinh nghiệm và độ tuổi của trẻ. Trẻ càng lớn thì khả năng khái quát càng tăng vì vậy khi hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo rất cần sự hướng dẫn của các cô giáo để trẻ tập rút ra những nhận xét khái quát, biết diễn đạt kết quả bằng lời nói chính xác, ngắn gọn. 1.5. Quá trình nhận biết từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp Đặc điểm này là căn cứ để xác định nội dung, phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với các biểu tượng toán học ban đầu. Trẻ mần non vốn hiểu biết còn ít nên những biểu tượng tuy đơn giản nhưng trẻ tiếp thu cũng rất khó khăn , chẳng hạn: Để trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu bông hoa?

Nhiều trẻ chỉ biết đếm một, hai, ba, bốn, năm, không nói được kết quả là có 5 bông hoa. Để hình thành một biểu tượng mới cho trẻ cần dựa vào vốn kinh nghiệm trẻ đã tích lũy được, vốn từ ngữ của trẻ và đặc biệt dựa vào những biểu tượng mà trẻ đã có sự gần gũi với biểu tượng sắp hình thành, không thể hình thành các biểu tượng mới khi không có các biểu tượng cũ làm cơ sở. Quan điểm dễ hay khó phụ thuộc vào vốn hiểu biết, khả năng nhận biết và môi trường sống của trẻ. Có những vấn đề tuy đơn giản nhưng do chưa được chuẩn bị kỹ, khả năng hướng dẫn của cô giáo còn hạn chế làm trẻ tiếp thu khó khăn, thậm chí còn không tiếp thu được. Ngược lại có những vấn đề tuy mới và phức tạp nhưng nhờ có cách giải quyết vấn đề đơn giản thông qua các hoạt động và câu hỏi gợi mở hợp lý trẻ vẫn tiếp thu tốt. Môi trường nó cũng ảnh hưởng nhiều tới sự nhận biết của trẻ. Cùng một biểu tượng nhưng trẻ ở các thành phố lớn tiếp thu dễ dàng hơn và thực hiện các kỹ năng thành thạo hơn trẻ mầm non ở các vùng nông thôn.

Nắm được đặc điểm nhận biết này nê chương trình dạy trẻ đã được xây dựng theo hướng từ đơn giản tới phức tạp, từ dễ tới khó phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Ngoài việc nghiên cứu kỹ nội dung chương trình giáo viên còn phải tìm hiểu kỹ khả năng tiếp thu của trẻ, môi trường trẻ học tập, sinh hoạt để lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức và hệ thống bài luyện tập cho phù hợp.

1.5. Quá trình nhận biết gắn liền với quá trình phát triển ..............................................

Sự nhận thức của mỗi cá nhân trẻ phụ thuộc vào các yếu tố: di truyền, môi trường và giáo dục. Trong đó, giáo dục có nhiệm vụ hướng dẫn sự phát triển của trẻ và giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển đó. Thông qua các hoạt động của các giác quan đối với các đồ vật cụ thể, dưới sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên, kết hợp với hệ thống các câu hỏi có tính sư phạm trẻ em sẽ được phát triển óc suy nghĩ, rèn luyện khả năng quan sát, so sánh. Nhờ đó khả năng tuy duy của trẻ được hình thành và phát triển qua các giai đoạn: Từ tư duy trực quan hành động tới tư duy trực quan hình tượng rồi tới tư duy logic. Kết quả của nhận thức làm tăng vốn hiểu biết của trẻ, là nền tảng để trẻ tiếp thu các kiến thức mới và khó hơn một cách dễ dàng và đầy đủ. Bài học chỉ đạt kết quả khi trẻ học xong biết vận dụng vào thực tế. Vì vậy, sau khi hình thành tri thức mới, giáo viên phải tạo điều kiện cho trẻ có ý thức vận dụng, so sánh, đối chiếu với thực tế để giúp trẻ phát triển trí tuệ.

1. Đặc điểm của việc hình thành biểu tượng toán ban đầu ............................................

mần non Quá trình hình thành những biểu tượng toán học cho trẻ trong các trường mầm non không chỉ nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức toán học sơ đẳng, hình thành những kĩ nãng, kĩ xảo, mà còn nhằm phát triển cho trẻ những năng lực trí tuệ, năng lực học tập và những hứng thú nhận biết, qua đó góp phần giáo dục nhân cách cho trẻ. Vì vậy, việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non một mặt cần phải tuân theo các nguyên tắc dạy học nói chung, mặt khác cần phải cụ thể hoá và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc dạy học đó vào trong quá trình dạy học với trẻ.

1.6. Nguyên tắc dạy học phát triển .....................................................................................

Nguyên tắc này xuất phát từ những yêu cầu to lớn của xã hội đối với quá trình dạy học là đảm bảo sự thống nhất giữa việc giáo dục, giáo dưỡng và sự phát triển của trẻ. Việc thực hiện nguyên tắc dạy học phát triển nhằm phát triển các quá trình nhận thức của trẻ, qua đó phát triển nhân cách cho trẻ. Trong quá trình dạy học, trẻ em không chỉ tiếp thu một cách thụ động những kiến thức từ phía người lớn, mà trẻ thường tích cực hoạt động, giao lưu, suy nghĩ và nhận biết các mối liên hệ, quan hệ phong phú trong cuộc sống. Vì vậy, quá trình dạy học cần hướng tới phát triển cảm nhận và tư duy cho trẻ,

khái niệm, tức là tới các thao tác trí tuệ. Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với các tập hợp, giáo viên tổ chức hoạt động thực tiễn cho trẻ, trong đó trẻ thực hiện các thao tác với tập hợp các vật cùng loại như: xếp chúng thành hàng, xếp chồng, xếp cạnh chúng với nhau, diễn đạt bằng lời nói các đối tượng và các thao tác, từ đó hình thành ở trẻ biểu tượng về độ lớn của các tập hợp, sự bằng nhau và không bằng nhau về độ lớn của chúng [ví dụ: số hoa nhiều hơn số nhuỵ, số nấm bằng số thông...] - Các thao tác thực hành so sánh đó được thay thế bằng lời nói diễn đạt chúng, tiếp theo quá trình so sánh số lượng hai nhóm đối tượng được thực hiện ở bình diện trí tuệ trên cơ sở so sánh số lượng với sự tham gia của các từ số [số nấm bằng số thông và bằng 3]. Cùng với việc trẻ nắm các kiến thức sẽ diễn ra sự hoàn thiện và biến đổi về chất quá trình nhận biết của trẻ, từ đó dẫn tới sự phát triển tư duy của trẻ. Tất cả điều đó tạo nên sự phát triển chung cho trẻ nhỏ.

1.6. Nguyên tắc học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với cuộc sống .............................

Nguyên tắc này xuất phát từ những yêu cầu của xã hội đối với nhà trường trong việc đào tạo thế hệ trẻ, sao cho các em có thể vận dụng những kiến thức, kĩ năng thu được để có thể tự lập trong cuộc sống sau này của mình và có thể tham gia các công việc phù hợp với sức lực của mình. Mặt khác, nguyên tắc này còn xuất phát từ quy luật duy vật biện chứng. Đó là sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn. Vì vậy, những kiến thức toán học mà trẻ nắm được từ các hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non cần dựa trên những kinh nghiệm cuộc sống của trẻ. Quan trọng hơn nữa, những kiến thức này cần được trẻ ứng dụng vào thực tiẽn cuộc sống của trẻ thông qua các hoạt động phong phú như: vui chơi, học tập, lao động và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Nhờ đó, những kiến thức này trở nên có ý nghĩa và bền vững hơn. Trong thời gian ở trường mầm non, trẻ em thường tham gia vào các hoạt động khác nhau. Để thực hiện được các hoạt động đó, trẻ luôn phải sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã nắm được trên các hoạt động học toán. Ví dụ: Trong các trò chơi bán hàng, trẻ luôn phải sử dụng đến các kiến thức vể số lượng và các kĩ năng như đếm, đong, đo... Còn trong các trò chơi chắp ghép, trẻ phải sử dụng tới các biểu tượng về số lượng, về các mối quan hệ không gian và những kiến thức về các hình hình học. Trong cuộc sống hằng ngày, trẻ luôn cần tới các kiến thức về số lượng và kĩ năng thiết lập tương ứng 1 : 1 vào việc chuẩn bị đồ dùng học tập cho các hoạt động học về số lượng theo yêu cầu của giáo viên vào việc dọn bàn ghế, bát, thìa cho bữa ăn, sao cho số lượng của chúng tương ứng với số trẻ ngồi ở mỗi bàn ăn. Những biểu tượng về các hướng trong không gian như: phía trước, phía sau, phía phải, phía trái... khi trẻ lấy mình, bạn khác hay vật khác làm chuẩn lại rất cần thiết để trẻ thực hiện các

động tác thể dục, múa hay các trò chơi đòi hỏi sự di chuyển theo hướng nào đó... Khả năng thu nhận và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào những điều kiện, hoàn cảnh mới của trẻ chứng tỏ trí tuệ trẻ đã phát triển cao hơn và trẻ đã ý thức được vai trò của những kiến thức thu được đối với thực tiễn cuộc sống. Việc trẻ áp dụng những kiến thức thu được vào thực tiễn cuộc sống sẽ làm cho chúng trở nên bền vững và sâu sắc hơn, góp phần hình thành ở trẻ kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Để đảm bảo nguyên tắc này trong dạy học, việc lựa chọn nội dung dạy học luôn phải gắn liền với điều kiện sống của trẻ, nhằm luyện tập cho trẻ thói quen quan tâm, chú ý tới các sự kiện, hiện tượng xung quanh, qua đó nhận biết các mối quan hệ toán học có trong các sự kiện, hiện tượng ấy. Trong quá trình dạy học cần sử dụng hệ thống các bài tập và các trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện cho trẻ vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, như việc trẻ chơi trò đong, đo, đếm, tính toán... Tổ chức các hoạt động để trẻ thực hành, tham quan, dạo chơi có mục đích; đặt hệ thống câu hỏi, tổ chức cho trẻ đàm thoại về các sự kiện, hiện tượng trong thực tiễn gần gũi với mình. Với mục đích phát triển hứng thú đối với những kiến thức toán học cho trẻ, cần hướng sự chú ý của trẻ tới việc người lớn sử dụng các kiến thức toán học của mình trong cuộc sống như thế nào, tại sao con người lại cần phải đong, đo, đếm... Điều đó làm tăng hứng thú của trẻ tới sự lĩnh hội những kiến thức toán học mới. Hơn nữa, giáo viên cần suy nghĩ và tạo mọi điều kiện, tình huống để trẻ có thể ứng dụng những kiến thức, kĩ năng của mình vào các hoạt động phong phú của trẻ.

1.6. Nguyên tắc trực quan ..................................................................................................

Nguyên tắc dạy học trực quan đóng vai trò quan trọng trong dạy học cho trẻ mầm non. Bởi tư duy của trẻ em được đặc trưng bởi kiểu tư duy trực quan - hành động và trực quan - hình tượng. Việc dạy học dựa trên trực quan được Ia. Kômenxki gọi là nguyên tắc vàng của lí luận dạy học. Ông chỉ ra rằng, sự nhận biết luôn bắt đầu từ sự cảm nhận, bởi vì những gì có trong ý thức thì trước đó đều có trong những cảm nhận. Vì vậy, quá trình dạy học cần tuân theo nguyên tắc dạy học trực quan bởi hiệu quả dạy học trực tiếp phụ thuộc vào mức độ thu hút các giác quan của trẻ, vào mức độ lôi cuốn trẻ đến với hoạt động tư duy đích thực. Cơ sở của nguyên tắc này là sự thống nhất giữa các quá trình nhận thức cảm tính và lí tính trong dạy học. Ở trẻ nhỏ, các hình thức tư duy trực quan - hành động và trực quan - hình tượng đóng vai trò chủ yếu. Do vậy, những kiến thức mà trẻ nắm được phần lớn ở mức độ biểu tượng. Những biểu tượng này là sản phẩm của quá trình trẻ tri giác trực tiếp những sự vật và hiện tượng diễn ra

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề