Khái niệm tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Tìm hiểu quá trình lịch sử và nội dung học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Thứ ba - 04/05/2021 17:01

* Về quá trình lịch sử
Vấn đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng và xã hội đã có quá trình lịch sử liên tục, lâu dài. Tại Lễ truy điệu Người, trong Điếu văn Chủ tịch Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Duẩn đọc, đã khẳng định suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ tịch; và những năm sau đó, khẩu hiệu Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại với yêu cầu học tập và làm theo gương Bác đã được toàn Đảng, toàn dân nêu cao thực hiện.

Ngày 27/3/2003,Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW vềĐẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới, có xác định mục đích: Tạo ra phong trào rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo gương Bác Hồ vĩ đại, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức, lối sống.

Năm 2005, Bộ Chính trị khóa IX đã quyết định làm điểm việc tổ chức Cuộc vận độngHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kết quả việc làm điểm, ngày 07/11/2006, Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức Cuộc vận độngHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Đại hội Đảng lần thứ XI yêu cầu đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cán bộ, đảng viên, của các chi bộ, tổ chức đảng và các tầng lớp Nhân dân. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, ngày 14/5/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 03-CT/TW vềTiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sau 5 năm thực hiện, Chỉ thị số 03-CT/TW đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, có những đóng góp đáng khích lệ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có những hạn chế, chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành ý thức tự giác của không ít tổ chức đảng, cơ quan, địa phương, đơn vị và một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Mục đích, yêu cầu của việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được xác định cao hơn, phạm vi rộng hơn so với Chỉ thị 06-CT/TW và Chỉ thị 03-CT/TW. Trong đó, nhấn mạnh, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là về tư tưởng chính trị và các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

Lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng khẳng định xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh không chỉ về chính trị, tư tưởng, tổ chức, mà còn nhấn mạnh xây dựng Đảng về đạo đức.

Đây cũng là lần đầu tiên phong cách Hồ Chí Minh được nhấn mạnh chính thức trong văn kiện Đại hội Đảng. Ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị 05 vềĐẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với trọng tâm là học tập và làm theo phong cách, tác phong Hồ Chí Minh về: dân chủ, nêu gương, quần chúng, khoa học, nói đi đôi với làm.., với mục tiêu tạo động lực mới trong việc đổi mới phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành.

Mới đây nhất, Văn kiện Đại hội XIII nêu: Đổi mới và triển khai đồng bộ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.

1. Về những nội dung chủ yểu của tư tưởng Hồ Chí Minh

Theo Nghị quyết Đại hội IX, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh gồm các nội dung chủ yếu sau: tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; tư tưởng về sức mạnh của Nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; tư tưởng về quyền làm chủ của Nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân;tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân; tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân.

2. Về những nội dung chủ yếu của đạo đức Hồ Chí Minh

Đó là tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về: tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả; hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân; hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí, yêu thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thật sự là công bộc của Nhân dân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội,...

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng, muốn làm cách mạng phải lấyđạo đức làm gốc.Người viết: "Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải cóđạo đức cách mạnglàm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang"[3].

Hồ Chí Minh coi đạo đức lànguồn nuôi dưỡng và phát triểncon người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, suối. Người viết: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"[4].

Hồ Chí Minh quan niệm,đạo đức cách mạng là chỗ dựagiúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách. Theo Người, có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa.

Đối với Đảng, đội tiên phong của giai cấp công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải "là đạo đức, là văn minh", "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuầnđạo đức cách mạng,thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của Nhân dân"[5].

Về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam, quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội, bao gồm:
Một là,với đất nước, dân tộc phải "Trung với nước, hiếu với dân".
Hai là,với mọi người phải "Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình".
Ba là,với mình phải thực sự "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư".
Bốn là,mở rộng quan hệ yêu thương con người đối với toàn nhân loại, người cách mạng phải có "tinh thần quốc tế trong sáng".
Người còn nêu ra những nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức gồm:
Một là,nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
Hai là,xây đi đôi với chống.
Ba là,phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

3. Về những nội dung chủ yếu của phong cách Hồ Chí Minh

Từ Đại hội V [1981] trở về trước, Đảng ta thường dùng khái niệm tác phong để nói về tác phong Hồ Chủ tịch. Hai chữ tác phong có hàm nghĩa hơi hẹp, mới chỉ nói lên được một mặt là phong cách làm việc, phong cách công tác, tuy ai cũng hiểu rằng ngoài công tác, phong cách của mỗi người còn được biểu hiện ra ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nữa. Từ Đại hội VI [1986], hai chữ tác phong được thay bằng khái niệm phong cách trong cụm từ tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để có thể nói về những đặc trưng đa dạng, phong phú khác trong hoạt động của Người.

Phong cách Hồ Chí Minh, phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hóakỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày. Đó là: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương.

Trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, đặc biệt là yêu cầu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, đổi mới và triển khai đồng bộ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ rất quan trọng, cần thiết, góp phần làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh/.

Tác giả bài viết: Châu Văn Lộc

Nguồn tin: VKSND huyện Vĩnh Thạnh

Video liên quan

Chủ Đề