Khám viêm đại tràng như thế nào

Viêm đại tràng gây đau bụng và căng thẳng tinh thần - Ảnh minh họa: pixabay.com

Viêm đại tràng là bệnh Tiêu hóa thường gặp từ thanh niên cho tới người cao tuổi. Nguyên nhân của bệnh phần lớn là do ăn uống không hợp lý, sinh hoạt thiếu điều độ. Ngoài ra, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng. 

Nhận thức chung về bệnh viêm đại tràng ở nước ta còn hạn chế nên nhiều người dân chưa có phương án dự phòng hiệu quả và thăm khám kịp thời. Đó có thể là lý do vì sao số lượng người Việt Nam mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính hiện đã lên tới con số 4 triệu người, cao gấp 4 lần tỷ lệ mắc bệnh trung bình trên toàn cầu. 

Để có thêm thông tin về bệnh viêm đại tràng, một vấn đề có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của khoảng 20% người dân Việt Nam, mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây. 

Viêm đại tràng là gì?

Đại tràng còn được gọi là ruột già, phần cuối của ống tiêu hóa trong cơ thể. Viêm đại tràng là hiện tượng đại tràng bị viêm nhiễm.

Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa thường gặp. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc.

Viêm đại tràng sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang viêm đại tràng mạn tính.

Ngoài ra, viêm đại tràng còn có thể do yếu tố tâm lý thần kinh như xúc động, lo lắng, stress... làm ảnh hưởng tới sự điều tiết của hệ thống thần kinh thực vật, gây tăng tiết các chất làm loét ruột.

Viêm đại tràng là bệnh Tiêu hóa thường gặp

Bệnh viêm đại tràng cấp tính

Bệnh viêm đại tràng cấp tính có liên quan chặt chẽ với vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Vì trong các môi trường đó có rất nhiều các loại vi sinh vật gây bệnh [vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng].

Triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng. Tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước [có thể có máu, nhầy],người mệt mỏi, gầy sút nhanh.

Viêm đại tràng cấp diễn biến nhanh chóng gây mất nước và điện giải nếu không chữa trị kịp thời có thể bị trụy tim mạnh. Người bệnh không được chủ quan trước những triệu chứng này, mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Tiêu hóa. 

Viêm đại tràng mãn tính là gì?

Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nhiều nguyên nhân khác nhau, thông thường do đại tràng mắc bệnh cấp tính không được điều trị dứt điểm.

Viêm đại tràng mạn tính là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có nước ta, số người bị viêm đại tràng mạn tính ở nước ta chiếm tỉ lệ khoảng 20% dân số và đang có xu hướng gia tăng.

Viêm đại tràng mãn tính là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng xuất hiện các vết loét, sung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ...

1. Triệu chứng viêm đại tràng mạn

Đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất. Đau âm ỉ ở phần dưới rốn, có thể đau bụng dọc theo khung đại tràng. Sau khi ăn, đau bụng dễ xuất hiện, đôi khi đau, buồn đi ngoài, sau khi đại tiện, hết đau.

Viêm đại tràng mạn, bụng nhiều hơi, đau, vì vậy, trung tiện nhiều và sau khi trung tiện, bụng đỡ đau hơn. Bụng hơi trướng, cảm giác căng tức, khó chịu.

Nhiều trường hợp, ban đêm đau bụng nhiều hơn, nhất là lạnh. Kèm theo đau bụng, trung tiện nhiều là rối loạn tiêu hóa, phân nát, không thành khuôn, đi đại tiện nhiều lần, đôi khi phân lại rắn gây táo bón.

Viêm đại tràng mạn tính không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh, mà còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng hơn so với người bình thường. 

Do vậy, người bệnh cần đi khám Tiêu hóa và điều trị bệnh dứt điểm để giảm thiểu những biến chứng xấu có thể xảy ra. 

Đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất của viêm đại tràng
Ảnh: verywell

2. Nguyên nhân thường gặp gây viêm đại tràng mạn

  • Viêm đại tràng do amip
  • Viêm đại tràng do lao [lao ruột]
  • Viêm đại tràng giả mạc
  • Viêm loét đại tràng vô căn...

Chẩn đoán viêm đại tràng

Để chẩn đoán chính xác viêm đại tràng, người bệnh cần được thăm khám và tiến hành các xét nghiệm và thăm dò chức năng đại tràng. Trong đó, nội soi đại tràng bằng một ống dò có gắn camera để quan sát các bộ phận bên trong lòng đại tràng là một kỹ thuật quan trọng để chẩn đoán chính xác viêm đại tràng.

Ngoài ra, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân và chụp X.quang... cũng là những phương pháp thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Nội soi đại tràng là phương pháp hiệu quả chẩn đoán bệnh viêm đại tràng

Phân biệt viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt [Hội chứng ruột kích thích]

Trong thực tế, rất nhiều người nhầm lẫn giữa viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt [hội chứng ruột kích thích]. Thực tế đây là 2 bệnh [nhóm bệnh] về đại tràng khác nhau, ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe người bệnh và có phương án điều trị khác nhau.

1. Viêm đại tràng [cấp tính và mãn tính]

  • Do nhiễm các loại vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng có thể điều trị dứt điểm.
  • Ung thư đại tràng, viêm loét chảy máu, bệnh crohn.
  • Bệnh viêm đại tràng có tổn thương khu trú ở niêm mạc đại tràng.

2. Viêm đại tràng co thắt [Hội chứng ruột kích thích]

  • Do căng thẳng, mất ngủ [bệnh liên quan đến thần kinh trung ương]
  • Viêm ruột do vi khuẩn
  • Ăn nhiều chất béo, nhiều gia vị
  • Bệnh viêm đại tràng co thắt không gây tổn thương niêm mạc đại tràng
Bảng so sánh viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt

Xem thêm: Phân biệt viêm đại tràng co thắt và viêm đại tràng

Xem thêm: Bệnh viêm loét đại tràng chảy máu

  • Thực hiện: VTV2
  • Chuyên gia: GS.TS Đào Văn Long
  • Thời lượng: 03 phút 30 giây

Viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt là 2 bệnh về đại tràng khác nhau có mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe khác nhau và phương án đều trị khác nhau.

Chẳng hạn, viêm đại tràng co thắt là bệnh không nguy hiểm mà chỉ gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống. Cách điều trị tốt nhất là ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để tránh căng thẳng, lo lắng. Kết hợp tập thể dục và yoga, thiền rất tốt cho người viêm đại tràng co thắt.

Trong khi đó, bệnh viêm đại tràng [cấp và mạn tính] do nhiều nguyên nhân và mức độ khác nhau. Bệnh cần được khám, điều trị kịp thời tránh bệnh trầm trọng thêm và có thể gây nên biến chứng về sau.

Người bệnh viêm đại tràng hoặc nghi ngờ viêm đại tràng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Từ đó tiến hành các xét nghiệm, thăm dò chức năng cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án điều trị phù hợp. 

Bệnh nhân không nên tự ý chẩn đoán bệnh và điều trị tại nhà. Không nên tự ý mua thuốc dựa trên thông tin quảng cáo chưa kiểm chứng dẫn đến bệnh không khỏi mà có thể gây trầm trọng thêm.

Tại Hà Nội, người bệnh có thể đến khám ở chuyên khoa Tiêu hóa các bệnh viện lớn như: Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa An Việt hoặc Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc...

Viêm đại tràng gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đau bụng, đi ngoài, rối loạn đại tiện, chướng bụng đầy hơi, người mệt mỏi. Bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ chuyển sang dạng mạn tính việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Để chẩn đoán viêm đại tràng cần làm những xét nghiệm gì?


Viêm đại tràng là gì?

Đại tràng là bộ phận nằm cuối ống tiêu hóa. Đây là bộ phận nhận thức ăn đã tiêu hóa và hấp thụ từ ruột non xuống. Vai trò chính của đại tràng là tiết dịch, hấp thụ nước, muối, tổng hợp vitamin và hình thành khuôn phân để thải ra ngoài. Với vai trò quan trọng nhưng đại tràng lại rất dễ bị tổn thương, đặc biệt khi chúng ta dung nạp những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chưa được nấu chính hay sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc đại tràng ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh khởi phát từ đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn từ ăn uống nhưng không được điều trị triệt để. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang dạng mạn tính. Ngoài ra, viêm đại tràng còn do các yếu tố tâm lý như stress, lo lắng, xúc động…gây ảnh hưởng tới sự điều tiết hệ thống thần kinh thực vật, gây tăng tiết chất làm loét ruột.

Các triệu chứng viêm đại tràng không thể bỏ qua

Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa gây viêm nhiễm và làm tổn thương niêm mạc đại tràng và chức năng của đại tràng. Viêm đại tràng gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, gầy sút: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, hay cáu gắt. Trường hợp bệnh nặng gây thiếu máu và sút cân.
  • Khó chịu ở bụng: Người bệnh có cảm giác nặng bụng thậm chí như có cảm giác khối đá đè trong bụng. Cảm giác giảm xuống khi đại tiện hoặc trung tiện, tăng lên khi táo bón.
  • Rối loạn đại tiện: Người bệnh bị đi ngoài nhiều lần, phân lúc táo lúc lỏng, phân có nhầy, có thể có máu. Người bệnh đi ngoài xong lại muốn đi tiếp, mót rặn.
  • Đau bụng: Là triệu chứng khá phổ biến ở người bệnh, tùy vào mức độ viêm và tổn thương đại tràng mà cơn đau nặng hay nhẹ, thưa hay dày.

Đau bụng là dấu hiệu khá phổ biến của viêm đại tràng

☛ Tham khảo chi tiết: Các triệu chứng của viêm đại tràng cần biết

Các xét nghiệm cần thiết chẩn đoán viêm đại tràng hiện nay

Khám sơ bộ

Trước khi làm các xét nghiệm chẩn đoán bác sĩ thăm khám sợ bộ, người bệnh có thể trả lời những câu hỏi:

  • Bắt đầu đau khi nào?
  • Đau trong bao lâu thì hết?
  • Có triệu chứng bất thường gì khác không?
  • Các câu hỏi kèm theo như tiền sử về bệnh huyết áp cao, tiểu đường không, thường xuyên dùng chất kích thích không?

 Xét nghiệm phải làm

Người bệnh được chỉ định làm một số xét nghiệm dưới đây để đánh giá  tình trạng sức khỏe:

Xét nghiệm máu:

Giúp đánh giá tình trạng toàn thể của người bệnh, tìm kiếm các vấn đề tiềm ẩn liên quan tới viêm đại tràng

Công thức máu [CBC]:

Đánh giá số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Số lượng hồng cầu giúp xác định lượng mất máu qua phân, số lượng tế bào bạch cầu đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, tiểu cầu có vai trò đông máu do đó biết số lượng tiểu cầu giúp ích trong việc đánh giá bất thường trong việc chảy máu của người bệnh.

Xét nghiệm phân:

Mục đích là để tìm máu ẩn trong phân hoặc cấy phân tìm vi khuẩn. Máu trong phân có thể cho thấy các bệnh như: ung thư đại tràng hoặc polyp đại tràng hoặc trực tràng.

Điện giải đồ:

Đây là xét nghiệm về các chất vi lượng trong cơ thể như Natri, Kali, Clorua, thường các chất điện giải sẽ giảm nếu xảy ra tiêu chảy. Các triệu chứng do giảm Natri, Kali hay Canxi gây ra có thể làm nhiễu thông tin làm cho việc chẩn đoán viêm đại tràng khó khăn hơn.

Chức năng thận:

Có thể được đánh giá bằng cách đo nồng độ ure và creatinine trong máu.

Màng hoặc phim X-quang:

X-quang bụng đơn giản được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp khi nghi ngờ rứt ruột.

Chụp cắt lớp vi tính [CT] và chụp cộng hưởng từ [MRI]:

CT quét cơ bản là tia X trên máy tính. Chúng tạo ra một hình ảnh chi tiết hơn so với một tia X chuẩn. Điều này làm cho chúng hữu ích để kiểm tra ruột non, cũng có thể phát hiện các biến chứng của bệnh viêm đại tràng.

MRI đặc biệt hữu ích trong việc kiểm tra các mô mềm và phát hiện ra rò.

Cả MRI và CT scan đều có thể được sử dụng để xác định có bao nhiêu ruột bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm đại tràng.

Nội soi đại tràng:

Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa tốt nhất. Phương pháp sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera có thể được đi từ miệng hay hậu môn giúp quan sát bên trong lòng đại tràng cho phép phát hiện ra các tổn thương của đại tràng giúp xác định chẩn đoán.

Biện pháp này khá an toàn và ít để lại biến chứng tuy nhiên người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau khi ống nội soi di chuyển. Vì vậy, có 2 phương pháp nội soi:

  • Nội soi không gây mê
  • Nội soi gây mê

Quy trình nội soi đại tràng thực hiện qua các bước sau:

Chuẩn bị:

  • Trước khi nội soi, người bệnh được thực hiện một số xét nghiệm máu và nhận thuốc làm sạch đại tràng. Nếu lựa chọn gây mê, bạn nên bố trí người nhà đi cùng để đảm bảo an toàn.
  • 2- 3 ngày trước khi nội soi bạn nên ăn uống nhẹ nhàng, lựa chọn thực phẩm ít chất xơ và dễ tiêu hóa. Tránh ăn những thức ăn như bỏng ngô, ngũ cốc, trái cây có vỏ hoặc món ăn giàu chất béo…
  • Trong trường hợp đang dùng các loại thuốc tây, nên hỏi ý kiến của bác sĩ có cần dừng hay không.
  • Hai giờ trước khi làm thủ thuật, bạn không nên ăn và uống bất kỳ thứ gì.

Làm sạch ruột:

Đêm trước khi nội soi, bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc nhuận tràng để làm sạch đường tiêu hóa. Kể từ khi sử dụng thuốc làm sạch đại tràng tới khi tiến hành nội soi, người bệnh nhịn ăn hoàn toàn. Có thể uống nước đường nếu cảm thấy đói bụng.

Nội soi đại tràng:

  • Bác sĩ kiểm tra bên trong hậu môn của người bệnh xem có tổn thương nào không. Nếu có dấu hiệu bất thường cần được xử lý ngay tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Sau khi kiểm tra xong, người bệnh được tiêm gần hậu môn 1 liều thuốc tê nhằm giảm cảm giác đau và khó chịu đồng thời giúp quá trình nội soi diễn ra được dễ dàng.
  • Người bệnh được yêu cầu nằm nghiêng sang trái, bác sĩ từ từ đưa ống nội soi vào trong hậu môn và dần đi sâu tới các đoạn ruột.
  • Những tín hiệu thu được từ đầu ống nội soi sẽ truyền qua bộ xử lý để chuyển thành hình ảnh rõ nét phản ánh tình trạng bên trong đại tràng. Nhờ vậy, các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác vấn đề bệnh nhân đang gặp phải.

☛ Chi tiết: Khám viêm đại tràng ở đâu uy tín, tốt nhất?

Những cách kiểm soát viêm đại tràng

Viêm đại tràng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà khiến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị đảo lộn. Hãy thử một số biện pháp dưới đây để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả nhé.

Vận động mỗi ngày

Có bằng chứng khoa học chứng minh rằng tập luyện thể dục góp phần đáng kể giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng của viêm đại tràng. Không chỉ vậy, tập luyện thể thao mỗi ngày còn giúp xương và các cơ bắp khỏe hơn, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên dành một thời gian nhất định để tập luyện thể dục, bạn có thể lựa chọn bộ môn phù hợp với bản thân như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga…

Dùng thuốc điều trị

Điều trị viêm đại tràng có nhiều nhóm thuốc khác nhau. Thông thường, các thuốc này sẽ tác động tới hệ miễn dịch, làm giảm sưng viêm hoặc ngăn chặn cũng như điều trị tình trạng nhiễm trùng. Dựa vào các triệu chứng của người bệnh, mức độ của bệnh và các thuốc đã từng sử dụng trước đó mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho từng trường hợp người bệnh. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về điều trị.

☛ Xem chi tiết: Viêm đại tràng nên uống thuốc gì?

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

Người bệnh cần lưu ý chế độ ăn uống hàng ngày, cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cần tránh các loại thức ăn cứng để hạn chế cọ xát lên thành đại tràng. Bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa giúp bù nước cho cơ thể và để đại tràng được nghỉ ngơi.

Hãy theo dõi và ghi lại những thực phẩm bạn dùng hàng ngày để tránh các loại thực phẩm có thể khiến triệu chứng của bệnh trở nên xấu hơn. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh viêm đại tràng nên tránh:

  • Thức ăn chiên rán hoặc có chứa nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như bỏng ngô, các loại hạt và ngô nên hạn chế.
  • Người bệnh không dung nạp lactose nên tránh các sản phẩm sữa có chứa lactose.

Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất đối với bản thân.

Dành thời gian thư giãn

Căng thẳng, stress khiến tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn, các triệu chứng càng nặng hơn khiến bạn thực sự mệt mỏi. Vì vậy, hãy dành thời gian mỗi ngày để thư giãn, hít thở sâu và tập thể dục. Hãy làm những việc khiến tâm trạng của bạn thực sự thoải mái, không nên làm quá sức tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Bỏ thói quen hút thuốc lá

Hút thuốc lá là thói quen xấu mà nhiều người mắc phải. Không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nói chung mà còn khiến viêm đại tràng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy có thể gặp khó khăn trong việc cai thuốc, nhưng để có một sức khỏe tốt bạn nên kiên trì bỏ thuốc lá.

Có lối sống tích cực

Khi mắc phải viêm đại tràng bạn sẽ phải đau đầu đối phó với rất nhiều vấn đề. Do đó, bạn hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt, có lối sống tích cực và tìm kiếm sự hỗ trợ, động viên từ người thân, bạn bè.

Hãy lập ra kế hoạch gồm những hoạt động mà bạn yêu thích và thực hiện chúng. Điều quan trọng là bạn luôn phải lạc quan, hãy nghĩ bạ có thể làm được và hạn chế làm những việc khiến bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Hãy tìm mọi cách để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn, thậm chí bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn tâm lý giúp đỡ nếu cần.

Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp hiệu quả cho người bệnh đại tràng

Người bệnh cần khám xét cụ thể để biết được tình trạng tổn thương đại tràng từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, nên kết hợp sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng.

Một trong những giải pháp chuyên biệt cho người viêm đại tràng là tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng, cải thiện chức năng của đại tràng -Tràng Phục Linh PLUS [nhãn vàng] chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng

5-HTP trong Tràng Phục Linh PLUS được chiết tách từ hạt của một vị dược liệu có nguồn gốc từ châu Phi nên rất an toàn, lành tính. Khi vào cơ thể, hoạt chất này sẽ giúp sản sinh ra Serotonin, điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương và thần kinh đường ruột, giảm tình trạng tăng nhạy cảm của ruột, giúp cho ruột tiêu hóa thức ăn và tạo phân được tốt hơn. Đồng thời 5-HTP còn giúp điều chỉnh trạng thái tâm lý của bệnh nhân, tạo cảm giác lạc quan vui vẻ, khắc phục được vòng tròn tâm lý hay gặp ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Từ đó không chỉ giúp khắc phục được triệu chứng của bệnh mà còn khắc phục được căn nguyên gây bệnh.

Tràng Phục Linh PLUS giúp người bệnh giải quyết triệt để các vấn đề:

  • Giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương và cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Giúp khắc phục nhanh những triệu chứng của bệnh như: tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, sống phân, rối loạn tiêu hóa…
  • Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính.

Ngày 07/11/2019 vừa qua, sau hơn 2 tháng thực hiện khảo sát, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã công bố kết quả: 92.7% người bệnh Đại tràng hài lòng và rất hài lòng sau khi sử dụng sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS.

Tràng Phục Linh dành cho đối tượng

  • Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,… Người mắc bệnh Viêm đại  tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa
  • Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em

– Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh [nhãn vàng] gần nhất, xem: TẠI ĐÂY

Video liên quan

Chủ Đề