Khi đi phỏng vấn có đến muộn không vì sao

Bạn có lịch phỏng vấn nhưng lại đến muộn, đây được xem là điều tối kị. Vậy khi rơi vào tình huống trên, bạn cần làm gì để lật ngược tình huống?

Việc bạn đến muộn trong buổi phỏng vấn có thể do yếu tố chủ quan hoặc khách quan như ngủ dậy muộn, xe hỏng, tắc đường, gặp tai nạn…Tuy nhiên, dù nguyên nhân gì đi chăng nữa thì điều quan trọng là bạn làm cách gì để nhà tuyển dụng không có ấn tượng xấu về bạn. Để có phương án phù hợp thì bạn cần xác định mức độ đi trễ như thế nào.

Mức độ 1

Buổi phỏng vấn bạn chưa trễ nhưng biết mình sẽ đến trễ. Vì vậy, việc bạn cần ngay lập tức bắt điện thoại lên và gọi thông báo cho nhà tuyển dụng. Bạn trình bày lý do và định lượng khoảng thời gian mình đến trễ. Bạn nên trình bày hợp lý và thể hiện được sự thành khẩn. Trường hợp, lý do làm bạn đi trễ quá sức “củ chuối” như dậy muộn hay quên hồ sơ, lạc đường thì loại bỏ nó ngay và luôn.

– Lý do khách quan

Sự cố từ phương tiện di chuyển [xe bị hỏng, chết máy, thủng xăm …]

Tắc đường [Chỉ nên áp dụng khi giờ phỏng vấn cũng là giờ cao điểm ở ngoài đường]

Ngập lụt [Chỉ có thể áp dụng lúc thực sự có mưa]

 -Lý do chủ quan

Vấn đề gia đình [Có chuyện gấp cần xử lý, việc quan trọng của gia đình, không nên nói là người nhà ốm/bệnh/mất nếu không đúng sự thật]

Vấn đề sức khỏe cá nhân [Đau bụng, đau răng, đau đầu…]

Mức độ 2

Trường hợp bạn đến trễ và bị từ chối phỏng vấn. Lúc này, việc bạn nên làm là hãy xin lỗi nhà tuyển dụng. Đó là điều cơ bản nhất chúng ta đã được học. Bạn hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm bằng cách gọi điện hoặc viết email nếu không gặp được nhà tuyển dụng.

Bạn nên cầu thị bằng việc xin lỗi bằng email, vì khi viết chúng ta sẽ cân nhắc và lựa chọn những từ ngữ thích hợp hơn. Biết đâu được, bằng những lời chân thật đó, bạn sẽ lấy được lòng và thuyết phục nhà tuyển dụng thành công, được trao cơ hội thứ 2.

Để thành công trong công việc thì tinh thần trách nhiệm là giá trị cốt lõi. Cho dù không thể tham gia tuyển dụng nhưng biết đâu trong tương lai bạn lại có cơ hội hợp tác với chính nhà tuyển dụng đã từ chối mình thì sao. Do đó, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn nên cố gắng là người có trách nhiệm.

Với những chia sẻ kinh nghiệm trên, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phỏng vấn, lật ngược được tình huống để lấy được lòng các nhà tuyển dụng. Chúc các bạn thành công!

Cho dù bạn có thể hiện tốt đến mấy trong buổi phỏng vấn nhưng việc đến trễ vài phút có thể tác động tiêu cực đến ấn tượng của nhà tuyển dụng và ảnh hưởng đến cơ hội nhận được công việc của bạn.

Do đó, với mỗi cuộc phỏng vấn việc làm nên tránh đến trễ bằng mọi giá. Trong tình huống mà bạn không thể tránh khỏi việc đến trễ, hãy nhớ sử dụng 4 mẹo sau đây.

Gọi báo trước

Nếu bạn biết mình chắc chắc sẽ trễ giờ phỏng vấn, hãy gọi điện báo trước. Tránh bào chữa, chỉ thông báo cho nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ đến trễ, đưa ra khung thời gian chính xác mà bạn sẽ có mặt và hỏi xem liệu rằng thời gian đó có còn hiệu quả hay không. Nếu không, hãy đề nghị được sắp xếp một buổi phỏng vấn mới và đưa ra thời gian thay thế cụ thể trong trường hợp họ chấp nhận.

Bạn càng thông báo sớm càng tốt. Việc gọi điện khi đã qua giờ phỏng vấn một vài phút sẽ ít có khả năng làm giảm sự khó chịu của nhà tuyển dụng so với việc báo trước. Mỗi người đều có một kế hoạch làm việc riêng, nếu bạn dự kiến vào lúc 10 giờ và xuất hiện lúc 10h30 thì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ lịch biểu của nhà tuyển dụng. Việc thông báo trước cho thấy bạn tôn trọng thời gian của họ.

Chân thành xin lỗi nhưng đừng quá lạm dụng

Không ai thích phải chờ đợi, đặc biệt là các nhà tuyển dụng luôn có lịch trình bận rộn. Thế nhưng đừng mãi “bấu víu” vào việc đến trễ của bạn. Việc này đã xảy ra và nhà tuyển dụng đã nhận thấy. Thay vào đó, bạn cần thừa nhận thiếu sót và bày tỏ sự tiếc nuối một cách chân thành vì đã làm cho người phỏng vấn phải chờ đợi. Sau đó, hãy bước vào cuộc phỏng vấn một cách thoải mái.

Có một lý do thuyết phục

Kẹt xe trầm trọng, đồng hồ báo thức bị lỗi hoặc công việc gặp trục trặc có vẻ không phải là lí do thuyết phục đối với nhà tuyển dụng - người đã sắp xếp thời gian cụ thể để nói chuyện với bạn về vị trí ứng tuyển. Một ứng viên có tổ chức, đáng tin cậy sẽ tính đến những rủi ro tiềm ẩn hoặc sự chậm trễ khi lập kế hoạch cho một cuộc phỏng vấn xin việc.

Không có bất cứ lí do gì ngoài vấn đề gia đình khẩn cấp hoặc một tai nạn nghiêm trọng có khả năng thuyết phục nhà tuyển dụng. Nếu đây không phải là trường hợp của bạn và đến trễ cuộc phỏng vấn là không thể tránh khỏi thì bạn cần trung thực và hối lỗi bởi điều này bao giờ cũng tốt hơn là lời bào chữa.

Lấy lại sự tự tin

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, lo lắng vì đã đến muộn, vì vậy hãy dành một chút thời gian để lấy lại bình tĩnh trước khi gặp người phỏng vấn. Đừng để sự chậm trễ thống trị suy nghĩ của bạn và làm ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ buổi phỏng vấn.

Một khi bạn đã xin lỗi vì đến muộn, đừng để nó lởn vởn trong đầu. Thay đổi mục tiêu tập trung càng nhanh càng tốt, thay vì cứ mãi nghĩ về thiếu sót của bạn, hãy chuyển sang những điểm mạnh và kỹ năng của bạn sẽ giúp bạn trở thành tài sản quý giá của công ty.

Mọi người đều có thể phạm sai lầm – ngay cả những người đang phỏng vấn bạn. Vì vậy, hãy tìm cơ hội thuận tiện trong cuộc phỏng vấn để giảm bớt bất kỳ mối lo ngại mà nhà tuyển dụng có thể có về mức độ tin cậy của bạn. Thuyết phục họ thông qua cách cư xử, kinh nghiệm và người tham khảo rằng bạn không chỉ là hoàn toàn đáng tin cậy mà còn linh hoạt và có thể thay đổi tình huống một cách nhanh chóng khi có điều bất ngờ xảy ra.

Hoàng Oanh

Để giúp bạn không rơi vào thế bị động, timviec365.vn xin phép được gửi tới độc giả những cách xử lý thông minh khi đến muộn phỏng vấn. Những ai chưa có kinh nghiệm thì có thể tham khảo để áp dụng vào thực tế nhé!

1. Gọi điện thông báo về sự việc đến muộn của mình

Ngay khi xác định được mình sẽ đến muộn trong buổi phỏng vấn thì bạn cần gọi điện tới nhà tuyển dụng để thông báo về sự việc này. Đến muộn là hành vi thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, trong tình huống đi xin việc thì nó càng cấm kỵ không được phép. Đối với các công ty lớn thì bạn sẽ gọi điện đến phòng nhân sự, số điện thoại liên hệ được viết trong JD.

Dù biết là không được phép, cũng chẳng ai muốn đến muộn trong ngày gặp mặt đầu tiên với nhà tuyển dụng thế nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp chúng ta không thể lường trước được và nó khiến bạn không thể đến đúng giờ trong buổi phỏng vấn.

Gọi điện thông báo về sự việc đến muộn của mình

Trong trường hợp bạn gọi điện mà không được thì có thể chuyển sang hình thức khác chẳng hạn như nhắn tin zalo, gửi email,... Nội dung nhắn thì bạn có thể tham khảo mẫu câu sau đây:

“Chào anh/chị, tôi tên là Nguyễn Văn A ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng, tôi được hẹn phỏng vấn vào 8h sáng hôm nay tuy nhiên gia đình tôi có việc đột xuất nên e rằng mình sẽ đến trễ. Tôi gửi tin nhắn này là để thông báo cho anh/chị biết về sự việc đáng tiếc này, tôi sẽ cố gắng đến sớm nhất có thể để hoàn thành buổi phỏng vấn như đã hẹn, rất xin lỗi anh/chị về sự phiền phức này.”

Bạn có thể nhắn tin với nội dung ngắn gọn hơn như sau:

“Chào quý công ty/anh/chị, tôi tên là Nguyễn Văn A có hẹn phỏng vấn vào lúc 9h sáng nay với vị trí nhân viên kinh doanh. Trên đường di chuyển tới công ty xe của tôi bị hỏng nên có thể sẽ đến muộn, rất mong được anh/chị thông cảm, tôi sẽ cố gắng đến sớm nhất có thể.”

Xem thêm: Ứng viên không đến phỏng vấn và bài học cho tuyển dụng!

Ngay cả khi bạn để nhà tuyển dụng tới trước mặc dù bạn có mặt đúng giờ cũng đã là không nên huống gì là đi muộn. Một lời xin lỗi không chắc đem đến cơ hội cho bạn trong lần phỏng vấn này thế nhưng nó lại là phép lịch sự tối thiểu trong văn hoá ứng xử, nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào đó để đánh giá về con người bạn. Vậy nên đừng “tiếc” rẻ một lời xin lỗi nhất là trong khi mình đã đến muộn, rất có thể thông qua cách ứng xử này bạn lại trở thành ứng viên ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng thì sao. Vì vậy việc trở thành một nhân viên có quy tắc và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng thật dễ dàng đúng không nào. Người xưa có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, nhất là đối với người mà mình đang cần họ thì càng phải thể hiện mình là một con người văn minh, lịch sự và chuyên nghiệp. Bạn sẽ ghi điểm tuyệt đối nếu thể hiện tốt trong lần gặp mặt đầu tiên này.

Xin lỗi nhà tuyển dụng 

3. Đưa ra 1 lý do thuyết phục cho việc đến muộn của mình

Đừng bao giờ đưa ra những lý do như là “Tôi ngủ quên, tôi không nhớ rõ lịch phỏng vấn, tôi bị tắc đường,...” chúng sẽ là thứ phản lại bạn trong trường hợp này. 

Khi đến muộn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn xem lý do là gì, một lý do phù hợp sẽ khiến họ bỏ qua mà không suy xét, ngược lại những lý do bất hợp lý thì sẽ là vấn đề lớn có ảnh hưởng tới kết quả phỏng vấn của bạn đấy nhé.

Đưa ra 1 lý do thuyết phục cho việc đến muộn của mình

Bạn có thể trình bày một lý do phù hợp như là gia đình có việc bận đột xuất, xe bị hỏng khi đi trên đường hoặc là bị ngã xe,... dù không phải sự thật thì bạn cũng cố gắng đưa ra 1 lý do hợp lý để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Khám phá: Top 22 câu hỏi tuyển dụng thường gặp khi phỏng vấn xin việc

4. Nêu rõ thời gian bạn có thể tham gia phỏng vấn

Việc thông báo là đương nhiên nếu như bạn vẫn còn muốn có cơ hội với việc làm này, tuy nhiên đó là chưa đủ bởi vì bạn còn phải đưa ra một mốc thời gian chính xác để tham gia phỏng vấn.

Hãy nhớ, không lùi ngày phỏng vấn bởi vì bạn sẽ chẳng có cơ hội và quyền hạn để làm điều đó, đến muộn nhưng vẫn trong buổi phỏng vấn thì nhà tuyển dụng có thể chấp nhận. Nếu bạn có sự cố và không thể đến phỏng vấn vào trong ngày thì bắt buộc bạn phải viết thư dời lịch phỏng vấn.

Nêu rõ thời gian bạn có thể tham gia phỏng vấn

Trong khi thông báo, bạn có thể ước lượng thời gian mà mình có mặt ở điểm phỏng vấn, không cần phải chính xác tuyệt đối thế nhưng cũng cần có khoảng thời điểm cụ thể để nhà tuyển dụng biết.

Ví dụ: “Tôi sẽ cố gắng tới địa điểm phỏng vấn trong vòng 10 phút nữa”

Mốc thời gian có thể là lâu hơn tuỳ thuộc vào tình huống mà bạn đang gặp phải. Tất nhiên, bạn cũng cần cân nhắc thật kỹ, không nên đến trễ quá lâu nếu không hình tượng của bạn sẽ bị giảm đi đáng kể, sự chuyên nghiệp không còn nữa sẽ gây bất lợi cho cuộc phỏng vấn lần này.

Đọc thêm: Cách ứng xử với cấp trên - Nắm bắt để sống sót nơi công sở

5. Tham dự phỏng vấn như bình thường

Ngay khi đến điểm phỏng vấn, đừng vội vàng phi vào phòng ngay bởi vì đó không phải là cách hay, hãy bình tĩnh và trấn an lại tinh thần để lấy thế chủ động, hồi tưởng lại kiến thức đã ôn tập trong đầu để không bị lãng quên chỉ vì bạn đến muộn. 

Dù là bất kỳ lý do gì thì phong thái tự tin vẫn rất cần thiết, bạn phải làm chủ được bản thân và những lời nói của mình để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu có bối rối hay hồi hộp thì cũng là lẽ thường tình, tuy nhiên đừng cố thể hiện nó trước mặt nhà tuyển dụng nếu không bạn sẽ mất điểm ngay lập tức.

Tham dự phỏng vấn như bình thường

Nhà tuyển dụng mong muốn tìm được những người tự tin, tài năng, có trách nhiệm với lời nói của mình, vì vậy phong thái của bạn là hết sức quan trọng cần phải chú ý.

Ngoài ra, trước khi bước vào phòng phỏng vấn, bạn hãy tút lại vẻ ngoài bằng cách điều chỉnh lại trang phục cho gọn gàng, xem lại đầu tóc có bị rối hay không, khuôn mặt hớt ha hớt hải ban nãy còn không?... Miễn làm sao hình tượng của bạn trong mắt nhà tuyển dụng phải là hoàn hảo và chỉnh tề nhất.

Xem thêm: Chính sách nhân sự là gì? Bí quyết giữ chân nhân tài của doanh nghiệp

6. Tiếp tục xin lỗi về sự việc vừa rồi

Sự việc đến muộn của bạn không chỉ dừng lại ở lời xin lỗi qua điện thoại, hãy sử dụng nó thêm một lần nữa khi gặp mặt trực tiếp nhà tuyển dụng để họ thấy được sự chân thành của bạn.

Lần này bạn có thể nói lời xin lỗi ngắn gọn hơn, không cần trình bày lý do tới trễ khi không được hỏi. 

Ví dụ: “Tôi xin lỗi vì đã đến muộn” hoặc “Tôi xin lỗi vì đã để anh/chị phải đợi lâu”, hoặc là “Rất xin lỗi vì đã làm mất thời gian của anh/chị”,...

Tiếp tục xin lỗi về sự việc vừa rồi

Sau khi lời xin lỗi được nói ra, bạn có thể xin phép nhà tuyển dụng được vào phỏng vấn luôn để không mất nhiều thời gian. Vậy là timviec365.vn vừa hướng dẫn cho bạn những cách xử lý thông minh khi đến muộn phỏng vấn, hy vọng qua bài viết này mỗi người sẽ biết cách xử lý phù hợp khi gặp phải tình huống tương tự. 

Tránh xa 6 hành động này trong buổi phỏng vấn xin việc

Xử lý xong vấn đề đi muộn trong buổi phỏng vấn, vậy bạn có tự tin vào bản thân để thuyết phục nhà tuyển dụng trong lần gặp mặt này? Nếu còn mông lung, tôi sẽ chỉ cho bạn 6 hành động mà bạn cần phải tránh xa trong buổi phỏng vấn xin việc ở bài viết dưới đây.

Tránh xa 6 hành động này trong buổi phỏng vấn xin việc

Video liên quan

Chủ Đề