Khoa hàng hải Đại học Giao thông vận tải

Nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 truyền thống ngành GTVT, sáng 29/7/2014 tại Trường Đại học Công nghệ GTVT, 7 đơn vị đã tham gia Cuộc thi Tiếng hát Ngành GTVT năm 2014 cụm thi số 5.

Tới dự và chỉ đạo hội diễn có đồng chí Đỗ Nga Việt - UV Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Cuộc thi Tiếng hát ngành GTVT năm 2014; đồng chí Nguyễn Minh Hiếu - Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ GTVT, Trưởng ban tổ chức Cuộc thi. Và có đại diện lãnh đạo Đảng ủy, Chính quyền, Công đoàn, Đoàn TN và gần 500 diễn viên đến từ 7 đơn vị trong cụm thi số 5.

Trải qua 31 phần thi sôi nổi, khán giả và Ban giám khảo đã được thưởng thức nhiều tiết mục đặc sắc được thể hiện bởi các giọng ca không chuyên của các đơn vị nhưng được Ban Giám khảo đánh giá có nhiều giọng ca ngang ngửa với ca sĩ chuyên nghiệp bậc cao. Theo đánh giá của Ban giám khảo của cuộc thi, chất lượng cuộc thi cụm 5 tương đối tốt. Qua đó có thể thấy được ý thức tinh thần tham gia phong trào ca hát của các cán bộ công nhân viên, học sinh rất là nhiệt tình. Sau gần 5 tiếng đồng hồ làm việc, BGK đã lựa chọn được những tiết mục hay và xuất sắc nhất vào vòng chung kết. 

2 tiết mục vào chung kết cuộc thi toàn ngành:


Trên đỉnh Trường Sơn ta hát - Trường Đại học Công nghệ GTVT
Vịnh xuân đất tổ - Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

5 Giải A:


Trên đỉnh Trường Sơn ta hát - Trường Đại học Công nghệ GTVT
Bài ca giao thông vận tải - Trường Đại học Công nghệ GTVT
Tổ quốc tôi chưa đẹp thế nao giờ - Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
Tổ quốc nhìn từ biển - Viện Khoa học công nghệ GTVT
Đường tàu mùa xuân - Trường Đại học Công nghệ GTVT

10 Giải B: 


Nơi đảo xa - Trường Cao đẳng nghề [CĐN] GTVT TƯ I
Xa khơi - Trường CĐN GTVT TƯ I
Hành khúc trường CĐN GTVT TƯ II - Trường CĐN GTVT TƯ II
Bài hát bên cầu phao - Trường Đại học Công nghệ GTVT
Vịnh xuân đất tổ - Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
Tổ quốc gọi tên mình - Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
Trên đỉnh Trường Sơn ta hát - Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
Cô gái mở đường - Viện Chiến lược và Phát triển GTVT
Gặp nhau trong rừng mơ - Trường Cán bộ quản lý GTVT
Yêu mãi những công trình - Trường Cán bộ quản lý GTVT

Giải toàn đoàn:


Giải Nhất toàn đoàn: Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam; Trường Đại học Công nghệ GTVT; 

Giải Nhì toàn đoàn: Viện Khoa học công nghệ GTVT, Trường Cán bộ quản lý GTVT.
Giải ba toàn đoàn: Viện Chiến lược và Phát triển GTVT; Trường CĐN GTVT TƯ II; Trường CĐN GTVT Trung ương I.

A00 - Toán, Lý, Hóa    A01 - Toán, Lý, Anh    D01 - Toán, Văn, Anh    C01 - Toán, Văn, Lý

Các phương thức tuyển sinh áp dụng:

PT01 - Xét kết quả thi Tốt nghiệp THPT; PT02 - Xét tuyển kết hợp; PT03 - Xét học bạ; PT04 - Xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GDĐT

 

1. Mục tiêu đào tạo

Hiện nay nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực Điện tự động Giao thông vận tải đang rất lớn, đặc biệt là tự động hóa trong lĩnh vực ô tô, tàu cao tốc, tàu thủy… Để đáp ứng nhu cầu thực tế cấp thiết này, Khoa Điện – Điện tử đã cập nhật nội dung cho Chuyên ngành Điện tự động tàu thủy, đổi tên thành Điện tự động Giao thông vận tải và giao Bộ môn Điện tự động tàu thủy phụ trách. Trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển, Bộ môn luôn đào tạo ra các kỹ sư có uy tín và vị thế trong xã hội trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong ngành hàng hải, dầu khí, đóng tàu. Các thế hệ sinh viên sau khi ra trường đều có việc làm ngay ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, nhiều sinh viên là những cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, đang giữ trọng trách quan trọng trong các cơ quan Trung ương, địa phương, cũng như các ngành trọng điểm của nền kinh tế nước nhà.

2. Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

- Chương trình đào tạo được xây dựng trên nền tảng vững chắc qua nhiều năm đào tạo đồng thời thường xuyên tham khảo, cập nhật các chương trình tiên tiến của các trường đại học danh tiếng, uy tín hàng đầu trong nước và thế giới. Chương trình đào tạo được đổi mới toàn diện theo hướng hiện đại và hội nhập, gắn liền đào tạo lý thuyết với kỹ năng thực hành. Mang tính hiện đại, bám sát với thực tiễn phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới.

- Đội ngũ giảng viên: Bộ môn phụ trách hiện nay có 11 Giảng viên, trong đó có 5 Tiến sĩ [3 PGS] và 6 Thạc sĩ. Giảng viên đều có thâm niên trong nghề, uy tín được khẳng định trong lĩnh vực chuyên môn. Phương pháp giảng dạy hiện đại, lấy người học làm trung tâm.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Trang thiết bị, cơ sở vật chất cho học tập, thực hành và nghiên cứu được tăng cường theo hướng toàn diện và hiện đại, gắn liền với thực tiễn nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, giúp sinh viên tự tin khi làm việc thực tế.

3. Cơ hội việc làm, khả năng thăng tiến trong công việc

- Bộ môn hiện nay có các mối quan hệ thân thiết với các công ty đóng tàu, công ty sản xuất công nghiệp trong và ngoài nước. Hàng năm có nhiều suất học bổng, cơ hội việc làm cho các thực tập sinh tại công ty Alewijnse, Praxis, LG,…

- Có cơ hội được du học tại các trường hàng đầu của Hàn Quốc khi có đủ chuẩn ngoại ngữ.

- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Điện tự động Giao thông vận tải có cơ hội thăng tiến, mức lương cao hơn hẳn so với mặt bằng xã hội. Kỹ sư thuộc chuyên ngành đào tạo có kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và tin học để giải quyết độc lập những vấn đề như:

  • Tự động hóa trong công nghiệp ô tô;
  • Tự động hóa trong lĩnh vực tàu cao tốc, tàu hỏa;
  • Làm việc tại các công ty dầu khí, công trình nổi như: Giàn khoan, Kho nổi chứa dầu, tàu dịch vụ dầu khí,…
  • Tuyển vào Hải quân, Cảnh sát biển, Viện kỹ thuật trong quân đội;
  • Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, khai thác hệ thống điều khiển tự động điện tàu thuỷ;
  • Thiết kế, tư vấn, giám sát thi công, chuyển giao công nghệ cũng như vận hành khai thác  các hệ thống thuộc lĩnh vực tự động hoá công nghiệp;
  • Thực hiện công tác vận hành khai thác, lắp đặt và sửa chữa các hệ thống điều khiển tự động trên tàu thủy;
  • Đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi công tác trên tàu viễn dương, nội địa;
  • Kỹ sư Điện tự động Giao thông vận tải có đủ năng lực chuyên môn làm việc trong các Viện nghiên cứu, Viện thiết kế tàu thuỷ; Các cơ sở đào tạo; Các công ty vận tải biển trong nước và Quốc tế; Các nhà máy công nghiệp đóng tàu, công nghiệp ô tô, tàu hỏa và các nhà máy công nghiệp nói chung. Làm việc ngay được với các chuyên gia nước ngoài thuộc lĩnh vực thiết kế, điều khiển tự động ô tô, tàu thủy như: Tập đoàn Damen, Alewịjnse, Praxis, Beijer,…

4. Bằng cấp

Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo, đảm bảo các chuẩn đầu ra và các điều kiện cấp bằng đại học khác theo quy định được cấp bằng Cử nhân ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, chuyên ngành Điện tự động giao thông vận tải [thuộc hệ thống văn bằng quốc gia].

5. Mô tả Chương trình đào tạo và website liên quan

- Chi tiết mô tả chương trình đào tạo xem trong file đính kèm

- Thí sinh có thể tham khảo thông tin trên Website: //vimaru.edu.vn

trang tuyển sinh //tuyensinh.vimaru.edu.vn

hoặc Khoa Điện - Điện tử tại website: //www.ee.vimaru.edu.vn/

6. Một số hoạt động học tập và giảng dạy

Video liên quan

Chủ Đề