Khối lượng giao dịch coin là gì

Theo điều tra mới đây, 3 chỉ số được dùng phổ biến nhất trên thị trường tiền kỹ thuật số gồm ichimoku Cloud, chỉ báo RSI và khối lượng giao dịch. Trong đó khối lượng giao được cho là đóng vai trò quan trọng thể hiện xu hướng và mức độ quan tâm đến từng đồng tiền khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những kiến thức cơ bản về khối lượng giao dịch.

MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

Khối lượng giao dịch thể hiện mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến từng đồng tiền kỹ thuật số . Mối quan hệ tương đối giữa giá hiện tại và khối lượng giao dịch và vốn hóa sẽ cho biết mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến đồng tiền kỹ thuật số .

Khối lượng giao dịch lớn trong khi giá tăng là một chỉ báo tốt nhất cho thấy mức độ quan tâm đang tăng. Trong khi đó khối lượng giao dịch nhỏ đồng nghĩa với mức độ quan tâm thấp khả năng làm giả. Khối lượng giao dịch cũng thể hiện tính thanh khoản của thị trường và là yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định mua.

Đối với traders khối lượng giao dịch cao là yếu tố cần thiết do thời gian thực hiện ngắn cần có thị trường có tính thanh khoản cao. Chúng tôi khuyến cáo nhà giao dịch ngắn hạn chọn những đồng tiền có khối lượng giao dịch 24h không dưới 1 triệu USD. Ngoài ra tỷ số giữ khối lượng giao dịch 24h/mức vốn hóa thị trường cũng khá quan trọng, đối với day traders nên chọn những đồng tiền có tỷ số này lớn hơn 1%. Dưới đây là danh sách 9 đồng tiền trong top 100 có khối lượng giao dịch thấp nhất, phần lớn các đồng này niêm yết ở sàn nhỏ và có mức độ biến động lớn do khối lượng giao dịch thấp

Thông thường khối lượng giao dịch là yếu tố quan trọng để: xác nhận xu hướng, xác định thời điểm đảo chiều, và xác nhận đột phá giá.

XÁC NHẬN XU HƯỚNG GIÁ

Khối lượng giao dịch là chỉ số thứ cấp, cung cấp thêm thông tin để xác nhận xu hướng giá, nhưng không cung cấp tín hiệu giao dịch nếu chỉ có chỉ số này. Thông thường khi khối lượng giao dịch tăng mạnh theo xu hướng của giá đồng nghĩa với việc xác nhận xu hướng giá mới được hình thành.

Hình 1 dưới đây mô tả, khi khối lượng giao dịch tăng, trong khi giá giảm. Nếu bạn thực hiện short [bán khống], khối lượng giao dịch tăng sẽ xác nhận xu hướng giảm. Nếu bạn long, khối lượng giao dịch tăng khi giá giảm xác nhận bạn nên tìm điểm thoát lệnh.

Khối lượng giao dịch giảm khi giá tăng thể hiện mức độ quan tâm giảm. Giá có thể tiếp tục tăng tuy nhiên nhà đầu tư nên thận trọng trước các các điểm kháng cự khi khối lượng giảm quá mức sẽ không thể duy trì đà tăng.

Khối lượng giao dịch giảm khi giá giảm không đưa cho chúng ta nhiều thông tin, do mức độ quan tâm giảm mạnh đôi là yếu tố dễ dàng để cá mập đẩy giá xuống sâu hơn nữa để hàng.

Thông thường khối lượng giao dịch tăng sẽ xác nhận xu hướng giá nhưng khi khối lượng giao dịch tăng đột biến, thì đó là dấu hiệu giá sẽ biến động rất lớn. Dưới đây là hình ảnh Chainlink theo ngày. Khối lượng giao dịch tăng gấp 10 lần quanh ngày 25/11 đến 17/12, dấu hiệu giá sẽ tăng đột biến. từ mức đáy ngày 13/12 đến ngày 13/01, giá đã tăng gần 10 lần.

XÁC NHẬN ĐẢO CHIỀU

Khi khối lượng giao dịch đạt đỉnh thường đồng nghĩa với áp lực mua hoặc áp lực bán đã chính thức hết. Khối lượng giao dịch tăng đạt đỉnh khi giá tăng thể hiện lực mua đã hết, người mua không muốn đẩy giá lên do đó giá sẽ giảm. Khối lượng giao dịch tăng đạt đỉnh khi giá giảm thể hiện lực bán đã hết, người bán không muốn đẩy giá xuống do đó giá sẽ đảo chiều.

Ngoài ra bạn có thể chú ý sau khi khối lượng giao dịch tăng mạnh vào tháng 5, giá hồi lại một chút nhưng sau đó lại giảm nhưng khối lượng giảm đáng kể, đây là dấu hiệu áp lực đã cạn.

XÁC NHẬN ĐỘT PHÁ GIÁ

Tại các mức hỗ trợ và kháng cự, khối lượng là yêu tố quan trọng để xác nhận điểm đột phá giá.

Khi mà khối lượng tăng đột biến trên mức kháng cự hoặc dưới mức hỗ trợ thể hiện nhiều khả năng đột phá giá sẽ diễn ra.

Khi mà khối lượng giao dịch giảm hoặc không có mức tăng đột biến, nhiều khả năng đột phá giá khỏi vùng này đã thất bại.

Dưới đây là hình ảnh giá được giao dịch trong khoảng giữa mức kháng cực và mức hỗ trợ, đều thất bại đột phá do khối lượng giao dịch.

Trên thị trường một số trader chuyên nghiệp cũng sử dụng một số chỉ báo về khối lượng sau:

OBV [On Balance Volume] chỉ số này là một chí số quan trọng thể hiện sức mua và lực bán trên thị trường. Chỉ số này được phát triển vào năm 1960 Joseph Granville. Ông tin rằng khối lượng là yếu tố rất quan trọng của các thị trường, và OBV ra đời để dự kiến những động thái chính trong thị trường sẽ xảy ra dựa trên sự thay đổi về khối lượng giao dịch. khi khối lượng tăng mạnh mà giá của tài sản thay đổi không đáng kể, thì giá cuối cùng sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.

Chaikin Money Flow [CMF] đây cũng là một chỉ số được 1 số người sử dụng. Cách phân tích Chaikin Money Flow được dựa trên lý thuyết rằng sức mạnh chung của thị trường thường đi kèm với giá đóng tại nửa trên vùng cao/thấp hàng ngày khi khối lượng giao dịch tăng lên. Tương tự, sự suy yếu của thị trường thường đi đôi với giá đóng tại nửa dưới vùng range khi khối lượng suy giảm. Do đó, nếu giá liên tục đóng cửa tại nửa trên range hàng ngày cùng với khối lượng giao dịch tăng lên, chỉ báo CMF sẽ có giá trị dương, cho thấy thị trường đang mạnh mẽ. Ngược lại, nếu giá liên tục đóng cửa tại nửa dưới vùng range hàng ngày khi khối lượng tăng lên, CMF sẽ có giá trị âm, thị trường đang bị suy yếu.

  • Công thức phân bổ vốn Kelley là gì ?
  • tim hieu ve dong neo
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook

Khối lượng giao dịch là một thông tin thường bị nhiều trader bỏ qua, đặc biệt là những người mới bắt đầu. Tuy nhiên, các chỉ báo về khối lượng mang lại nhiều lợi thế và có thể giúp ích rất nhiều khi phân tích kĩ thuật. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu một chỉ báo về khối lượng cơ bản - Volume với nội dung sau:

  • Khối lượng giao dịch [Volume] là gì?
  • Cài đặt chỉ báo Volume trên sàn giao dịch
  • Cấu tạo của chỉ báo Volume
  • Các tín hiệu của chỉ báo Volume
  • Mối quan hệ giữa Volume và Giá
  • Ý nghĩa của chỉ báo Volume

Volume là gì?

Khối lượng giao dịch [Volume] là một con số đo lường lượng tiền được mua hoặc bán trong một thời gian nào đó. Nó có thể hỗ trợ bạn trong việc nhận định xu hướng của thị trường và góp phần hình thành một hệ thống giao dịch hiệu quả, thậm chí volume còn có thể hỗ trợ bạn trong việc dự đoán trước những biến động của thị trường từ 2-3 ngày.

Khối lượng Giao dịch còn có thể cho bạn thấy bức tranh toàn cảnh thị trường, thị trường có hỗ trợ cho một xu hướng giá hay không. Mối quan hệ tương đối giữa giá hiện tại và khối lượng giao dịch sẽ cho biết mức độ quan tâm của trader đến thị trường.

Khối lượng giao dịch lớn trong khi giá tăng là một chỉ báo tốt nhất cho thấy mức độ quan tâm đang tăng. Trong khi đó khối lượng giao dịch nhỏ đồng nghĩa với mức độ quan tâm thấp và khả năng làm giá giảm. Khối lượng giao dịch cũng thể hiện tính thanh khoản của thị trường và là yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định mua.

Cài đặt chỉ báo Volume trên Tradingview và Binance

Nếu bạn đã hiểu được Volume là gì rồi thì hãy đến bước cài đặt Volume trên các nền tảng giao dịch.

Để cài chỉ báo Volume trên bất kỳ nền tảng nào, điều đầu tiên bạn cần làm là tạo tài khoản, đăng nhập và vào chart! Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cài đặt chỉ báo Volume trên Tradingview và sàn giao dịch Binance.

Tradingview

Như mình đã nói, bạn cần biết về Tradingview và đăng ký tài khoản. Sau khi đăng ký xong bạn click vào “Biểu đồ" để vào chart phân tích.

Cài đặt Volume trên Tradingview

Khi đã vào chart, bạn hãy làm theo 3 bước sau:

  • Click vào biểu tượng Fx ở thanh trên cùng.
  • Ở khung tìm kiếm, bạn hãy điền vào chữ “Khối lượng".
  • Sau khi ra kết quả, click vào dòng đầu tiên.
Cài đặt Volume trên Tradingview

Như vậy bạn đã cài xong chỉ báo Volume. Khi tắt khung này chỉ báo sẽ xuất hiện dưới giá.

Sàn giao dịch Binance

Hiện nay, Binance được xem là một sàn giao dịch tiền điện tử tập trung lớn nhất thế giới. Cách đăng ký tài khoản trên Binance khá phức tạp và đòi hỏi xác minh danh tính nhiều bước. Do đó bạn cần xem hướng dẫn cách đăng ký tài khoản chi tiết tại đây.

Sau khi đăng nhập và vào chart của Binance bạn hãy làm theo 3 bước sau:

  • Click vào biểu tượng gần khung thời gian có hiện lên chữ “Chỉ báo kỹ thuật".
  • Thông thường Binance sẽ dùng chỉ báo MA & VOL là 2 chỉ báo mặc định. Nên bạn chỉ cần click vào để xoá đi chỉ báo MA.
  • Như vậy chỉ còn lại chỉ báo khối lượng trên Chart.
Cài đặt Volume trên Binance

Cấu tạo của chỉ báo Volume

  • Chỉ báo volume gồm dãy khối lượng được chia thành 2 màu đậm và nhạt để phân biệt khối lượng tăng trưởng và khối lượng giảm giá.
  • Một đường MA[20] được thể hiện bằng màu đen di chuyển theo dãy khối lượng này.
Cấu tạo chỉ báo Volume

Theo mặc định ban đầu, khối lượng tăng và giảm là những hằng số nên bạn không thể thay đổi cài đặt được. MA sẽ tính toán theo thông số 20: trung bình cộng của 20 phiên giao dịch trước đó.

Để điều chỉnh các thông số của đường MA cũng như màu sắc bạn cần làm theo 3 bước sau:

  • Bạn có thể thay đổi các thông số của chỉ báo này bằng cách click vào biểu tượng Cài đặt [logo bánh xe] ở bước 1.
  • Bạn có thể thay đổi các thông số đầu vào ở bước 2.
  • Điều chỉnh thay đổi màu sắc, độ đậm nhạt của chỉ báo ở bước 3.
Cấu tạo chỉ báo Volume

Hướng dẫn sử dụng chỉ báo Volume

Như vậy, bạn cũng nắm rõ được chỉ báo Volume là gì và cách cài đặt trên cái sàn rồi. Bây giờ mình sẽ hướng dẫn bạn cách dùng hiệu quả qua 4 tín hiệu.

Xác nhận xu hướng giá

Khối lượng giao dịch tăng theo xu hướng của giá đồng nghĩa với việc xác nhận xu hướng giá mới được hình thành.

Trong xu hướng tăng:

  • Khối lượng tăng khi giá đang đi lên [tăng].
  • Khối lượng giảm khi giá đi xuống [giảm].
Khối lượng giao dịch trong xu hướng tăng

Trong xu hướng giảm:

  • Khối lượng tăng lên khi giá đi xuống [giảm].
  • Khối lượng giảm đi khi giá đi lên [tăng].
Khối lượng giao dịch trong xu hướng giảm

Khối lượng giao dịch giảm khi giá tăng thể hiện mức độ quan tâm giảm. Đây là biểu hiện của phân kỳ giữa giá và khối lượng. Giá có thể tiếp tục tăng tuy nhiên đà tăng đã yếu và dễ có đảo chiều.

Xác nhận sự đảo chiều

Trong một xu hướng tăng, ​​khi giá đang tạo đỉnh cao hơn, nhưng khối lượng giảm dần cho thấy người mua không còn nhiều nên khả năng sẽ đảo chiều giảm giá => SELL

Sự đảo chiều trong xu hướng tăng

Trong một xu hướng giảm, Khi giá đang tạo đáy thấp hơn, nhưng khối lượng giảm dần cho thấy người bán không còn nhiều nên khả năng sẽ đảo chiều tăng giá => BUY

Sự đảo chiều trong xu hướng giảm

Nhận biết thị trường đang bị làm giá

Khi giá đang một đợt tăng-giảm bất ngờ nhưng khối lượng không cao. Điều này có nghĩa vào lúc đó là chỉ có một cá nhân hoặc tổ chức nhỏ cố tình mua hoặc bán tháo thì khả năng cao là thị trường đang bị làm giá. Bạn nên hạn chế giao dịch lúc này.

Thị trường đang bị làm giá

Xác nhận vùng hỗ trợ và kháng cự

Tại các điểm hỗ trợ và kháng cự, khối lượng là yếu tố quan trọng để xác nhận điểm đột phá giá:

  • Khi volume tăng đột biến trên mức kháng cự hoặc dưới mức hỗ trợ => nhiều khả năng đột phá giá sẽ diễn ra.
  • Khi volume giảm hoặc không có mức tăng đột biến => nhiều khả năng đột phá giá khỏi vùng này đã thất bại.

Tìm hiểu thêm 05 cách xác định hỗ trợ kháng cự đơn giản.

Mối quan hệ giữa giá và khối lượng

Nhà đầu tư không sử dụng volume một cách đơn độc để đánh giá tổng quan thị trường rồi đưa ra quyết định mà sử dụng kết hợp với diễn biến của giá để hiểu và xác định xu hướng. Mối quan hệ giữa giá và volume thể hiện trong bảng dưới đây dưới đây:

Mối quan hệ giữa giá và khối lượng

Như vậy, khi thị trường có xu hướng tăng thì bạn hãy nhìn vào volume thị trường và xem volume tăng hay giảm.

  • Nếu volume tăng nghĩa là xu hướng đó đang mạnh khả năng cao thị trường sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng tăng.
  • Ngược lại, nếu xu hướng giảm có volume tăng mạnh khả năng cao thị trường sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng giảm.
  • Khi giá tăng mà volume giảm hay giá giảm mà volume cũng giảm thì xu hướng đó có ít độ tin cậy hơn và có thể sẽ đảo chiều.

Ý nghĩa của chỉ báo Volume

  • Volume tăng nghĩa là thị trường đang có sự hứng thú với mức giá đó so với các mức giá khác trên thị trường. Và điều này cũng được hiểu theo cả 2 nghĩa volume mua và volume bán [nhiều người thích mua tại mức giá đó hơn hay thích bán tại mức giá đó hơn].
  • Thị trường có volume cao cũng có nghĩa là thị trường đó đang được giao dịch một cách tích cực và có thanh khoản cao.
  • Volume cao cũng là đặc điểm đặc trưng của một xu hướng mới hình thành. Chẳng hạn như khi giá vừa phá vỡ một giai đoạn sideway trước đó. Hoặc cũng có thể vào lúc mà thị trường sắp chạm đáy, volume bán tăng đột biến và chứng tỏ nhà đầu tư đang hoảng loạn và bán tháo vị thế giao dịch.
  • Volume thấp thể hiện thị trường chưa ổn định, kém thanh khoản, nhà đầu tư thiếu tự tin khi giao dịch tại mức giá đó. Nó cũng có thể là biểu hiện cho một giai đoạn thị trường đang đi ngang [sideway].
  • Volume tăngtín hiệu thị trường sắp có một đợt phá vỡ mới nhưng cũng có thể tạo đỉnh hoặc tạo đáy. Dù là đỉnh hay đáy đi nữa thì volume tăng đều biểu hiện thị trường sẽ có một đột biến mới sắp diễn ra.

Tìm hiểu thêm về Chỉ báo MACD và cách dùng hiệu quả trong giao dịch.

Tổng kết

Vừa rồi mình đã giới thiệu với các bạn tất cả kiến thức về chỉ báo khối lượng giao dịch hay Volume là gì. Bên cạnh đó, cũng đã chia sẻ với bạn cách sử dụng hiệu quả cũng như phương pháp giao dịch với chỉ báo này.

Series học tập này dành cho các bạn vừa mới bắt đầu tìm hiểu về khối lượng giao dịch [Volume] cũng như phân tích kỹ thuật có thể dễ dàng đọc hiểu và ghi nhớ.

Hãy theo dõi danh mục Học Phân Tích Kỹ Thuật [PTKT] của MarginATM để cập nhập thêm kiến thức về các loại chỉ báo giao dịch và các kiến thức bổ ích khác trên thị trường nữa nhé! Bên cạnh đó, bạn đừng quên theo dõi và tham gia qua các kênh Youtube, Facebook, Tiktok, Twitter & nhóm chat Telegram Chanel để cập nhật tin tức nóng hổi cũng như thảo luận về thị trường crypto cùng đội ngũ MarginATM nhé!

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để MarginATM hỗ trợ bạn nhé!

#Hoctap #coban #volume

Video liên quan

Chủ Đề