Không thấy ổ cứng di động trong máy mac

MacBook không nhận ổ cứng là một trong những lỗi thường xuyên gặp trên MacBook. Để biết thêm chi tiết thông tin chính xác, mời các bạn theo dõi ngay bài viết sau mà chúng tôi chia sẻ về lỗi MacBook không nhận ổ cứng.

1. Nguyên nhân MacBook không nhận ổ cứng trong

- Bị hỏng cáp đảm nhiệm chức năng kết nối giữa ổ cứng với main của MacBook.

- Bị chết I/O điều khiển nằm ở trên main của máy tính MacBook.

- Do ổ cứng bị hỏng hoặc bị lỗi.

2. Cách khắc phục MacBook không nhận ổ cứng đơn giản

Cách khắc phục MacBook bị lỗi ổ cứng cực đơn giản như sau các bạn cần nên biết khi sử dụng MacBook:

2.1. Reset lại MacBook

Để khắc phục lỗi máy tính không nhận ổ cứng gắn ngoài, bạn có thể tiến hành "Reset" lại máy để khắc phục. Trong trường hợp đã thử "Reset" nhưng không được, hãy dùng "Reset" với chế độ "Safe Mode" ngay nhé.

2.2. Kiểm tra /Volumes/

Muốn sửa lỗi máy không nhận ổ cứng hãy thử kiểm tra thư mục “Volume” trên MacBook. Vì mọi phân vùng kết nối và kích hoạt [Mount] đều hiển thị ở trong thư mục này. 

Đầu tiên để khắc phục bạn làm như sau, hãy mở “Finder”, sau đó tại “Menu Bar” của màn hình MacBook, bạn chọn “Go”, rồi chọn “Go to Folder” và nhập vào /Volumes/ và kết thúc bằng “Enter”. 

Lúc này bạn sẽ được chuyển đến thư mục có chứa mọi ổ đĩa và phân vùng kết nối và kích hoạt để sửa lỗi MacBook không nhận ổ cứng.

Tìm đến ổ đĩa và nhấp đúp chuột vào đó để thử kiểm tra kết nối. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn ổ đĩa đã kết nối sẽ hiển thị ở trên màn hình, thì tại “Finder” bạn nhấn đồng thời “Command + dấu phẩy” với mục đích xuất hiện “Preferences”, sau đó chọn “General” và bỏ chọn vào những mục mà bạn muốn hiển thị.

2.3. Kiểm tra trong Disk Utility

Thao tác vào “Applications” => Chọn “Utilities” => Chọn “Disk Utility”. Đây là công cụ giúp bạn quản lý và hiện tất cả các phân vùng đang kết nối với tình trạng kích hoạt [mounted] hoặc chưa kích hoạt [unmounted].

Nếu ổ đĩa xuất hiện nhưng chưa được Mount, nhấn chuột phải vào tên ổ đĩa [ở cột bên trái] rồi chọn "Mount".

2.4. Kiểm tra cáp và cổng USB

MacBook của bạn không nhận ổ đĩa là do các cổng hoặc cáp kết nối có thể bị hỏng hoặc ăn mòn theo thời gian dẫn đến hư hỏng. Nếu máy tính không hề phản hồi khi cắm ổ đĩa, thử cắm sang cổng USB khác. Nếu máy nhận, như vậy cổng USB vừa rút ra lúc nãy có vấn đề.

>> Tham khảo:

Tổng hợp những nguyên nhân & cách khắc phục MacBook bị mất tiếng.
Tại sao MacBook bật không lên nguồn? Cách khắc phục

Bạn nên sử dụng các loại cáp đúng với nguồn điện mà máy Mac đã yêu cầu để hoạt động một cách tối ưu nhất

2.5. Thử cắm sang máy tính khác

Bạn hãy thử xem ổ cứng có bị lỗi gì không bằng cách cắm sang các loại máy tính khác. Nếu cắm sang Windows mà nhận nhưng Mac lại không, thì chắc chắn vấn đề nằm ở tương thích.

2.6. Nâng cấp macOS

Bạn nên kiểm tra App Store và đảm bảo mọi ứng dụng đều được cập nhật, đặc biệt là firmware liên quan đến thiết bị ngoại vi kết nối qua cổng USB.

2.7. Reset SMC và PRAM 

Thực hiện việc “Reset” bộ điều khiển quản lý hệ thống [SMC] và thông số bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên [PRAM] nếu nghi ngờ lỗi không nhận ổ cứng là do máy. Còn nếu lỗi là do USB thì “Reset” lại SMC sẽ rất hiệu quả.

Trên đây là thông tin của nguyên nhân và cách khắc phục MacBook không nhận ổ cứng. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn nào đang dùng MacBook. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Siêu thị điện máy HC
 

MacBook không nhận ổ cứng ngoài là một trong số những vấn đề mà người dùng hay gặp phải, dù khi dùng ổ cứng này cho laptop Windows vẫn hoạt động bình thường.  Nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này khi gặp phải là gì, hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân MacBook không nhận ổ cứng ngoài

Dưới đây là một vài nguyên nhân có thể khiến cho chiếc MacBook của bạn không nhận ổ cứng ngoài:

  • Lỗi phần cứng như Khe cắm – nơi tiếp xúc giữa MacBook và ổ cứng bị hư.
  • Do ổ cứng bị hỏng.
  • Định dạng của ổ cứng không phù hợp.
  • Lỗi phần mềm.
  • Hư Cổng kết nối rời [Hub].

2. Hướng dẫn 9 cách khắc phục đơn giản

Trước khi xác định lỗi MacBook không nhận ổ cứng là do phần cứng hay phần mềm thì bạn có thể thử những cách dưới dây xem có khắc phục được không nhé.

2.1. Reset máy hoặc Reset máy với chế độ Safe Mode

Để khắc phục lỗi máy tính không nhận ổ cứng gắn ngoài, bạn có thể tiến hành Reset lại máy để khắc phục. Trong trường hợp đã thử Reset nhưng không được, hãy dùng Reset với chế độ Safe Mode.

Chuyện gì xảy ra khi MacBook đang ở trong Safe Mode?

  • Rà soát lại ổ đĩa khởi động bằng cách kiểm tra trực tiếp và sửa ngay bất cứ lỗi nào phát sinh.
  • Ngăn các chương trình phụ tự động đăng nhập cùng lúc máy tính khởi động.
  • Tắt các font chữ cài từ bên thứ ba, chỉ chạy các font có sẵn trong các thư mục System/Library/Fonts do Apple cài đặt.
  • Xóa toàn bộ caches font và đưa chúng vào thùng rác, cũng như các cache hạt nhân và cache hệ thống.
  • Xóa những cache gây ra lỗi đứng màn hình xanh khi khởi động máy
  • Tắt hoặc giới hạn tính năng của những ứng dụng như DVD Player, iMovie, modem nội vi và/hoặc ngoại vi, thẻ AirPort [tùy vào phiên bản macOS của bạn], Quartz Extreme và tính năng chia sẻ tệp qua mạng nội bộ.

Cách đưa MacBook vào chế độ Safe Mode

Bước 1: Khởi động hoặc khởi động lại Macbook.

Bước 2: Ngay khi nghe thấy âm thanh khởi động, nhấn và giữ phím Shift ngay lập tức. Sau đó bạn sẽ thấy màn hình hiện lên logo Apple.

Bước 3: Tiếp tục giữ phím Shift cho đến khi thấy màn hình đăng nhập mới thả ra. Nếu ổ đĩa khởi động của máy bạn được mã hóa với FileVault, bạn sẽ phải đăng nhập 2 lần – lần đầu để mở khóa ổ đĩa khởi động, và lần thứ hai để mở khóa Finder.

Lưu ý: Nếu máy bạn gặp vấn đề ngay trong quá trình khởi động, bạn có thể buông phím và để yên cho Safe Mode từ từ khởi động lại máy.

Để tắt chế độ Safe Boot bạn chỉ cần Restart lại máy, không cần đề nút Shift.

Làm sao để biết Macbook đang ở trong Safe Mode?

Bạn có thể nhận biết máy tính Mac của mình có đang ở trong Safe Mode hay không bằng cách dùng ứng dụng System Information.

System Information [hay System Profiller] trong một số phiên bản của OS X sẽ cho bạn thấy tóm tắt thông tin về phần mềm, phần cứng, mạng và một số thông tin khác của Mac.

Để mở ứng dụng này, click vào menu Apple rồi chọn About This Mac. Một cửa sổ thông tin sẽ hiện lên cho bạn thấy tên model, bộ nhớ, bộ xử lí, số series và phiên bản macOS.

Bạn có thể click vào nút System Report để thấy thêm nhiều thông tin.

Trng mục Software, nhìn vào phần cửa sổ bên phải, ở mục Boot Mode, bạn sẽ thấy chữ Safe nếu máy đang ở trong Safe Mode và chữ Normal nếu đang trong chế độ bình thường.

  • Khi khởi động lại máy sẽ có chữ Safe Boot trên thanh Menu.
  • Thanh Dock sẽ bị mờ đi.

  • Các thao tác của máy sẽ chậm lại.

2.2. Kiểm tra /Volumes/

Trên hệ điều hành macOS thì bạn có thể tùy chọn việc Ẩn hoặc Hiện của ổ cứng trong máy và cả ổ cứng rời bên ngoài. Chính vì không để ý vấn đề này nên người dùng thường sẽ bối rối tại sao đã cắm ổ cứng ngoài vào rồi mà máy vẫn không nhận.

Để hiện ổ cứng ngoài bạn vào Finder [góc trên bên trái] > Preferences > Tick vào External disks.

Hoặc bạn có thể sử dụng phím tắt Command

+ Phẩy [,]

Tick dấu chọn vào External disks để ổ cứng hiển thị trên màn hình

2.3. Kiểm tra trong Disk Utility

Cách khắc phục lỗi MacBook nhận ổ cứng lưu trữ nhưng không hiển thị bằng việc thực hiện kiểm tra trong Disk Utility cũng được đánh giá là khá đơn giản. Bạn có thể làm theo hướng dẫn sau.

Bấm tổ hơp phím Command

+ Space để vào Spotlight > Search Disk Utility.

Kiểm tra mục External xem có nhận ổ cứng ngoài của bạn không.

2.4. Kiểm tra lại định dạng ổ cứng ngoài

Đa số những thiết bị ổ cứng thông thường sẽ được điều chỉnh tương thích với hệ điều hành Windows. Những ổ cứng như vậy được thiết lập để dùng hệ thống tập tin dạng NTFS.

Trong lúc đó, dòng máy tính MacBook lại không sử dụng dạng NTFS này. Chính vì lý do này, Format USB lúc này sẽ không phù hợp và dẫn đến tình trạng MacBook không nhận USB.

Để xử lý tình trạng này, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của một số phần mềm chuyển đổi file Systems [hệ thống thông tin] như: Tuxera NTFSParagon, … để tạo sự tương thích giữa hai thiết bị. 

Xem thêm: Cách cài Tuxera cho MacBook chi tiết nhất

2.5. Kiểm tra Hub và cổng nhận  

Đối với các dòng MacBook đời cũ vẫn được trang bị khe cắm USB. Nếu khi bạn cắm ổ ngoài mà máy không hề có phản hồi, thì hãy thử cắm sang một cổng USB khác. Lúc này, nếu máy nhận thì cái cổng USB lúc nãy thật sự có vấn đề. 

Xem thêm: MacBook không nhận USB

Cái đó cũng sẽ tương tự với các Hub dành cho các dòng MacBook mới. Bạn có thể kiểm tra cáp kết nối của Hub hoặc thử qua lại giữa các cổng.

2.7. Nâng cấp macOS 

Được xem là cách khắc phục lỗi MacBook không nhận ổ cứng ngoài đơn giản nhất. Bởi một số lỗi sẽ xuất phát từ hệ điều hành và sẽ có bản cập nhật khác sửa chữa những lỗi đó.

Lưu ý cho bạn trước khi cập nhật hệ điều hành mới hãy nên Backup lại toàn bộ dữ liệu nhé!

2.8. Reset SMC và PRAM 

Thực hiện việc Reset bộ điều khiển quản lý hệ thống [reset SMC mac] và thông số bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên [reset PRAM] nếu nghi ngờ lỗi không nhận ổ cứng là do máy. Còn nếu lỗi là do USB thì Reset lại SMC sẽ rất hiệu quả.

Vậy Reset SMC như thế nào, bạn có thể xem tại đây và xem cách phù hợp cho dòng máy của bạn nhé!

2.9. Chạy trình kiểm tra phần cứng 

Bên trong hệ điều hành macOS sẽ được trang bị một tính năng gọi là Apple Diagnostics. Quá trình này sẽ test phần cứng trên máy đang gặp phải, nếu máy của bạn bị hư cổng USB hoặc Type-C, máy sẽ báo lỗi kèm theo.

Để chạy Apple Diagnostics bạn chỉ cần:

Cắm sạc > Restart máy > Đè nút D cho đến khi máy vào chế độ Diagnostics > Chọn Run Offline hoặc Agree nếu có

Tóm lại

Đây là tổng hợp toàn bộ những nguyên nhân và cách khắc phục MacBook không nhận ổ cứng di động ngoài hữu ích dành cho người dùng MacBook hiện nay. Hy vọng rằng các bạn có thể áp dụng và tự mình khắc phục lỗi này, để việc dùng MacBook cho công việc, mục đích giải trí không bị gián đoạn. Ngoài ra, nếu theo như các hướng dẫn trên bạn vẫn không thể kết nối ổ cứng với MacBook được, bạn có thể đem máy đến Laptop Vàng để nhân viên kỹ thuật chúng tôi kiểm tra cho bạn.

Bài viết liên quan:

Chủ Đề