Lãi suất các ngân hàng 2019 mới nhất năm 2022

[thitruongtaichinhtiente.vn] - Lãi suất tiền gửi tiết kiệm [lãi suất huy động] tại các ngân hàng thương mại trong ngày đầu tháng 7/2022 cho thấy có những biến động đáng chú ý khi BIDV đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động sau một thời gian dài giữ ổn định.

Hình minh họa - Nguồn: Internet

Khảo sát nhanh được Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ [thitruongtaichinhtiente.vn] thực hiện trên website của các ngân hàng [Vietcombank, BIDV, SCB, BacABank, NCB, SeABank, VIB, VPBank, Techcombank, MB, OceanBank, BaoVietBank, PGBank, ACB, Sacombank, VietABank, HDBank, TPBank… ] trong ngày đầu tiên của tháng 7/2022 cho thấy, mặt bằng lãi suất tiết kiệm tiếp tục có sự điều chỉnh.

Đáng chú ý, thay vì tiếp tục giữ ổn định như những tháng đầu năm 2022, biểu lãi suất tại BIDV trong ngày đầu tháng 7/2022 đã điều chỉnh tăng 0,1% ở kỳ hạn 12 và 24 tháng [kỳ hạn được khảo sát], qua đó nâng lãi suất huy động tại 2 kỳ hạn lên mức 5,6%/năm.

Trong khi đó, lãi suất tiết kiệm tại Vietcombank tiếp tục giữ ổn định so với tháng trước.

Ở nhóm NHTM cổ phần, lãi suất huy động đã có sự phân hóa khi có sự điều chỉnh tăng giảm ở các ngân hàng khác nhau.

Thống kê cho thấy, ACB là một trong những ngân hàng điều chỉnh lãi suất mạnh nhất, với mức tăng thêm từ 0,6 - 0,9%/năm. Cụ thể, tăng thêm 0,6% cho kỳ 3 và 12 tháng; tăng 0,8% đối với kỳ 6 tháng; tăng 0,9% đối với kỳ hạn 9 tháng.

Một ngân hàng khác cũng có những điều chỉnh mạnh trên biểu lãi suất là HDBank, với mức tăng thêm từ 0,2 - 1,2%/năm. Đối với huy động tại quầy: kỳ hạn 3 tháng lãi suất tăng thêm 0,4% lên mức 3,5%; kỳ hạn 6 tháng tăng thêm 0,3% lên mức 5,1%; kỳ hạn 12 tháng tăng thêm 0,2% lên 5,85%/năm. Đặc biệt, HDBank điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiền gửi online, với mức tăng từ 0,9 - 1,2%/năm.

Biểu lãi suất tại quầy và online tại TPBank cũng điều chỉnh tăng thêm 0,2%/năm cho hầu hết các kỳ hạn phổ biến.

Ngoài ra, biểu lãi suất tại một số NHTM cổ phần có vốn điều lệ ở mức thấp [VietCapital Bank…]  cũng cho thấy sự điều chỉnh tăng nhẹ so với tháng trước đó.

Trong khi nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất, thì NCB lại đi ngược xu hướng này khi điều chỉnh giảm mạnh lãi suất ở các kỳ hạn được khảo sát, cụ thể: lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng giảm 0,5% xuống còn 5,8%; kỳ hạn 12 tháng giảm 0,45% xuống còn 6,15%/năm; kỳ hạn 24 tháng giảm 0,5% xuống còn 6,4%/năm.

Techcombank cũng điều chỉnh giảm lãi suất từ 0,1 - 0,15 % ở các kỳ hạn 3, 12, 24 tháng; nhưng lại điều chỉnh tăng thêm 0,1% ở kỳ hạn 6 tháng.

Dù một số NHTM cổ phần có bước tăng lãi suất khá mạnh, tuy nhiên, SCB vẫn là NHTM có lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất thị trường khi lãi suất huy động kỳ hạn 12, 24 tháng neo ở mức 7,3%/năm.

Với quyết định điều chỉnh tăng lãi suất khá mạnh vừa qua, HDBank ghi nhận mức lãi suất lên tới 7,1%/năm. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ dành cho các khách hàng có số tiền gửi tiết kiệm lên tới 300 tỷ đồng.

Theo ghi nhận của Công ty Chứng khoán Vietcombank [VCBS], lãi suất huy động niêm yết bình quân tại các NHTM đã bắt đầu tăng trở lại từ quý I/2022. Với những nhu cầu tín tăng cao, VCBS dự báo lãi suất huy động tại các ngân hàng sẽ tiếp tục tăng tới cuối năm, tuy nhiên một số ngân hàng thu hút được lượng khách hàng dồi dào sẽ chịu ít áp lực hơn.

Trong khi đó, với kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng cho các NHTM vào thời điểm cuối quý 3/2022 và mức điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào sức khỏe tài chính của từng ngân hàng, các chuyên gia thuộc Công ty Chứng khoán SSI dự báo: “mặt bằng lãi suất tiền gửi sẽ không còn gặp nhiều áp lực tăng như trong thời gian gần đây”.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, lãi suất huy động tại các ngân hàng có thể tiếp tục tăng nhẹ trong bối cảnh thanh khoản ngân hàng đang ngày càng bị thu hẹp và nhu cầu tín dụng có sự tăng trưởng tích cực. Còn trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất có thể tăng lên nhưng vẫn giữ được ổn định nếu Ngân hàng Nhà nước can thiệp để bình ổn thị trường. Với tất cả những áp lực này, TS. Cấn Văn Lực dự báo: “mặt bằng lãi suất trong nước sẽ có xu hướng tăng”.

THỐNG KÊ LÃI SUẤT TIẾT KIỆM THÁNG 7/2022 MỘT SỐ NGÂN HÀNG
[Đơn vị tính: %/năm]

[thitruongtaichinhtiente.vn] - So với cùng kỳ tháng 5/2022, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng trong đầu tháng 6/2022 tiếp tục tăng với biên độ từ 0,1 – 0,8%. Lãi suất tiết kiệm cao nhất trên thị trường với số tiền gửi từ vài triệu đồng đến vài trăm triệu đang ở mức 7,3%/năm.

Hình minh họa - Nguồn: Internet

Khảo sát nhanh được Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ thực hiện tại một số ngân hàng như: Vietcombank, BIDV, SCB, BacABank, NCB, SeABank, VIB, VPBank, Techcombank, MB, OceanBank, BaoVietBank, PGBank, ACB, Sacombank, VietABank... cho thấy, trong ngày đầu tháng 6/2022 lãi suất tiết kiệm kỳ hạn [3, 6, 12, 24 tháng] tại một số ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục được điều chỉnh tăng, với biên độ tăng thêm phổ biến từ 0,1-0,5% một năm, thậm chí có nhà băng tăng đến thêm 0,8%.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Quốc Tế [VIB] là ngân hàng có mức độ điều chỉnh tăng mạnh nhất trên thị trường, với mức điều chỉnh tăng thêm 0,8% cho kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng. Ngoài ra, kỳ hạn 3 tháng cũng được ngân hàng điều chỉnh tăng thêm 0,5%, kỳ hạn 24 tháng được điều chỉnh tăng thêm 0,4%. Với biên độ lãi suất được tăng thêm, kỳ hạn 3 tháng của VIB có lãi suất là 4,0%/năm; 6 tháng là 5,8%/năm; 12 tháng là 6,2%/năm; 24 tháng là 6,2%/năm.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam [Techcombank] cũng thông báo điều chỉnh biểu lãi suất huy động tăng khoảng 0,3 - 0,7 điểm % ở nhiều kỳ hạn. Theo đó, lãi suất tiết kiệm thông thường với mức gửi chỉ từ vài triệu đồng trở lên ở kỳ hạn 3 tháng là 3,35%/năm; 6 tháng là 4,65%/năm; 12 tháng 5,55%/năm; 24 tháng là 5,65%/năm. Với khách hàng VIP 1, lãi suất huy động cao nhất được ghi nhận là 6,2%/năm [kỳ hạn 36 tháng], tăng tăng 0,7 điểm % so với mức lãi suất trước đó là 5,5%/năm. Đặc biệt, với khoản tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 12 tháng và khách hàng cam kết không được tất toán trước hạn, Techcombank tiếp tục duy trì mức lãi suất 7,1%/năm.

So với cùng kỳ tháng trước, Ngân hàng TMCP Quốc Dân [NCB] cũng đã điều chỉnh tăng thêm từ 0,3 – 0,5% đối với các kỳ hạn được khảo sát. Cụ thể, biểu lãi suất huy động niêm yết ở mức: kỳ hạn 3 tháng áp dụng lãi suất 3,8%/năm [tăng 0,3%]; kỳ hạn 6 tháng là 6,3%/năm [tăng 0,5%]; kỳ hạn 12 tháng là 6,6%/năm [tăng 0,45%]; kỳ hạn 24 tháng là 6,9%/năm [tăng 0,5%].

Hay Ngân hàng TMCP Sài Gòn [SCB] cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động tại một số kỳ hạn với mức tăng từ 0,1 – 0,3%, cụ thể: kỳ hạn 6 tháng tăng thêm 0,1% đưa lãi suất huy động tại kỳ hạn này lên 6,0%/năm; kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng tăng thêm 0,3% đưa lãi suất huy động lên 7,3%/năm. SCB cũng là ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất thị trường hiện nay.

Ngoài những ngân hàng trên, các ngân hàng như OceanBank, BaoVietBank, PGBank, ACB, SHB... cũng thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất với mức phổ biến 0,1-0,4% một năm.

Trái ngược với xu hướng tăng tại các ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất tiết kiệm tại các nhà băng có vốn nhà nước tiếp tục cho thấy sự ổn định so với các tháng trước, ví như: lãi suất tiền gửi tại Vietcombank vẫn duy trì mức 3,3%/năm cho kỳ hạn 3 tháng; 4,0%/năm cho kỳ hạn 6 tháng; 5,5% cho kỳ hạn 12 tháng...

Dự báo cho cả năm 2022, Công ty CK VnDirect kỳ vọng lãi suất huy động tiếp tục tăng từ giờ đến cuối năm 2022 do lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng cao trong những quý tới. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không lớn, khoảng 30-50 điểm cơ bản cho cả năm. Trong đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên 5,9 - 6,1% một năm vào cuối năm 2022 [hiện ở mức 5,5 - 5,7% một năm], vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7% một năm.

Còn các chuyên gia của Công ty CK BSC đưa ra kịch bản, nếu lạm phát tăng và tỷ lệ cho vay trên huy động của các ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng trở lại, mặt bằng lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ 0,5-1% trong năm 2022.

THỐNG KÊ LÃI SUẤT TIẾT KIỆM THÁNG 6/2022 MỘT SỐ NGÂN HÀNG
[Đơn vị tính: %/năm]

Lãi suất ngân hàng là công cụ cơ bản của người dân mong muốn gửi tiền tiết kiệm để tích trữ tiền và được hưởng lãi suất theo tỷ lệ phần trăm giữa tiền gửi ngân hàng hoặc tiền ngân hàng cho vay với tỷ lệ lãi suất trong một khoảng thời gian nhất định do phía ngân hàng quy định hoặc được thỏa thuận phù hợp với hệ thống ngân hàng.

Lãi suất ngân hàng tháng 6/2022:

Kì hạn

VND

USD

EUR

Không kì hạn

0.2%

0%

0%

1 Tháng

4.30%

0%

0%

2 Tháng

4.30%

0%

0%

3 Tháng

4.80%

0%

0%

4 Tháng

4.80%

0%

0%

5 Tháng

4.80%

0%

0%

6 Tháng

5.30%

0%

0%

7 Tháng

5.30%

0%

0%

8 Tháng

5.30%

0%

0%

9 Tháng

5.40%

0%

0%

10 Tháng

5.40%

0%

0%

11 Tháng

5.40%

0%

0%

12 Tháng

6.80%

0%

0%

13 Tháng

6.80%

0%

0%

15 Tháng

6.80%

0%

0%

18 Tháng

6.80%

0%

0%

24 Tháng

6.80%

0%

0%

Tiền gửi thanh toán

0.2%

0%

0%

Nguồn: Ngân hàng Agribank

Tuy nhiên, lãi suất ngân hàng thường thể hiện tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong khoảng thời gian là một năm với các loại lãi suất phổ biến:

Lãi suất ngân hàng tiền gửi: đây là lãi suất cho các khoản tiền khách hàng gửi trong ngân hàng, có nhiều mức lãi suất ngân hàng tiền gửi tiết kiệm khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố: tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn - thời gian gửi, quy mô tiền gửi…

Lãi suất tiết kiệm các ngân hàng kỳ hạn 12 tháng trong tháng 6/2022

STT

Ngân hàng

Số tiền gửi

Lãi suất kì hạn 12 tháng

1

SHB

Trên 500 tỉ trở lên

8,90%

2

Ngân hàng Quốc dân [NCB]

-

8,00%

3

PVcomBank

Từ 500 tỉ trở lên

7,99%

4

PVcomBank

Dưới 500 tỉ

7,90%

5

Ngân hàng Bắc Á

-

7,70%

6

VietBank

-

7,60%

7

ABBank

-

7,60%

8

Ngân hàng Việt Á

7,60%

9

VIB

-

7,59%

10

Kienlongbank

-

7,50%

11

SeABank

Từ 10 tỉ trở lên

7,50%

12

SCB

-

7,50%

13

SeABank

Từ 5 tỉ - dưới 10 tỉ

7,45%

14

Ngân hàng Đông Á

-

7,40%

15

SeABank

Từ 1 tỉ - dưới 5 tỉ

7,40%

16

SeABank

Từ 500 trđ - dưới 1 tỉ

7,35%

17

HDBank

-

7,30%

18

SeABank

Từ 100 trđ - dưới 500 trđ

7,30%

19

Ngân hàng Bản Việt

-

7,30%

20

TPBank

-

7,20%

21

VPBank

Từ 10 tỉ trở lên

7,20%

22

MBBank

Từ 200 tỉ trở lên

7,20%

23

Eximbank

-

7,20%

24

Ngân hàng OCB

-

7,20%

25

Saigonbank

-

7,20%

26

OceanBank

-

7,05%

27

ACB

Từ 10 tỉ trở lên

7,00%

28

VPBank

Từ 5 tỉ - dưới 10 tỉ

7,00%

29

Sacombank

Từ 5 tỉ trở lên

7,00%

30

ACB

Từ 5 tỉ - dưới 10 tỉ

6,95%

31

Sacombank

Từ 1 tỉ - dưới 5 tỉ

6,95%

32

ACB

Từ 1 tỉ - dưới 5 tỉ

6,90%

33

VPBank

Từ 300 trđ - dưới 5 tỉ

6,90%

34

Sacombank

Từ 500 trđ - dưới 1 tỉ

6,90%

35

ACB

Từ 500 trđ - dưới 1 tỉ

6,85%

36

Sacombank

Từ 200 trđ - dưới 500 trđ

6,85%

37

Agribank

-

6,80%

38

VietinBank

-

6,80%

39

BIDV

-

6,80%

40

LienVietPostBank

-

6,80%

41

ACB

Từ 200 trđ - dưới 500 trđ

6,80%

42

Sacombank

Dưới 200 trđ

6,80%

43

SHB

Từ 2 tỉ trở lên

6,80%

44

SeABank

-

6,80%

45

ACB

Dưới 200 trđ

6,70%

46

VPBank

Dưới 300 trđ

6,70%

47

SHB

Dưới 2 tỉ

6,70%

48

MSB

Từ 1 tỉ trở lên

6,70%

49

MSB

Từ 500 trđ - dưới 1 tỉ

6,60%

50

Vietcombank

-

6,50%

51

MSB

Từ 50 trđ - dưới 500 trđ

6,50%

52

MSB

Dưới 50 trđ

6,30%

53

Techcombank

Từ 3 tỉ trở lên

5,70%

54

Techcombank

Từ 1 tỉ - dưới 3 tỉ

5,60%

55

Techcombank

Dưới 1 tỉ

5,50%

Xem thêm:

  • Lãi suất ngân hàng Agribank

  • Lãi suất ngân hàng Vietcombank

Lãi suất cho vay ngân hàng: khoản lãi suất người vay tiền của ngân hàng và phải trả cho ngân hàng khoản lãi suất ngân hàng cho vay. Mức lãi suất cho vay thường cao hơn so với mức lãi suất tiền gửi. Mức lãi suất ngân hàng này tùy thuộc vào mức độ uy tín của khách hàng, mục đích vay và sự thỏa thuận của hai bên..

Nền kinh tế Việt Nam đang phải gồng mình đối phó với dịch COVID-19 khi các đối tác thương mại và đầu tư lớn là Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang là tâm dịch.

Sự suy giảm từ cả phía cầu lẫn phía cung đang tạo sức ép lớn đến tăng trưởng nhưng bài học từ cuộc khủng hoảng 2008 vẫn còn nóng hổi nên Chính phủ và NHNN vẫn nhấn mạnh việc điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng.

Lãi suất ngân hàng cơ bản: đây là mức lãi suất kinh doanh của các ngân hàng dùng làm cơ sở ấn định

Lãi suất liên ngân hàng: Là lãi suất các ngân hàng thông qua thị trường liên ngân hàng nhằm mục đích vay mượn lẫn nhau

Lãi suất liên ngân hàng áp dụng ngày 13/6/2022

Thời hạn

Lãi suất BQ liên Ngân hàng [% năm]

Doanh số [Tỷ đồng]

Qua đêm

2,33

43.186

1 Tuần

2,56

6.931

2 Tuần

2,59

1.769

1 Tháng

2,94

845

3 Tháng

3,19

2.302

6 Tháng

4,31

104

9 Tháng

5,68

2

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Xem thêm:

  • Tỷ giá ngân hàng

  • Tỷ giá USD

  • Tỷ giá ngoại tệ

Lãi suất ngân hàng chiết khấu: là mức lãi suất ngân hàng mà khách hàng phải trả khi người này vay ngân hàng với hình thức chiết khấu giấy tờ có giá trị hoặc thương phiếu chưa đến thời hạn thanh toán. Đây là mức lãi suất ngân hàng đặc biệt nhất khi được trả trước cho các ngân hàng.

Lãi suất ngân hàng tái chiết khấu: là lãi suất ngân hàng Trung Ương áp dụng cho vay các ngân hàng thương mại cho vay với hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá trị chưa đáo hạn thanh toán của các ngân hàng này.

Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi

Sau khi Ngân hàng Nhà nước [NHNN] phát đi thông báo cắt giảm các loại lãi suất điều hành và áp trần lãi suất 4,75% cho khoản tiền gửi dưới 6 tháng và 0,5% cho khoản tiết kiệm dưới 1 tháng, một loạt ngân hàng thực hiện giảm lãi suất huy động tiền gửi tại nhiều kì hạn, đặc biệt các kì hạn ngắn.

Theo biểu lãi suất được Agribank niêm yết ngày 17/3, lãi suất áp dụng cho kì hạn 3 tháng, 4 tháng và 5 tháng giảm từ mức 4,8%/năm trước đó xuống 4,75%/năm.

BIDV cũng giảm lãi suất áp dụng cho kì hạn 3 tháng và 5 tháng từ 4,8% xuống 4,75%. Tương tự, VietinBank điều chỉnh giảm lãi suất tối đa dành cho các kì hạn từ 3 đến dưới 6 tháng xuống 4,75% từ mức 4,8%/năm niêm yết vào này 16/3. Tại Vietcombank, lãi suất áp dụng cho tiền gửi kì hạn 3 tháng giảm từ 4,8% xuống 4,7%.

Các ngân hàng tư nhân cũng đồng loạt giảm lãi suất huy động trong sáng ngày 17/3 với mức điều chỉnh mạnh hơn so với nhóm Big4.

Tại VPBank, từ 12h ngày 17/3, lãi suất áp dụng cho các kì hạn dưới 6 tháng đồng loạt giảm 0,35%/năm đối với tất cả các khoản tiền gửi tại quầy và tiền gửi online.

Sacombank cũng giảm mạnh khung lãi suất áp dụng cho các kì hạn dưới 6 tháng từ khoảng 4,9-5% xuống 4,3-4,7%, trong khi Techcombank giảm từ 4,1-4,65% xuống 3,95 –4,5%.

Tại VIB, lãi suất ngân hàng này áp dụng cho các kì hạn 1 tháng giảm về 0,5% từ mức 0,8%/năm trước đó. Đồng thời, VIB cũng giảm 0,4 điểm % đối với tất cả các kì hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng và giảm 0,1 điểm % đối với kì hạn gửi 7 tháng và 8 tháng.

Điều chỉnh lãi suất tiền gửi có kỳ hạn khối ngân hàng liên doanh và nước ngoài

Bên khối ngân hàng ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài, biểu lãi suất cũng được điều chỉnh giảm.

Từ ngày 17/3, mức lãi suất áp dụng cho tiền gửi 1 tháng tại Shinhan Bank giảm 0,5 điểm % đối với cả hình thức gửi tiền tại quầy và gửi tiền online. Tại các kì hạn 2 – 5 tháng, biểu lãi suất áp dụng được giữ nguyên đối với hình thức tiết kiệm tại quầy nhưng giảm 0,5 điểm % đối tiền gửi trực tuyến.

Tương tự, lãi suất áp dụng cho các kì hạn dưới 1 tháng của Indovina Bank cũng giảm từ 0,8% trước đó xuống 0,5% từ ngày 17/3. Lãi suất áp dụng cho kì hạn 1, 2 và 3 tháng cũng giảm từ 5% xuống còn 4,75%.

Như vậy, sau hai lần giảm lãi suất điều hành và hạ trần lãi suất tiền gửi vào tháng 11/2019 và mới nhất là ngày 17/3, mặt bằng lãi suất tiền gửi ngắn hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng đã giảm 0,75-1%. Hiện nay với khoản tiết kiệm dưới 6 tháng, khách hàng chỉ có thể nhận lãi mức 3,95-4,75%.

Không chỉ riêng lãi suất ngân hàng dưới 6 tháng, sau thông báo của NHNN, nhiều ngân hàng cũng điều chỉnh lãi suất huy động cả ở các kì hạn dài.

VietnamBiz luôn tổng hợp đầy đủ, chính xác thông tin lãi suất ngân hàng từ các cơ quan báo chí chính thống và uy tín trong nước.

Xem thêm: //doanhnhanvn.vn/

Video liên quan

Chủ Đề