Làm gì để mua được ô tô

Sở hữu một chiếc ô tô không hề đơn giản, và làm sao để mua ô tô với khoản chi phí thấp nhất cũng là một câu hỏi khó trả lời.
Hiện tại, với mức thu nhập bình quân của phần đông người Việt Nam, thì chi phí cho việc mua một chiếc ô tô là tương đối tốn kém. Với giá tiền trung bình từ 25.000 USD trở lên, để có đủ số tiền đó không hề đơn giản, thường là do bán 1 phần tài sản khác hoặc tích luỹ trong thời gian dài. Vậy, bí quyết nào để tiết kiệm khoản chi phí bỏ ra khi mua ô tô một cách thông minh nhất?

1. Khi mua xe


Hiện tại có 3 nguồn chính để mua 1 chiếc ô tô tại Việt Nam bao gồm xe mới do các công ty Liên doanh tại Việt Nam bán, xe nhập khẩu [mới và cũ], xe cũ có trên thị trường. Bài viết này sẽ đề cập đến xe mới do các công ty Liên doanh lắp ráp bán tại Việt Nam, đây chính là một trong những nguồn cung cấp ô tô lớn nhất trên thị trường.

Giá xe:

Các công ty Liên doanh thường bán xe qua hệ thống đại lý, trừ các trường hợp mua số lượng lớn phục vụ kinh doanh. Các công ty duy trì chính sách giá công bố và giá bán cho đại lý bao gồm chiết khấu. Hiện tại giá công bố của nhiều công ty khác xa so với giá bán cho đại lý. Điều này khách hàng mua ô tô đều biết và bằng nhiều cách đòi đại lý giảm giá. Câu chuyện là ở chỗ: giảm đến mức nào? Các công ty có mức giá xuất xưởng giao cho đại lý với mức thấp hơn giá công bố nhiều và nhiều người lầm tưởng khi mua được xe với mức giá gần mức này là đã rất hồ hởi. Thực tế, giá xuất xưởng của các công ty còn bao gồm mức chiết khấu từ 7-11% cho đại lý cộng thêm các khoản thưởng vượt doanh số rất lớn. Như vậy đại lý hoàn toàn có thể bán xe với mức giá thấp hơn giá xuất xưởng tới mức trừ hết hoa hồng để đạt được mức doanh số cam kết với hãng.

Vậy, bí quyết đầu tiên là gì?

Hãy tìm cách thương lượng một mức giá tốt nhất với Đại lý, đồng thời, đòi các khoản khuyến mại kèm theo: các công ty thường xuyên có các chương trình khuyến mại dành cho khách hàng mua xe. Có thể đó là phụ tùng lắp thêm không tính tiền, tiền bảo hiểm, thuế trước bạ, phí đăng ký, lãi suất ngân hàng [mua trả góp],... Đại lý có thể kiếm lời thêm bằng cách dấu các khuyến mại này đi. Đừng bao giờ bỏ sót bất kỳ chi tiết nào nếu thực sự muốn tiết kiệm tối đa các chi phí phát sinh sau này.

2. Thu xếp tài chính cho việc mua xe


Không phải ai cũng chuẩn bị đủ tiền để trả một lần cho chiếc xe hoặc người mua có thể có đủ tiền nhưng còn dùng cho việc khác nên vay ngân hàng khi mua xe là giải pháp đáng quan tâm. Sau khi thỏa thuận về giá xe, đừng quên tìm hiểu và so sánh vay vốn ngân hàng thế chấp bằng xe. Lưu ý rằng, nên tách việc đàm phán giá xe khỏi việc vay vốn ngân hàng - một số đại lý có thể lo trọn gói việc này nhưng kết quả là bao giờ khách hàng cũng bị tốn tiền nhiều hơn.

Ngoài ra khi làm việc với ngân hàng cũng nên thoả thuận về các ràng buộc khác, ví dụ như buộc phải mua bảo hiểm vật chất ở chỗ ngân hàng chỉ định với mức phí cao.

3. Đăng ký xe


Phần này là vận dụng hợp pháp quy định của Nhà nước.

Bí quyết ở chỗ: Hãy đăng ký xe dưới tên công ty có chức năng kinh doanh vận tải, tốt nhất là công ty TNHH của gia đình hoặc một công ty nào đó có mối quan hệ thân thiết. Lợi ích thu được là: được khấu trừ thuế VAT = 10% giá xe, thuế trước bạ xe ở mức thấp [VD: cho xe 7 chỗ là 2% so với 5% thông thường], tiền phí biển xe ở mức thấp [150k so với 2M Việt Nam], tiền mua xăng được khấu trừ VAT 5%, chi phí khác như bảo hiểm, phụ tùng,… đều được giảm theo phương thức này. Giấy đăng ký xe của loại này không khác gì bình thường nên khi sử dụng không hề bị khó dễ nếu không có bằng B2.

4. Mua bảo hiểm.


Với tình trạng giao thông hiện nay ở Việt Nam thì điều tốt nhất nên làm là mua cả 2 loại bảo hiểm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự [bắt buộc] và Bảo hiểm vật chất xe hay còn gọi là Bảo hiểm 2 chiều. Bảo hiểm TNDS phí thấp không có gì để bàn nhưng bảo hiểm vật chất xe theo mức thông thường là 1.5% giá trị xe. Mức phí này có thể thương lượng được tới mức thấp hơn nhiều, đến khoảng 1.2%.

Trên đây là những kinh nghiệm được tổng hợp lại từ chính những người sở hữu xe hơi, cũng là những lời khuyên bổ ích đối với độc giả khi mua xe lần đầu. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng một cách hợp lý nhất và tiết kiệm được tối đa chi phí khi mua một chiếc ô tô cho mình và gia đình.

Nguồn: Tổng hợp

Thể Thao 247 - Tinnhanhonline.vn

Sau một năm rưỡi, Polina đã tiết kiệm được 18.000 USD nhờ cắt bỏ những khoản chi tiêu lãng phí.

Polina hiện sống ở thành phố Saint Petersburg, Nga.

Cô có một chiếc xe hơi đã có tuổi đời 10 năm và suốt ngày phải sửa chữa. Trong một lần về quê sinh nhật mẹ, chiếc xe lại hỏng giữa đường và cô đã bỏ lỡ mất phần quan trọng nhất của bữa tiệc.

Năm 2018, cô đặt mục tiêu sẽ mua một chiếc xe hơi mới với giá 20.000 USD. Và để có số tiền đó trong vòng 1,5 năm, Polina đã lên kế hoạch tiết kiệm khoảng 1.000 USD/ tháng.

Dưới đây là những chia sẻ của cô trong việc từ bỏ một số thói quen lãng phí để có đủ tiền mua chiếc xe trong mơ.

Polina đặt ra mục tiêu mua chiếc ô tô mới trong vòng 1,5 năm

Để đạt được mục tiêu tài chính, chúng ta cần phải biết rằng mình có bao nhiêu tiền.

Cách đây 2 năm, tôi không biết mỗi tháng gia đình mình đã tiêu bao nhiêu tiền cho việc mua sắm. Chúng tôi luôn có những khoản mua sắm không có trong kế hoạch. Nếu chúng tôi muốn thứ gì đó, chúng tôi sẽ mua ngay mà không do dự.

Kể từ khi đặt mục tiêu, tôi bắt đầu ghi ra tất cả chi tiêu hằng ngày vào một cuốn sổ. Tôi chia chúng thành 4 mục như sau:

- Những khoản phí bắt buộc: nhà ở, cước điện thoại, Internet

- Nhu yếu phẩm: Đồ ăn, chất tẩy rửa, thức ăn động vật, các sản phẩm tự chăm sóc

- Giải trí: Gặp gỡ bạn bè, thăm bảo tàng, cà phê, giao đồ ăn

- Phát sinh: Thuốc men, sửa chữa

Tôi dành ra 1 tháng để xem xét mình đã chi tiền cho những thứ gì. Khi phải ghi chép các khoản chi tiêu, chúng tôi buộc mình phải suy nghĩ trước khi mua sắm, rằng mình có thực sự cần nó không.

Điều quan trọng trong quá trình tiết kiệm tiền là không làm giảm đi chất lượng cuộc sống của bạn, bởi vì đó sẽ là việc mà chúng ta thực hiện lâu dài.

Dưới đây là những thói quen xấu mà tôi đã từ bỏ:

1. Tiêu hết toàn bộ thu nhập

Tôi đặt ra một quy định mới là ‘trả lương cho chính mình’ bằng cách đăng ký tài khoản tiết kiệm tự động. Mỗi tháng ngân hàng sẽ tự động chuyển 300 USD từ tiền lương vào tài khoản tiết kiệm online của tôi. Số tiền không chỉ được tiết kiệm mà còn nhận được lãi suất. Động lực lớn nhất để tôi làm được việc này là nếu tôi rút tiền, lãi suất sẽ có không đồng nào.

Để làm cho việc ‘chia tay’ số tiền này trở nên dễ dàng hơn, tôi đã tưởng tượng rằng mình đang trả một khoản vay để mua chiếc xe. Cuối cùng, tôi đã tiết kiệm được khoảng 6.000 USD từ nguồn này, trong đó 200 USD là tiền lãi.

2. Bỏ qua cơ hội tiết kiệm tiền từ những chi phí bắt buộc

 

Tôi luôn nghĩ rằng các tiện ích công cộng vô cùng đắt đỏ, nhưng hoá ra bạn có thể giảm các hoá đơn đó. Ngoài việc lắp đặt đồng hồ nước và điện, thay thế tất cả bóng đèn ánh sáng trắng bằng đèn LED và tạo thói quen tắt nước khi không sử dụng, chúng tôi cũng làm những cách sau:

- Sử dụng đèn phụ thay cho đèn chính vào buổi tối

- Dùng máy rửa bát và máy giặt sau 11 giờ tối [rẻ hơn so với buổi chiều]

- Chọn chế độ giặt với nhiệt độ thấp hơn

Nhờ những thói quen này, chúng tôi tiết kiệm được khoảng 20-30 USD/ tháng. Sau 1,5 năm, chúng tôi tiết kiệm được khoảng 500 USD từ khoản này.

3. Không kiểm tra tài khoản hằng ngày

Tôi bắt đầu kiểm tra tiền mặt và thẻ hằng ngày. Điều đó có nghĩa là nếu có thêm một khoản tiền lẻ vào cuối ngày, tôi sẽ gửi nó tới tài khoản tiết kiệm. Ví dụ như nếu trong thẻ có 186 USD, tôi sẽ chuyển 6 USD sang tài khoản tiết kiệm. Trong vòng 1 tháng, tôi tiết kiệm được khoảng 70-100 USD.

Tôi cũng làm tương tự với tiền mặt. Trong 1,5 năm, chúng tôi đã tiết kiệm được khoảng 1.200 USD từ khoản này.

4. Ăn ngoài thường xuyên

 

Tôi bắt đầu sơ chế đồ ăn từ trước để chuẩn bị đủ đồ cho cả tuần. Trước đó, tôi không có nhiều thời gian để nấu ăn nên tôi thường gọi đồ ăn ở ngoài, ra quán ăn hoặc mua mang về.

Cách này giúp chúng tôi tiết kiệm khoảng 100 USD/ tháng, tức là 1.800 USD trong vòng 1,5 năm. Và nó lại còn có tác động tích cực tới cách mà chúng tôi dành thời gian giải trí.

Vì không đến nhà hàng và quán cà phê nữa nên chúng tôi bắt đầu đi bộ và dành nhiều thời gian ở ngoài trời hơn.

Chúng tôi cũng thường xuyên mua đồ theo lố để có giá rẻ hơn. Tôi cũng chọn loại hoa quả bán theo cân thay vì hoa quả đóng hộp sẵn vì loại này rẻ hơn nhiều.

Sau 1,5 năm, chúng tôi tiết kiệm được 1.300 USD từ khoản này.

5. Không sử dụng các khoản ưu đãi từ ngân hàng

 

Tôi có tất cả 5 thẻ ngân hàng khác nhau. Trong đó có một ngân hàng có chiết khấu lại tiền mặt cho những sản phẩm và dịch vụ tôi sử dụng thường xuyên nhất. Một ngân hàng khác thì chiết khấu cho chi phí đi cà phê và nhà hàng. Tôi đã xoay sở để được nhận một số tiền chiết khấu đáng kể.

Tôi còn dùng một chiếc thẻ khác để thanh toán bảo hiểm du lịch hằng năm miễn phí, chiết khấu vé máy bay, trả học phí lớp nhảy, giảm giá vé xem phim.

6. Không xem xét các lựa chọn rẻ hơn

 

Tôi gần như dừng trang điểm và sử dụng nước hoa. Tôi cũng thay thế các sản phẩm đắt tiền bằng những sản phẩm rẻ hơn. Trong 1,5 năm, tôi đã tiết kiệm được 700 USD cho danh mục này.

Tôi thậm chí còn tiết kiệm được nhiều hơn khi dừng mua quần áo mới, ngoại trừ đồ lót.

Cuộc sống thật buồn tẻ khi không được mua sắm nên thỉnh thoảng tôi vẫn đi ngó nghiêng nhưng không mua gì.

Một lần, tôi thích mê một chiếc váy trong cửa hàng. Tôi mất ngủ vì nó, nên một thời gian sau tôi đã ghé qua để thử nó. Nhưng sau khi thử, tôi nhận ra đó là một chiếc váy rất đơn giản.

Trước kia, bà ngoại đã dạy tôi cách sử dụng máy may và đó là dịp tốt để tôi thử kỹ năng của mình. Cuối cùng, một chiếc váy mới ra đời nhờ sự hỗ trợ của chiếc đai lưng và mảnh vải voan rèm cửa với giá 0 đồng.

Tôi ngừng buồn bã vì không được đi mua sắm bởi vì tôi đã tìm thấy niềm vui từ việc trao đổi quần áo với bạn bè và trao đổi trên mạng. Theo tính toán, tôi tiết kiệm được khoảng 1.200 USD trong vòng 1,5 năm.

 

7.  Không tìm cách kiếm tiền bằng sở thích của mình

Tiết kiệm các sản phẩm chăm sóc cá nhân khiến tôi phải tự làm mỹ phẩm như kem dưỡng da và xà phòng. Làm xà phòng thảo mộc trở thành sở thích của tôi và tôi bắt đầu tặng nó cho bạn bè.

Một ngày đẹp trời, tôi đăng hình ảnh của mình lên mạng để bán. Tôi nhận được đơn hàng đầu tiên sau vài ngày và con số đó cứ tăng dần lên. Đó là cách mà sở thích đã mang lại cho tôi 200 USD/ tháng.

 

8. Cho phép mình mất tiền cho những thứ không đáng

Trước đó, cứ trung bình 2 tháng tôi lại mất 25 USD cho một vé phạt vượt quá tốc độ. Bây giờ, số tiền này không còn nữa.

Tôi cũng bắt đầu đổ xăng ở những trạm không đông đúc [ở đó rẻ hơn] và thường xuyên sử dụng thẻ quà tặng của các trạm xăng đó. Tôi tiết kiệm được khoảng 100 USD.

9. Giữ những món đồ không cần thiết trong nhà

 

Khi đã tiết kiệm đủ tiền cho mục tiêu của mình, tôi bắt đầu dọn dẹp lại căn hộ và bán những món đồ cũ không dùng tới. Hoá ra có những người cần chiếc máy hút bụi, chiếc điện thoại cố định, một cái bàn ủi và ngôi nhà dành cho mèo mà thú cưng của tôi không còn thích thú.

Chúng tôi còn bán cả đồ nội thất cũ, những bức tranh và vật liệu xây dựng cũ.

Tất cả những món đồ cũ mang về thêm 500 USD nữa.

Vào hạn cuối đặt mục tiêu, tôi đã tiết kiệm được 18.000 USD. Cộng với tiền bán chiếc xe cũ, tôi đã mua được chiếc xe mơ ước.

 


Tổng thu nhập có 20 triệu mà vợ cứ đòi mua nhà Sài Gòn

 Thấy bạn bè, đồng nghiệp đều có nhà thành phố, vợ tôi nóng lòng muốn mua mà không nghĩ đến tài chính gia đình mình như thế nào.  

N. Thảo [Theo Bright Side]

Chủ Đề