Lệnh cấm thuốc lá điện tử ở Việt Nam

Xử lý hành vi mua bán thuốc lá điện tử như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi lẽ thực trạng đã và đang diễn ra thường xuyên, phức tạp trong xã hội hiện nay. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc xử lý hành vi mua bán thuốc lá điện tử? Hành vi mua bán THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ có bị cấm theo quy định của pháp luật không? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Hành vi mua bán thuốc lá điện tử.

Thuốc lá điện tử là gì?

Thuốc lá điện tử được hiểu là dạng mô phỏng theo hình dạng chức năng của thuốc lá thông thường, không tạo khói mà tạo ra luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật.

Căn cứ Khoản 2, Điều 3, Nghị định 67/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá, theo đó sản phẩm thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.

Như vậy thuốc lá điện tử được xem là một sản phẩm thuốc lá.

Thuốc lá điện tử.

Pháp luật Việt Nam có cấm hành vi mua bán thuốc lá điện tử không?

Thuốc lá điện tử được xem là một dạng của thuốc lá nên việc mua bán, kinh doanh mua bán thuốc lá điện tử phải đáp ứng các điều kiện như khi kinh doanh mua bán thuốc lá.

Ngành nghề kinh doanh thuốc lá theo quy định của pháp luật Việt Nam là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi thực hiện hoạt động kinh doanh mua, bán chủ thể phải đáp ứng các điều kiện sau tại khoản 3, Điều 26, Nghị định 67/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 106/2017/NĐ-CP:

  • Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
  • Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;
  • Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá;
  • Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chủ thể phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mua bán sản phẩm của thuốc lá theo quy định tại Khoản 3, Điều 27, Nghị định 67/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 106/2017/NĐ-CP bao gồm các hồ sơ sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
  • Bản sao các văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
  • Hồ sơ về địa điểm kinh doanh

Cơ sở kinh doanh bán lẻ thuốc lá xin cấp giấy phép mua bán lẻ thuốc lá nộp hồ sơ tại Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế [Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh].

Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, pháp luật Việt Nam không cấm hành vi mua bán thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng. Tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng được phép kinh doanh mua bán thuốc lá, mà chỉ có những chủ thể đáp ứng được những điều kiện của quy định pháp luật mới được phép kinh doanh.

Xử lý hành chính

Xử lý hành vi nhập lậu thuốc lá điện tử.

Mua bán thuốc lá điện tử nói riêng và thuốc lá nói chung theo quy định của pháp luật là ngành nghề kinh doanh có điều kiện do đó chủ thể phải có giấy phép kinh doanh nếu không sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng, kèm theo các hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp được quy định tại Điều 6, Nghị định 98/2020/NĐ-CP khi:

  • Không có giấy phép kinh doanh;
  • Có giấy phép kinh doanh nhưng đã hết hiệu lực;
  • Không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh;
  • Sử dụng giấy phép kinh doanh của chủ thể khác kinh doanh.

Căn cứ Điều 8, Nghị định 98/2020/NĐ-CP buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu [bao gồm xì gà, các dạng thuốc lá thành phẩm khác] được coi là hành vi buôn bán hàng cấm. Do đó, tùy thuộc vào giá trị của lô hàng hóa mà không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có số tiền phạt tương ứng theo quy định tại Điều 8, Nghị định 98/2020/NĐ-CP kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả Điều này.

Chủ thể có các hành vi vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá, tùy theo các hành vi khác nhau như bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi, không treo biển thông báo… sẽ có hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quản khác nhau được quy định tại Điều 23, Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Xử lý hình sự

Mua bán thuốc lá điếu nhập lậu [bao gồm xì gà, các dạng thuốc lá thành phẩm khác] được pháp luật coi là hành vi buôn bán hàng cấm. Do đó tùy theo tính chất mức độ, giá trị lô hàng hóa mà có các mức phạt tiền hoặc tù khác nhau theo căn cứ tại điểm b, e, Khoản 1, điểm e, khoản 2, Điều 190, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Vai trò của Luật sư khi thân chủ có hành vi mua bán thuốc lá điện tử

Hành vi mua bán thuốc lá điện tử là hoạt động được kinh doanh theo pháp luật Việt Nam nhưng có kèm theo điều kiện bắt buộc chủ thể thực hiện phải đáp đứng được. Để tránh trách nhiệm pháp lý liên quan cũng như để kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật, Luật sư có vai trò trong việc:

  • Hỗ trợ tư vấn, giải đáp các vấn đề thắc mắc liên quan;
  • Cung cấp dịch vụ soạn thảo hồ sơ nộp giấy phép kinh doanh;
  • Đại diện thân chủ làm việc trực tiếp với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề xử lý hành vi mua bán thuốc lá điện tử. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề nào liên quan chưa rõ, cần TƯ VẤN LUẬT HÀNH CHÍNH, giải đáp của LUẬT SƯ HÀNH CHÍNH. Vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline: 1900.63.63.87 trên website chúng tôi để được tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn.

Ảnh minh họa

Thuốc lá điện tử là gì?

Thuốc lá điện tử [Electronic cigarettes] là thiết bị chạy bằng pin dùng để làm nóng dung dịch lỏng, biến dung dịch này thành hơi để người hút có thể hít vào phổi. Bề ngoài có hình dáng giống với thuốc lá thông thường, thanh USB hoặc những thiết kế hoàn toàn khác lạ. Hầu hết các thiết bị này đều sử dụng buồng chứa tinh dầu, thường có nicotine, hương liệu và các chất phụ gia khác. Chất nicotine trong thuốc lá điện tử và thuốc lá thông thường là chất gây nghiện.

Thuốc lá điện tử được coi là sản phẩm thuốc lá vì hầu hết chúng đều chứa nicotine, đặc biệt có thể điều chỉnh hàm lượng chất này tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Đây là một chất được biết là có thể làm chậm sự phát triển của não bộ ở thai nhi, trẻ em và thanh thiếu niên cũng như là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật liên quan đến phổi. Trong thuốc lá điện tử cũng bao gồm một số hóa chất nguy hiểm như diacetyl, hóa chất gây ung thư, kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi [VOC].

Bên cạnh nicotine, thuốc lá điện tử có thể chứa các thành phần độc hại khác bao gồm: Các hạt siêu mịn có thể hít sâu vào phổi, chất gây ung thư; chất tạo mùi như diacetyl [một hóa chất có liên quan đến bệnh phổi nghiêm trọng]; hợp chất hữu cơ dễ bay hơi; kim loại nặng như niken, thiếc và chì...

Pháp luật Việt Nam có cấm hành vi mua bán thuốc lá điện tử không?

Thuốc lá điện tử được xem là một dạng của thuốc lá nên việc mua bán, kinh doanh mua bán thuốc lá điện tử phải đáp ứng các điều kiện như khi kinh doanh mua bán thuốc lá. Hiện chưa có quy định nào điều chỉnh cụ thể về thuốc lá điện tử. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP: “Sản phẩm thuốc lá” là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.”

Ngành nghề kinh doanh thuốc lá theo quy định của pháp luật Việt Nam là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi thực hiện hoạt động kinh doanh mua, bán, chủ thể phải đáp ứng các điều kiện sau tại khoản 3, Điều 26, Nghị định 67/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP:

+ Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá;

+ Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

+ Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá;

+ Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, pháp luật Việt Nam không cấm hành vi mua bán thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng. Tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng được phép kinh doanh mua bán thuốc lá, mà chỉ có những chủ thể đáp ứng được những điều kiện của quy định pháp luật mới được phép kinh doanh.

Dương Mỹ

Video liên quan

Chủ Đề