Lệnh thường trong chứng khoán là gì năm 2024

Rất nhiều bạn muốn tìm hiểu và tham gia đầu tư, nhưng lại không hiểu hết được các lệnh trong đó. Vậy hãy cùng SAPP tìm hiểu ngay các lệnh trong chứng khoán nhé!

Hiện nay đầu tư chứng khoán vô cùng phổ biến đối với dân tài chính. Rất nhiều bạn muốn tìm hiểu và tham gia đầu tư, nhưng lại không hiểu hết được các lệnh trong đó. Vậy hãy cùng SAPP tìm hiểu ngay các lệnh trong chứng khoán nhé!

1. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa [ATO]

Lệnh ATO [At the Opening Order] là lệnh giao dịch chứng khoán với mức giá tại thời điểm bắt đầu mở phiên giao dịch. Khi khớp lệnh, lệnh này sẽ được ưu tiên đứng trước lệnh giới hạn và chỉ có hiệu lực tại thời điểm đầu phiên.

Nếu trên sổ lệnh chỉ có duy nhất lệnh ATO, thời điểm đầu phiên [diễn ra đợt khớp lệnh định kỳ] sẽ chỉ xác định giá mở cửa và bỏ qua giá khớp lệnh. Sau thời điểm khớp lệnh, nếu lệnh ATO không được thực hiện hoặc vẫn chưa xong phiên giao dịch thì lệnh sẽ tự động bị hủy bỏ.

2. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa [ATC]

Lệnh ATC là lệnh giao dịch chứng khoán với mức giá được xác định khi phiên giao dịch kết thúc. Khi so khớp lệnh, lệnh ATC được thực hiện trước lệnh giới hạn. Với trường hợp trong sổ lệnh chỉ có mỗi lệnh ATC, đợt khớp lệnh cuối phiên để xác định giá đóng cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh. Những lệnh ATC sau phiên đó còn dư lại sẽ bị hủy tự động.

3. Lệnh giới hạn [LO]

Lệnh giới hạn [LO] bao gồm những lệnh giao dịch chứng khoán với mức giá được xác định và tốt hơn. Lệnh LO là một trong các lệnh trong chứng khoán phổ biến nhất được các nhà đầu tư vô cùng ưa thích. Lệnh LO được thực hiện ở xuyên suốt phiên giao dịch cho tới trước 14h45 phút [với sàn UPCOM là 15h].

Từ lúc được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh LO bắt đầu được tính là có hiệu lực và hết vào thời điểm kết thúc một ngày giao dịch, hoặc khi được huỷ bỏ. Nếu lệnh này được nhà đầu tư đặc vào trước phiên giao dịch, trong giờ nghỉ trưa, thì lệnh LO sẽ được đặt trong trạng thái “chờ gửi” và khi phiên giao dịch mở ra, lệnh LO mới được áp dụng.

4. Lệnh thị trường [MP]

Lệnh MP là lệnh giao dịch chứng khoán tại thời điểm chứng khoán có giá bán thấp nhất hoặc giá mua cao nhất trên thị trường chứng khoán. Khi nhập lệnh MP vào hệ thống, nó sẽ được áp dụng ngay tại thời điểm có mức giá bán thấp nhất, hoặc có giá mua ở mức cao nhất trên thị trường giao dịch chứng khoán.

Với trường hợp trong phiên giao dịch, lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết thì nó vẫn tiếp tục so khớp và sẽ được coi như mua vào khi mức giá bán cao hơn [ bán ra khi mức giá cao hơn] so với lúc mua vào.

5. Lệnh thị trường trên sàn HNX

Trong các lệnh trong chứng khoán, lệnh thị trường là những lệnh mua tại thời điểm chứng khoán có giá bán thấp nhất hoặc bán tại thời điểm chứng khoán đó có mức giá mua vào cao nhất. Với lệnh này, có ba loại sau:

▪️ Lệnh MAK: Là loại lệnh thị trường có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ. Phần chưa thực hiện còn lại trong phiên sẽ bị hủy ngay sau khi khớp lệnh.

▪️ Lệnh MOK: Là loại lệnh chỉ có quyền thực hiện toàn bộ, nếu chỉ thực hiện một phần thì sẽ bị hủy ngay khi nhập vào hệ thống.

▪️ Lệnh MTL: Là lệnh được phép thực hiện toàn bộ hoặc một phần. Phần chưa được thực hiện sau khi khớp sẽ được chuyển thành lệnh LO.

6. Lệnh điều kiện [lệnh chờ]

Lệnh điều kiện là lệnh giới hạn, với thời gian duy trì được kéo dài nhiều ngày cho tới thời điểm lệnh được khớp hoặc kết thúc thời gian nhà đầu tư lựa chọn nếu tới lúc đó lệnh vẫn chưa được khớp. Vào ngày diễn ra phiên giao dịch trong khoảng thời gian lệnh điều kiện vẫn đang duy trì, nó sẽ được tự động lên sàn nếu:

▪️ Mức giá của sàn giao dịch nằm trong giá trần hoặc giá sàn.

▪️ Thoả mãn đầy đủ các yêu cầu, điều kiện của một lệnh điều kiện thông thường.

▪️ Lệnh điều kiện có thể lần lượt khớp từng phần. Phần chưa được so khớp sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện trên sàn giao dịch như thường.

Bản chất của lệnh điều kiện là một tiện ích giúp cho nhà đầu tư thuận tiện hơn khi giao dịch, đặc biệt với những người không có thời gian rảnh để luôn theo sát tình hình của sàn giao dịch trên bảng điện tử. Lệnh sẽ được phân thành các loại cụ thể như sau:

▪️ Lệnh TCO: Là loại lệnh điều kiện mà nhà đầu tư được phép đặt lệnh trước thời điểm diễn ra phiên giao dịch khoảng trước 1 ngày. TCO chỉ được phép duy trì trong 30 ngày kể từ ngày nhà đầu tư đặt lệnh.

▪️ Lệnh PRO: Là lệnh giúp nhà đầu tư giành quyền mua, bắt đầu có hiệu lực ngay từ phiên giao dịch kế tiếp thời điểm nhà đầu tư đặt và có thể duy trì trong 30 ngày. Theo đó, nhà đầu tư khi đặt lệnh sẽ trong trạng thái sẵn sàng để mua ở mức giá ATO/trần/ATC hoặc bán ở ATO/sàn/ATC.

▪️ Lệnh ST: Đây là lệnh dừng có hiệu lực trong 30 ngày kể từ lúc đặt lệnh. Lệnh ST được các nhà đầu tư sử dụng khi xác định trước giá cắt lỗ, hoặc chốt lãi.

▪️ Lệnh TS: là loại lệnh điều kiện mà nhà đầu tư có quyền được chọn khối lượng và mã chứng khoán muốn giao dịch với một mức độ nhất định. Mức độ ở đây có thể tính theo đơn vị nghìn đồng hoặc theo %. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể quy định thêm về giá mua và bán trong lệnh này để có thể tối ưu hoá lợi nhuận của mình.

7. Lệnh khớp lệnh sau giờ [PLO]

Lệnh PLO đặc biệt hơn các lệnh kể trên ở việc, lệnh PLO được thực hiện sau giờ đóng cửa. Theo đó, lệnh sẽ được thực hiện bán chứng khoán tại mức giá sau khi kết thúc phiên giao dịch.

▪️ Lệnh PLO lập tức được so khớp nếu khi đó đã có sẵn lệnh đối ứng.

▪️ Sau khi đặt lệnh PLO thì nhà đầu tư không được quyền sửa hoặc hủy.

▪️ Nếu phiên giao dịch trước đó không định được mức giá khớp lệnh thì nhà đầu tư không thể nhập lệnh PLO vào hệ thống.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ về các lệnh trong chứng khoán. Tuy nhiên, để có thể tham gia đầu tư thì tìm hiểu các loại lệnh vẫn là chưa đủ. Trau dồi thêm kiến thức về đầu tư - tài chính tại website và fanpage của SAPP Academy để có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Lệnh thường chứng khoán là gì?

- Lệnh thường: Các nhà đầu tư đặt lệnh kèm theo mức giá mua bán mong muốn trong phạm vi biên độ giao động của chứng khoán tại thời điểm vào ngày xác định. Ví dụ: Tại thời điểm 13 giờ 00 phút ngày 05 tháng 7 năm 2023 thì cổ phiếu của Ngân hàng quân đổi [MBB] có giá 20.600 đồng/cổ phiếu.

Lệnh giao dịch là gì?

Lệnh giao dịch là Yêu cầu bằng văn bản để mua hoặc bán hàng hóa của thành viên kinh doanh nhằm thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

Lệnh mua là gì?

- Lệnh tranh mua hoặc tranh bán [PRO]: là lệnh nhà đầu tư sẵn sàng mua ở các giá ATO/trần/ATC và sẵn sàng bán ở các giá ATO/sàn/ATC. Lệnh có hiệu lực cho phiên giao dịch kế tiếp sau khi nhà đầu tư đặt và có thể đặt trước cho tối đa 30 ngày giao dịch kế tiếp.

Lệnh thương và lệnh điều kiện là gì?

Lệnh thường là lệnh được đẩy vào hệ thống khi thỏa mãn điều kiện về phiên giao dịch. Lệnh điều kiện là lệnh chờ với các điều kiện nhất định. Khi lệnh thỏa mãn được điều kiện thì mới được đẩy vào hệ thống [Ngoại trừ lệnh SL/TP đi kèm lệnh gốc thì lệnh gốc sẽ xử lý tương tự như lệnh thường].

Chủ Đề