Lữ hành và kinh doanh lữ hành là gì

Công ty lữ hành là gì?

Đối với một nền kinh tế chú trọng về du lịch như hiện nay thì lữ hành đã trở thành khái niệm quen thuộc đối với nhiều người. Đồng thời nó đã trở thành một ngành học được nhiều bạn sinh viên lựa chọn. Vậy công ty lữ hành là gì? Để có câu trả lời hãy cùng Luật Phamlaw theo dõi bài viết dưới đây.

Lữ hành là cụm từ thường được nhắc đến khá nhiều trong nền kinh tế hiện đại hay các dịch vụ du lịch và đôi khi để nói đến những khách du lịch vãng lai với những chuyến đi dài hơi mang tính chất bộ hành. Theo nghĩa rộng thì lữ hành được hiểu là một hoạt động du lịch với mục đích thực hiện chuyến đi từ nơi này đến nơi khác dưới những phương tiện khác nhau và lí do khác nhau, không nhất thiết phải quay trở lại điểm xuất phát ban đầu

Theo giải thích nghĩa khác của từ điển Tiếng Việt thì lữ hành còn có nghĩa là đi chơi xa và chuyến đi chơi có thể không nhất thiết ấn định thời gian quay trở về.

Ở các nước phát triển, thuật ngữ “du lịch” và “lữ hành” được hiểu tượng tự nhau. Theo đó, Các hoạt động đi lại, đi chuyển và các hoạt động khác có liên quan đến chuyến đi với mục đích du lịch thi đều sử dụng được cả hai thuật ngữ này pháp luật du lịch của các nước trên thế giới không đưa ra khái niệm du lịch mà thay vào đó là khái niệm hoạt động du lịch ở Việt Nam, có cả hai khái niệm du lịch lữ hành và hoạt động du lịch hoạt động lữ hành,

Luật Du lịch năm 2017 tiếp cận khái niệm “lữ hành” theo nghĩa hẹp, theo đó, “là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”.  Việc tiếp cận theo nghĩa này là hợp lý và chính xác để có thể đưa ra các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành đúng đắn

Bên cạnh đó, khoản 6 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 định nghĩa: “ Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh”. Công ty là một bộ phận nhỏ thuộc doanh nghiệp và theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Như vậy, công ty lữ hành được hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh nhằm mục đích kinh doanh các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác của khách hàng đó.

Phân loại các công ty lữ hành

Mỗi quốc gia có một cách phân loại phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động du lịch tại đó. Thông thường người ta dựa vào các tiêu thức sau đây để phân loại công ty lữ hành:

  • Sản phẩm du lịch chủ yếu của công ty lữ hành.
  • Phạm vi hoạt động chủ yếu của công ty lữ hành.
  • Quy mô và phương thức hoạt động của công ty lữ hành.
  • Quan hệ của công ty lữ hành với du khách.
  • Quy định cùa các cơ quan quản lý du lịch.

Tại Việt Nam, dựa trên cơ sở phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, các công ty lữ hành được chia làm hai loại là: doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa.

Trong đó các doanh nghiệp lữ hành quốc tế được hoạt động trên cả thị trường quốc tế và thị trường nội địa, còn các doanh nghiệp lữ hành nội địa chỉ được phép kinh doanh trên thị trường nội địa.

Đặc điểm kinh doanh lữ hành của công ty lữ hành

Thứ nhất kinh doanh lữ hành là một hoạt động dịch vụ

Kinh doanh lữ hành là hoạt động dịch vụ cung cấp sản phẩm du lịch. Theo khoản 5 điều 3 Luật Du lịch năm 2017, “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”. Theo đó, doanh nghiệp lữ hành thực hiện cung cấp dịch vụ trung gian và chương trình du lịch cụ thể. Dịch vụ trung gian là việc doanh nghiệp lữ hành sẽ là trung gian giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm đu lịch khác từ các nhà cung cấp khác như vận chuyển, lưu trú, ăn uống, bảo hiểm.

Sản phẩm của hoạt động kinh doanh lữ hành phần lớn là sản phẩm dịch vụ mang tính vô hình. Đó là chương trình du lịch, nó không phải là sản phẩm vật chất cụ thể cầm, nắm được mà nó là sự liên kết của các sản phẩm khác một cách hợp lý trong quá trình kinh doanh.

Kinh doanh lữ hành cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho khách du lịch Chương trình du lịch là một sản phẩm dịch vụ nên nó là sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất, không lưu giữ được, không tách rời được, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Chất lượng của dịch vụ khó đánh giá vì phụ thuộc nhiều yếu tố bên cung ứng, khách hàng, thời gian, địa điểm cung ứng dịch vụ. Vì vậy để có thể tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm dịch vụ thi cần xây dựng quy trình thực hiện dịch vụ rõ ràng, chi tiết, tuyển chọn và đào tạo nhân viên tốt, luôn có sự cập nhật, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng.

Thứ hai, kinh doanh lữ hành là một ngành nghề trung gian

Hoạt động kinh doanh lữ hành thực hiện ba chức năng:

Một là, chức năng thông tin cho cả người tiêu dùng du lịch và người cung cấp sản phẩm du lịch.

Hai là, chức năng tổ chức, tổ chức nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch, tổ chức tiêu dùng.

Ba là, chức năng thực hiện công ty kinh doanh lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và nhà cung ứng cơ bản của hoạt động lữ hành được quy định bởi sản phẩm du lịch và kinh doanh du lịch [điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn, đại lý máy bay, vận chuyển]. Công ty kinh doanh lữ hành thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí,. Với vị trí là trung gian, kinh doanh lữ hành làm cho hàng hóa và dịch vụ du lịch chuyển từ trạng thái mà người tiêu dùng chưa muốn thành sản phẩm và dịch vụ khách du lịch cần và có nhu cầu sử dụng.

Thứ ba, kinh doanh lữ hành là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Công ty muốn thực hiện hoạt động kinh doanh thì cần phải đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyển Nhà nước cho phép doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo đó, công ty  phải đăng ký ngành nghề kinh doanh nhưng không cần ghi nhận trong giấy phép đăng ký kinh doanh.

Các ngành nghề kinh doanh được phân loại theo nhóm: ngành nghề kinh doanh không có điều kiện, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngành nghề kinh doanh bị pháp luật cấm, hạn chế. Không giống như những ngành nghề khác công ty chỉ cần đăng ký kinh doanh là được hoạt động kinh doanh, kinh doanh lữ hành là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngoài việc đăng ký kinh doanh, công ty muốn hoạt động kinh doanh lữ hành thì phải có giấy phép kinh doanh lữ hành. Bởi lẽ, kinh doanh lữ hành thực hiện hoạt động trung gian với nhiều doanh nghiệp kinh doanh khác. Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh cũng như các quyền và lợi ích kinh tế, xã hội, và môi trường kinh doanh lành mạnh, thì đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành cần đáp ứng các điều kiện cần thiết do pháp luật quy định như điều kiện về chủ doanh nghiệp, về ký quỹ, về quy định có tối thiểu 03 hướng dẫn viên du lịch ký hợp đồng lao động đài hạn trong doanh nghiệp,

Thứ tư hoạt động kinh doanh lữ hành có tính thời vụ

Hoạt động kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ, phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên – xã hội – kinh tế,.. Ở các thời điểm khác nhau, nhu cầu cung cầu du lịch cũng khác nhau. Thời điểm từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm là mùa cao điểm của du lịch, lượng du khách tăng cao, nhiều hoạt động kinh doanh lữ hành diễn ra hơn và các tháng khác thì ngược lại.

Có hai xu hướng trong thời gian gần đây. Một là, số thanh niên, thiếu niên tự đi du lịch ngày càng đông và số lượng các học sinh đi nghỉ cùng cha mẹ ngày càng giảm. Tuổi thọ trung bình của con người ngày càng cao, vì vậy mà số gia đình có con em trong độ tuổi đi học ngày càng giảm. Hai là, số lượng người ở độ tuổi hưu trí ngày càng tăng, họ chính là những đối tượng hay đi du lịch, nghỉ dưỡng Điều này, đòi hỏi các công ty kinh doanh lữ hành phải nắm bắt được tính thời vụ, mối liên hệ và các nhân tố ảnh hưởng đến thời vụ, để có những phương án phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trên đây là bài viết về Công ty lữ hành là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Công ty lữ hành là gì – Luật Phamlaw

Văn phòng Hà Nội - Xem Bản đồ

Địa chỉ: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, số 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04.3992.7805

Hotline: 0983.372401 - 0914.900680

Email:

Kinh doanh lữ hành [tiếng Anh: Travel Trade] là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch, quảng cáo và bán các chương trình này, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.

Hình minh hoạ [Nguồn: bworldonline]

Khái niệm

Kinh doanh lữ hành trong tiếng Anh được gọi là Travel Trade.

Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. 

Kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế. 

Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ 3 điều kiện. 

Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ 5 điều kiện. 

Vai trò 

- Vai trò đối với cầu du lịch

Tiết kiệm được thời gian lẫn chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp, bố trí các tuyến du lịch cho khách du lịch khi mua chương trình du lich.

Khách du lịch sẽ thừa hưởng được những kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia tổ chức du lịch của các công ty lữ hành, đem lại những chuyến du lịch thú vị và bổ ích.

Hưởng được một mức giá hấp dẫn cho khách du lịch khi mua các chương trình du lịch trọn gói. Du khách chỉ phải trả một khoản chi phí thấp hơn nhiều so với chi phí mà họ bỏ ra để tự lo liệu

Doanh nghiệp lữ hành giúp du khách phần nào cảm nhận được sản phẩm trước khi đi đến quyết định mua và thực sự tiêu dùng nó. Khách du lịch sẽ phần nào cảm thấy yên tâm và hài lòng khi ra quyết định.

- Vai trò đối với cung du lịch hoặc các đơn vị cung ứng du lịch

Cung cấp những nguồn khách lớn ổn định và có kế hoạch.

Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo, khuếch trương cũng như thăm dò nhu cầu du khách của các hãng lữ hành.

Các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xẩy ra với các công ty lữ hành thông qua các bản hợp đồng đã được kí kết. 

Phân loại kinh doanh lữ hành

- Căn cứ vào tính chất hoạt động để tạo ra sản phẩm có các loại kinh doanh đại lí lữ hành, kinh doanh chương trình du lịch, kinh doanh tổng hợp.

- Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động có các loại kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.

[Theo Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành - Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương]

- Căn cứ vào qui định của Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 14 tháng 6 năm 2005, có các loại:

+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam

+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài

+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài

+ Kinh doanh lữ hành nội địa

[Tài liệu tham khảo: Lí thuyết về phát triển sản phẩm du lịch của công ty kinh doanh lữ hành, ĐH Duy Tân]

Diệu Nhi

Video liên quan

Chủ Đề