Lưu ý trước khi tiêm vaccine covid

         Khi đi tiêm chủng mang theo:

  1. Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc Thẻ bảo hiểm y tế.
  2. Sổ khám bệnh, giấy ra viện, đơn thuốc, phiếu tiêm các vắc xin khác... sử dụng trong thời gian gần đây [nếu có].
  1. Trước khi đi tiêm chủng :
  1. Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử [SSKĐT] trên điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android hoặc IOS và khai báo thông tin cần thiết.
  2. Đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 5K khi đi tiêm chủng.
  3. Ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm chủng
  1. Chủ động thông báo cho cán bộ y tế các thông tin sức khỏe cá nhân
  1. Tình trạng sức khỏe hiện tại, như: đang bị sốt, mắc bệnh cấp tính... [nếu có]
  2. Các bệnh mạn tính mắc phải hoặc đang điều trị [nếu có]
  3. Các thuốc, liệu trình điều trị đang hoặc đã sử dụng gần đây [nếu có].
  4. Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ với bất kỳ tác nhân nào [nếu có]
  5. Nếu là lần tiêm thứ 2, phải thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 lần trước [nếu có].
  6. Tình trạng nhiễm vi rút SARS-COV-2 hoặc mắc COVID-19 [nếu có]
  7. Các vắc xin tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua [nếu có]
  8. Có đang mang thai hoặc nuôi con bú [nếu là nữ trong độ tuổi sinh đẻ] nếu có ?
  1. Chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế:
  1. Loại vắc xin phòng COVID-19 bạn được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo.
  2. Các dấu hiệu có thể xuất hiện sau tiêm chủng và cách xử lý.
  3. Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

 Đường dây nóng:  19009095
TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 LÀ QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI BẢN THÂN, LÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
Những điều cần biết sau tiêm phòng vắc xin COVID-19
  [Dành cho người đi tiêm chủng]

 Theo dõi sức khỏe bản thân sau khi tiêm chủng

  1. Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau tiêm để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng.
  2. Khi về nhà, nơi làm việc: Chủ động theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 3 tuần sau tiêm.
  3. Bạn có thể gặp một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 như:
  1. Sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh
  2. Đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau
  3. Ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn...

Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho biết cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh COVID-19.

  1.  Các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 là hiếm gặp :
  1. Dấu hiệu nghiêm trọng: Xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.
  • Ở miệng: ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi...
  • Ở da: phát ban, môi mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da...
  • Ở họng: ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc...
  • Đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng...
  • Đường hô hấp: thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho...
  • Toàn thân: mạch yếu, choáng/xây xẩm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp...
  1. Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên:
  • Sốt cao ≥ 390C
  • Sưng/đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội
  • Tăng huyết áp, tụt huyết áp hoặc kẹt huyết áp...

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nêu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Đường dây nóng:  19009095
TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 LÀ QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI BẢN THÂN, LÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG

Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Ninh

Công Nghệ Thông Tin

.

Cập nhật lúc: 07:49, 20/04/2022 [GMT+7]

Đồng Nai đang triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi. Giải đáp các thắc mắc của phụ huynh liên quan đến việc đảm bảo an toàn tiêm chủng, Phó giám đốc Sở Y tế NGUYỄN HỮU TÀI lưu ý:

Các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý cẩn thận, chăm sóc và theo dõi trẻ trước, trong và sau quá trình tiêm chủng để kịp thời phát hiện, ứng phó nếu có những triệu chứng bất thường.

* Những trẻ đã khỏi Covid-19, có tiền sử bệnh tật, dị ứng, bệnh mạn tính... có nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 không, thưa ông?

- Đối với những trẻ thuộc trường hợp nêu trên cần thận trọng khi tiêm. Các cháu có bệnh lý mạn tính nên được tiêm, song một số trẻ đang có bệnh cấp tính hoặc đợt cấp của bệnh mạn tính đang phải điều trị thì nên để tiêm sau và cần tư vấn của nhân viên y tế để được tiến hành tiêm ngay khi có thể. Trường hợp này, khi tiến hành tiêm và sau tiêm nên được theo dõi sát sao tại cơ sở y tế. Phụ huynh cần theo dõi sát sao trẻ trong những ngày đầu sau tiêm, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc biểu hiện bệnh cũ nặng lên cần đến bệnh viện khám và đánh giá ngay.

Đối với những trẻ có tiền sử dị ứng cần được tư vấn, đánh giá của các bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể, đảm bảo quyền lợi được tiêm phòng cho các cháu.

Riêng trường hợp trẻ đã khỏi Covid-19 vẫn nên được tiến hành tiêm chủng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, sau 3 tháng nhiễm Covid-19, trẻ nên được tiêm phòng. Tuy nhiên, tùy tình trạng sức khỏe, yếu tố nguy cơ của trẻ có thể tiến hành sớm hơn, cần phải được tư vấn cụ thể của các nhân viên y tế trong những trường hợp cụ thể.

* Phụ huynh cần lưu ý gì trước khi đưa con đi tiêm ngừa, thưa ông?

- Trước tiên, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý thật tích cực cho trẻ, đồng thời trẻ ăn uống đầy đủ trước và sau khi tiêm. Việc để trẻ tiêm vaccine trong tình trạng đói hay quá no đều không tốt. Khi đến các điểm tiêm chủng, phụ huynh cần thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế.

Sau khi tiêm xong phải ở lại điểm tiêm 30 phút và thông báo ngay với cán bộ y tế khi trẻ có dấu hiệu bất thường.

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho học sinh lớp 6 chưa đủ 12 tuổi tại Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm [TP.Biên Hòa]. Ảnh: Kim Liễu

* Nhiều phụ huynh không biết nên cho trẻ ăn uống gì trước và sau khi tiêm, ông có thể cho lời khuyên?

- Phụ huynh cứ cho trẻ ăn uống như bình thường, bởi không có bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào có thể giúp cho vaccine hoạt động tốt hơn. Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trước và sau tiêm, phụ huynh nên cho con ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh và protein. Bên cạnh đó, lưu ý cho trẻ uống đủ nước, có thể nước lọc, nước trái cây, nước dừa…, đặc biệt là trong ngày tiêm phòng. Cung cấp đủ nước giúp chống lại sự mệt mỏi và đau nhức cơ bắp, 2 tác dụng phụ tiềm ẩn khi tiêm chủng.

Sau tiêm có thể có phản ứng sốt, đây là phản ứng thường gặp của hệ miễn dịch sau khi tiêm vaccine. Nếu bị sốt, cơ thể dễ mất nước, nên cần phải cho trẻ uống bù nước.

* Trẻ sẽ gặp những phản ứng nào sau tiêm vaccine, cách xử lý ra sao?

- Phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cũng giống như các phản ứng ghi nhận ở đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Sau khi về nhà, để trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, tập thể thao trong 3 ngày sau tiêm, cho trẻ uống nhiều nước, ăn đủ dinh dưỡng.

Nếu trẻ sốt, sưng, đau tại vết tiêm thì đây là những phản ứng thông thường sau khi tiêm vaccine. Nếu trẻ sốt cao trên 38,50C thì cho trẻ hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như: lừ đừ, bỏ bữa, đau bụng nhiều, đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi, khó thở khi hoạt động bình thường và khi nằm, sốt cao khó hạ nhiệt độ hoặc kéo dài hơn 24 giờ, vân tím, phát ban trên da thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

* Có trường hợp phụ huynh mách nhau nên cho trẻ uống thuốc giảm đau, giảm sốt ngay sau tiêm để ngăn ngừa các phản ứng phụ, việc này có nên hay không thưa ông?

- Không nên cho trẻ uống các loại thuốc paracetamol, acetaminophen hoặc ibuprofen… trước khi tiêm chủng với ý tưởng ngăn ngừa các triệu chứng mà chỉ nên cho trẻ uống thuốc giảm đau, hạ sốt khi cần thiết sau khi trẻ tiêm vaccine. Nếu trẻ sưng đau nhiều hay sốt cao, phụ huynh cho con uống thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường như paracetamol với liều lượng mỗi lần 15mg/kg cân nặng của trẻ, có thể uống 3-4 lần/ngày.

* Xin cảm ơn ông!

Kim Liễu [thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề