Mẫu đăng ký giảm trừ gia cảnh 2023

  • Mẫu 20 giảm trừ gia cảnh
  • Hướng dẫn viết mẫu 20 giảm trừ gia cảnh

 Khi đăng ký người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế, cá nhân đăng ký hoặc cơ quan chi trả thu nhập khi thực hiện đăng ký, cần chuẩn bị mẫu tờ khai theo mẫu 20 giảm trừ gia cảnh.

Mẫu 20 giảm trừ gia cảnh

Download [DOCX, 29KB]

Mẫu tờ khai đăng ký giảm trừ gia cảnh được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 28/06/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế, trong đó có đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Cụ thể là mẫu 20/ĐK/TCT tờ khai đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh. Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết nhất và chính xác nhất mẫu 20 giảm trừ gia cảnh.

Hướng dẫn viết mẫu 20 giảm trừ gia cảnh

Những nội dung trong mẫu tờ khai đăng ký người phụ thuộc, gồm có:

1/ Quốc hiệu, tiêu ngữ

2/ Họ tên của cá nhân có thu nhập

3/ Mã số thuế cá nhân của người nộp thuế

4/ Địa chỉ nhận thông báo khi được cấp mã người phụ thuộc

5/ Nơi đăng ký giảm trừ gia cảnh, có thể là cá nhân/ tổ chức/ cơ quan’

6/ Mã số thuế của cá nhân/ tổ chức/ cơ quan chi trả thu nhập

7/ Thông tin của người phụ thuộc

8/ Thông tin đăng ký giảm trừ gia cảnh

9/ Cam kết của người đăng ký

10/ Thời gian, điểm điểm lập tờ khai và ký, ghi rõ họ tên.

Hướng dẫn cách kê khai chi tiết mẫu 20-ĐK-TCT như sau:

– Phần thông tin cá nhân của người nộp thuế: Cần kê khai đầy đủ những thông tin liên quan đến Họ tên, mã số thuế thu nhập cá nhân, địa chỉ để nhận thông báo khi có mã người phụ thuộc, nơi đăng ký để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế, mã số thuế của đơn vị chi trả thu nhập.

Lưu ý:

Mục Mã số thuế cá nhân người nộp thuế, nếu Quý vị không biết hoặc quên mã số thuế cá nhân của mình, hãy truy cần vào trang Thuế Việt Nam thuộc Tổng cục thuế để tra cứu online nhanh chóng và dễ dàng.

[ Đường link truy cập: //tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp]

– Mục địa chỉ cá nhân để nhận thông báo mã số người phụ thuộc sau khi đăng ký người thành công: Ghi rõ thông tin địa chỉ nhận.

Ví dụ: Nơi nhận là Phòng 701, Đơn nguyên 1, Tòa nhà F4, 114 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

– Về thông tin của người phụ thuộc:

+ Trường hợp 1: Người phụ thuộc đã có mã số thuế hoặc chưa có, nhưng có số chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu [Nếu người phụ thuộc từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc có số chứng minh thư nhân dân]

Trong trường hợp này, người kê khai cần điền thông tin đầy đủ về: Họ tên, ngày sinh, quốc tịch, mã số thuế cá nhân [nếu có], Số giấy tờ chứng thực cá nhân, quan hệ với người nộp thuế, thời điểm tính giảm trừ và thời điểm kết thúc giảm trừ theo tháng/ năm.

+ Trường hợp 1: Người phụ thuộc chưa có mã số thuế và chưa có số chứng minh thư nhân dân [Cá nhân là công dân Việt Nam dưới 14 tuổi]

Trong trường hợp này sẽ điền thông tin vào phần này: Họ tên, ngày sinh, số, quyền, quốc gia, nơi đăng ký ở xã /phường/ thị trấn- quận/ huyện- tỉnh/ thành phố [tất cả thông tin này căn cứ vào Giấy khai sinh], quan hệ với người nộp thuế, thời điểm để bắt đầu được tính giảm trừ và thời điểm kết thúc giảm trừ điền tháng/năm kết thúc giảm trừ.

– Trường hợp đăng ký mới hoặc đăng ký bổ sung người phụ thuộc: bỏ trống ô số 9 và ô số 22 của tờ khai 20/ĐK/TCT.

Những nội dung tư vấn liên quan đến mẫu 20 giảm trừ gia cảnh trên đây, mang tính chất tham khảo. Quý vị cần tư vấn và hỗ trợ chi tiết, vui lòng liên hệ với Tổng đài tư vấn 19006557 của Luật Hoàng Phi chúng tôi.

>>>>> Tham khảo: Điều kiện giảm trừ gia cảnh

Trước khi đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người Phụ thuộc, người nộp thuế cần chuẩn bị Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:

Sau đây là toàn bộ quy trình đăng ký giảm trừ người phụ thuộc:

Bước 1: Đăng nhập hệ thống

Đăng nhập vào thuedientu → chọn mục Đăng ký thuế → chọn mẫu 20/ĐK-TH-TCT-TT105.

Người lao động phải có mã số thuế. Khi đó:

  • Trường hợp 1: NPT đã có mã số thuế

[Nếu NPT trước đây đã được đăng ký giảm trừ ở công ty khác, người lao động xin công ty này mã số thuế của NPT]

Chọn “Thay đổi thông tin đăng ký thuế”

Điền thông tin các cột sau vào mục II

 STT 24:  là MST của người phụ thuộc

STT 34: là tên người lao động được giảm trừ

STT 35: là mã số thuế của người lao động được giảm trừ

Các cột khác không điền. 

Điền tên người đại diện theo pháp luật ở “NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ”.

Hoàn thành kê khai và ký chữ ký số để nộp hồ sơ.

  • Trường hợp 2: NPT chưa có mã số thuế

Chọn “Đăng ký thuế “

Tuỳ vào từng trường hợp mà kê khai

Điền tên người đại diện theo pháp luật ở “NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ”.

Hoàn thành kê khai và ký chữ ký số để nộp hồ sơ.

Bước 3: Tra cứu kết quả đăng ký

Cơ quan thuế trả kết kết quả, vào tra cứu kết quả đăng ký

Một số câu hỏi thường gặp về chữ ký số

Chữ ký số được dùng cho mục đích gì?

Tổ chức, doanh nghiệp đang sử dụng phổ biến là Chữ ký số công cộng. Ứng dụng chữ ký số hiện nay đang được áp dụng phổ biến rộng rãi cho tổ chức doanh nghiệp là:

  • Khai thuế, nộp thuế qua mạng, thuế điện tử.
  • Hải quan điện tử.
  • Bảo hiểm xã hội điện tử.
  • Hóa đơn điện tử.
  • Công bố sản phẩm thực phẩm qua mạng.
  • Đấu thầu qua mạng
  • Đăng ký doanh nghiệp, tạm ngừng, thay đổi thông tin… điện tử
  • Chứng khoán, Ngân hàng điện tử.
  • Khai C/O.
  • Dùng cho kho bạc nhà nước
  • Ký hợp đồng điện tử, giấy chứng nhận điện tử.

Pháp lý của chữ ký số?

Việt Nam đã có Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005; Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Khi tiến hành giao dịch điện tử trong hoạt động công cộng, người sử dụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải sử dụng chữ ký số công cộng do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp.

Lợi ích của chữ ký số

Sử dụng chữ ký số điện tử giúp cá nhân, doanh nghiệp:

  • Ký văn bản, giao dịch điện tử nhanh chóng mọi lúc mọi nơi.
  • Chuyển hồ sơ, tài liệu đơn giản và tức thời.
  • Số hóa, có tính bảo mật cao.
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch.

Chữ ký số là gì?

Chữ ký số theo qui định của Bộ Thông tin và Truyền thông áp dụng hạ tầng kỹ thuật khoá công khai [PKI]. Chữ ký số ký trên các giao dịch điện tử có giá trị pháp lý như chữ ký trong giao dịch giấy tờ truyền thống, với các đặc tính:

  • Xác thực chính xác danh tính.
  • Chống giả mạo nội dung.
  • Chống chối bỏ.

Có mấy loại chữ ký số?

Chữ ký số điện tử hiện nay có 3 loại:

  • Chữ ký số dành cho cá nhân
  • Chữ ký số dành cho doanh nghiệp
  • Chữ ký số dành cho máy chủ và HSM

Ứng dụng của chữ ký số

Ứng dụng của chữ ký số:

  • Dễ dàng thực hiện các giao dịch điện tử: Kê khai thuế, hải quan, BHXH; Chứng từ, hóa đơn điện tử; Ngân hàng, chứng khoán, đấu thầu; Ký số văn bản, xác thực trên các hệ thống quản trị…
  • Đơn giản hóa ký và lưu trữ tài liệu điện tử [email, các văn bản điện tử].
  • Tích hợp hóa đơn điện tử và các ứng dụng công nghệ.

Một chữ ký số dùng cho 2 doanh nghiệp được không?

Mỗi một chữ ký số được coi là một con dấu của doanh nghiệp, vì vậy mỗi chữ ký số chỉ được dùng cho một doanh nghiệp. Nếu 2 doanh nghiệp khác nhau phải sử dụng 2 chữ số khác nhau nhằm tránh tình trạng sử dụng chữ ký số bất hợp pháp.

CA2 có cung cấp dịch vụ tận nơi không?

Để được cung cấp dịch vụ tận nơi bạn có thể làm theo các cách sau:

  • Đăng ký sử dụng dịch vụ tại chukysovn.com hoặc
  • Gọi điện thoại đến số hỗ trợ 070216 1368 hoặc
  • Gửi email yêu cầu đến

Thủ tục đăng ký chữ ký số

1. Khánh hàng cá nhân:

  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đăng ký trực tiếp
  • Bản đăng kí sử dụng dịch vụ chứng thư số [Bản đăng ký này do nhân viên gửi cho khách hàng].

2. Khách hàng tổ chức/doanh nghiệp:

  • Bản chụp ảnh/scan giấy phép kinh doanh.
  • Bản chụp Giấy CMND/CCCD của Người đại điện theo pháp luật.
  • Bản đăng kí sử dụng dịch vụ chứng thư số [Bản đăng ký do nhân viên  gửi cho khách hàng].

Thời gian chữ ký số?

CA2 có thể cấp chứng thư chữ ký số trong vòng 2 giờ sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hơn 1 chữ ký số được không?

Được.

Doanh nghiệp có thể mua nhiều chữ ký số, của 1 hoặc nhiều nhà cung cấp đều được. Trên mỗi thiết bị Token đều có serial khác nhau. Khi đăng ký giao dịch với Cơ quan Thuế, BHXH, Hải Quan, ... Người sử dụng dùng thiết bị Token có serial đã đăng ký trước đó sẽ dùng bình thường, và mỗi đăng ký giao dịch đều khác nhau, không ảnh hưởng giữa các thiết bị Token, khi 1 trong những thiết bị Token bị lỗi, những dịch vụ khác không bị ảnh hưởng.

 

Chủ Đề