Máy bay chở hàng lớn nhất the giới

Máy bay Croc hạ cánh xuống sân bay Mojave sau chuyến bay thử. Video: Stratolaunch

Roc, phương tiện do công ty Stratolaunch sản xuất, là máy bay lớn nhất thế giới với sải cánh 117 m. Chiếc máy bay nặng khoảng 227.000 kg được thiết kế để chở các phương tiện siêu thanh vào không trung. Hôm 4/5, Roc hoàn thành chuyến bay thứ 5, sau chuyến bay thử nghiệm hồi tháng 2. Những chuyến bay thử nghiệm này giúp đảm bảo Roc sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Theo Stratolaunch, Roc cất cánh và hạ cánh thành công trên sân bay hàng không và vũ trụ Mojave ở California với một chiếc máy bay Cessna 550 Citation Bravo bám theo sau. Roc bay cùng với cấu trúc mới ở phần cánh có thể chứa hàng hóa, giúp đạt mục tiêu cuối cùng là chở phương tiện siêu thanh. Hiện nay, đội ngũ của Stratolaunch đang bận rộn phân tích dữ liệu thu thập từ chuyến bay.

Trong suốt chuyến bay thử nghiệm, các kỹ sư của Stratolaunch tập trung vào mở rộng tầm bay và kiểm định cấu trúc chở hàng lắp đặt gần đây để vận chuyển và giải phóng phương tiện siêu thanh. Cấu trúc này có diện tích 4,5 m2.

Stratolaunch được thành lập vào năm 2011 bởi Paul Allen, nhà đồng sáng lập Microsoft để phát triển phương pháp phóng vệ tinh mới. Allen qua đời vào năm 2018, một năm trước khi Roc bay thử lần đầu tiên vào năm 2019. Hiện nay, Stratolaunch hướng tới chở phương tiện siêu thanh tốc độ Mach 5 [6.174 km/h].

Năm 2020, công ty bắt tay vào chế tạo Talon-A, nguyên mẫu phương tiện siêu thanh được thiết kế để phóng từ Roc. Talon-A dài 8,5 m, nặng 2.700 kg, có thể đạt tốc độ Mach 6 [7.408 km/h]. Ban đầu, Stratolaunch lên kế hoạch thực hiện thử nghiệm thả rơi đầu tiên với Roc và Talon-A vào đầu năm 2022. Tuy nhiên, hiện nay công ty đang chuẩn bị để bộ đôi phương tiện vận hành đầy đủ trong nửa cuối năm 2023.

An Khang [Theo Space]

    Đang tải...

  • {{title}}

AN-225 được mệnh danh là "chiếc máy bay phá kỷ lục" khi đã lập được 124 kỷ lục thế giới về tốc độ, độ cao và khối lượng trên cao.

Được phát triển dựa trên AN-124

AN-225 là mẫu máy bay vận tải chiến lược được Liên Xô phát triển từ chiếc AN-124. Trước khi có sự xuất hiện của AN-225, kỷ lục thế giới về tổng khối lượng chuyên chở thuộc về AN-124 trong suốt 30 năm.

Ban đầu AN-225 được thiết kế có 4 động cơ, nhưng để có thể chở được khối lượng lớn hơn, Antonov đã trang bị cho AN-225 đến 6 động cơ tua bin trục Progress D-18T.


Máy bay AN-225 được trang bị đến 6 động cơ tua bin trục Progress D-18T.

Theo kế hoạch, AN-225 được trang bị động cơ Ivchenko-Progress. Sau khi Liên Xô sụp đổ, động cơ này được loại bỏ trên AN-225 và trang bị trên các mẫu máy bay nhỏ hơn, tiêu biểu như AN-124.

Có tổng cộng 55 chiếc AN-124 được chế tạo, trong khi chỉ có một chiếc AN-225 được hoàn thành.

AN-225 từng bị "phá hủy" trong quá khứ

"Gã khổng lồ" AN-225 từng bị bỏ không và tháo dỡ một lần vào đầu những năm 1990. Sau khoảng 7-8 năm bị đóng băng, mẫu máy bay này được đại tu toàn diện và đưa vào hoạt động trở lại.


AN-225 đã tham gia chuyến bay vận tải đầu tiên với sức chở 187 tấn.

Việc đại tu AN-225 được hoàn thành vào năm 2001. AN-225 đã tham gia chuyến bay vận tải đầu tiên với sức chở 187 tấn, một khối lượng phải cần đến 2 chiếc Boeing 747.

Máy bay chuyên phá kỷ lục

Ngày nay, Antonov AN-225 Mriya được biết đến như một máy bay chở hàng siêu hạng, chuyên được thuê để chở các hàng hóa quá khổ và cồng kềnh. Với vai trò như vậy, phần lớn thời gian của AN-225 là nhàn rỗi ở sân bay hoặc khu bảo trì. Ngoài ra, chi phí sử dụng và giá thuê AN-225 không hề rẻ. Nó tiêu tốn trung bình 30.000 USD cho mỗi giờ bay.


Antonov AN-225 Mriya được biết đến như một máy bay chở hàng siêu hạng.

AN-225 còn được mệnh danh là mẫu máy bay chuyên phá kỷ lục. Theo hãng Antonov, vào tháng 9/2001, AN-225 đã lập được 124 kỷ lục thế giới và 214 kỷ lục về tốc độ, độ cao và khối lượng trên cao.

Trên thực tế, nó đã phá vỡ nhiều kỷ lục thế giới, bao gồm kỷ lục về tải trọng một mặt hàng được vận chuyển bằng máy bay [189.980 kg]. Ngoài ra, AN-225 còn lập kỷ lục tải trọng nặng nhất từng chở [253.820 kg].

Vận chuyển tàu con thoi

Điều thú vị nhất về AN-225 là nó được tạo ra để vận chuyển tàu con thoi vào quỹ đạo. Khi Liên Xô bắt đầu mở rộng chương trình không gian với tàu quỹ đạo Buran, họ nhận ra rằng cần có một chiếc máy bay vận tải có thể vận chuyển tàu quỹ đạo. Mỹ sử dụng chiếc Boeing 747 để đưa tàu con thoi vào không gian, Liên Xô cũng không chịu thua thiệt.


Mục đích đầu tiên tạo ra máy bay AN-225 là để vận chuyển tàu con thoi vào quỹ đạo.

Họ đã yêu cầu hãng máy bay Antonov phát triển loại máy bay vận tải lớn nhất có thể, và chiếc Antonov AN-225 Mriya đã ra đời. AN-225 có thể mang theo tàu con thoi Buran cùng với tên lửa đẩy Engerigia.

Liên Xô đã phóng thành công chiếc Buran lần đầu tiên vào năm 1988, điểm phóng thuộc khu vực Kazakhstan ngày nay.

Sau khi chương trình vũ trụ MAKS của Liên Xô bị hủy bỏ. Antonov cũng không chế tạo thêm chiếc AN-225 nào. Chính vì thế, chiếc máy bay đầu tiên trở thành độc nhất trên thế giới cho đến ngày nay.

Chiếc AN-225 thứ 2 đang được chế tạo?

Từng có tin đồn chiếc AN-225 thứ 2 đang được xây dựng và sẽ sớm đưa vào hoạt động. Năm 2016, có báo cáo về việc Antonov đang hoàn thiện chiếc máy bay này và bắt đầu sản xuất hàng loạt nhờ vốn đầu tư từ Trung Quốc. Tuy nhiên, xung đột giữa Nga và Ukraine đã làm tình hình phức tạp và không có thêm nhiều thông tin về dự án kể từ đó.


Sau khi chương trình vũ trụ MAKS bị hủy bỏ, Antonov cũng không chế tạo thêm chiếc AN-225 nào.

Vào năm 2021, có thông tin Antonov vẫn muốn hoàn thành "gã khổng lồ" thứ 2 và vẫn đang tìm kiếm các nhà đầu tư. Hãng có các cuộc đàm phán tích cực với một số quốc gia về sự phát triển đội bay của Ukraine và đề cập cụ thể đến AN-225. Thậm chí một số nguồn tin phương Tây cho biết chiếc AN-225 thứ 2 đã hoàn thiện được 60-70%.

Những thông tin về chiếc AN-225 thứ 2 vẫn chỉ là tin đồn. Ukroboronprom - công ty chuyên về các thiết bị quốc phòng của Ukraine, quản lý hãng Antonov - ngày 27/2 đã đưa ra một tuyên bố cho biết chiếc máy bay AN-225 sẽ được làm lại với chi phí lên tới 3 tỷ USD.

Cập nhật: 02/03/2022 Theo Zing

AN-225 là máy bay vận tải lớn nhất thế giới của Ukraine. Nó có sức tải gấp đôi chiếc Boeing 747 và tiêu tốn ít nhất 30.000 USD cho một giờ bay.

AN-225 là mẫu máy bay vận tải quân sự do Liên Xô chế tạo trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Đây là thời kỳ chạy đua vũ trang gay gắt giữa Liên Xô và các nước phương Tây, Anh phát triển máy bay tấn công BAC TSR2, Mỹ chế tạo chiếc F-104 Starfighter trong khi Liên Xô cũng cho ra đời máy bay đánh chặn Mig-25 Foxbat. Tuy nhiên, mẫu máy bay vận tải AN-225 mới là cái tên đáng gờm ở thời điểm bấy giờ.

'Gã khổng lồ' trên bầu trời

Khi Liên Xô bắt đầu mở rộng chương trình không gian với tàu quỹ đạo Buran, họ nhận ra rằng cần có một chiếc máy bay vận tải có thể vận chuyển tàu quỹ đạo. Mỹ sử dụng chiếc Boeing 747 để đưa tàu con thoi vào không gian, Liên Xô cũng không chịu thua thiệt. Họ đã yêu cầu hãng máy bay Antonov phát triển loại máy bay vận tải lớn nhất có thể, và chiếc Antonov AN-225 Mriya đã ra đời.

AN-225 vận chuyển tàu con thoi Buran năm 1988. Ảnh: Spotters.

Ban đầu, máy bay ném bom Myasishchev M-4 được Liên Xô cải tạo để vận chuyển các thành phần của tàu con thoi Buran, nhưng mẫu máy bay cũ này không đủ sức. Sau đó, họ sử dụng chiếc máy bay vận tải AN-124, tuy nhiên mẫu máy bay này cũng không đủ lớn. Vì vậy hãng Antonov đã phát triển chiếc AN-225 dựa trên chiếc AN-124.

Máy bay mới có bộ ổn định hai đuôi, thiết bị hạ cánh mới, cánh lớn hơn và thêm hai động cơ. AN-225 dài hơn Boeing 747 và Airbus A380, chiều dài 84 mét của nó khiến tất cả những chiếc máy bay vận tải khác trên thế giới thành "người tí hon" nếu đặt cạnh, bao gồm cả chiếc AN-124 cũ và chiếc C-5 Galaxy của Mỹ.

AN-225 được trang bị 6 động cơ tua bin trục Progress D-18T và sải cánh dài 88,4 mét để cung cấp đủ lực nâng, ngay cả khi đang chở tàu quỹ đạo Buran hoặc các thành phần tên lửa Energia xếp phía sau.

AN-225 có chiều dài 84 mét, sải cánh 88,4 mét. Ảnh: Aircharterservice.

Thậm chí, AN-225 có thể được sử dụng làm bệ phóng trên không cho các tàu vũ trụ nhỏ hơn của Liên Xô. AN-225 có tốc độ hành trình 850 km/h, tầm hoạt động tối đa 15.372 km, sức tải 253,8 tấn.

Ban đầu, Liên Xô hy vọng sẽ chế tạo một vài chiếc AN-225 để hỗ trợ chương trình Buran và tàu vũ trụ nhỏ hơn, cơ động hơn được đặt tên là MAKS. Họ đã phóng thành công chiếc Buran lần đầu tiên vào năm 1988. Nhưng mọi thứ dần thay đổi khi Liên Xô bắt đầu gặp khủng hoảng vào năm 1989, dự án MAKS cũng phá sản và chiếc AN-225 rơi vào tình trạng "thất nghiệp".

Cuộc đời mới ở Ukraine

Ban đầu, AN-225 được sử dụng để trình diễn tại các triển lãm hàng không của phương Tây. Khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, chiếc máy bay vận tải này được đưa vào kho gần Kyiv, Ukraine. Hãng hàng không Antonov [thuộc Ukraine] đã lên ý tưởng cải tạo AN-225 thành máy bay vận tải hàng hóa, khi chiếc AN-124 cũng trở nên quá nhỏ ở thời điểm đó.

AN-225 hiện thuộc quyền quản lý của hãng hàng không Antonov, Ukraine. Ảnh: Airliners.

Chiếc AN-225 được đưa khỏi kho và nâng cấp lại. Nó được trang bị động cơ mới, hệ thống điện tử hàng không mới và có thêm cửa ở phía sau. AN-225 được hoàn thiện quá trình cải tạo và đưa vào sử dụng vào tháng 1/2002, nó đã tham gia chuyến bay vận tải đầu tiên với sức chở 187 tấn, một khối lượng phải cần đến 2 chiếc Boeing 747 mới có thể chở được.

Mẫu máy bay này sớm lập kỷ lục thế giới về khối lượng có thể mang theo và vận chuyển các vật thể bằng đường hàng không mà trước đó được cho là bất khả thi. Tháng 6/2010, AN-225 đã chở một kiện hàng dài nhất thế giới, bao gồm 2 cánh tuabin gió thử nghiệm dài 42,1 mét. Chúng được vận chuyển từ Thiên Tân, Trung Quốc đến Skrydstrup, Đan Mạch.

Tần suất hoạt động của AN-225 chỉ mỗi năm một lần vì chi phí vận hành đắt đỏ. Ảnh: Aerotime.

Vào năm 2020, AN-225 một lần nữa được sử dụng trong đại dịch Covid-19, nó được dùng để cung cấp vật tư y tế từ Trung Quốc đến một loạt khu vực khác trên toàn cầu. Tuy nhiên, AN-225 không được sử dụng thường xuyên vì chi phí vận hành lớn hơn rất nhiều so với các mẫu máy bay vận tải sản xuất hàng loạt. "Gã khổng lồ" này tiêu tốn trung bình 30.000 USD cho mỗi giờ bay.

Đến nay, AN-225 vẫn là chiếc máy bay vận tải lớn nhất và độc nhất thế giới. Nó cũng là một trong những chiếc máy bay có chi phí vận hành đắt đỏ nhất hiện tại. Chính vì thế AN-225 chỉ hoạt động mỗi năm một lần.

Video liên quan

Chủ Đề