Mẹ cho con bú bị đau bụng uống thuốc gì

Lợi sữa Mommy cũng như các bà mẹ đều biết rằng tiêu chảy là một trải nghiệm khó chịu mà hầu như mọi người đều đã từng chịu đựng qua ít nhất 1 lần trong đời vì đây cũng không phải là căn bệnh gì hiếm gặp.

Các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ bị tiêu chảy có thể sợ lây nhiễm cho con của họ và lo lắng về việc liệu có an toàn khi tiếp tục cho con bú trong khi bị bệnh hay không. May mắn thay, tiêu chảy thường tự hết sau vài ngày với các biện pháp chăm sóc tại nhà đơn giản và tiếp tục cho con bú sữa mẹ chính là hành động bảo vệ em bé khỏi bị nhiễm trùng do tiêu chảy.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Mẹ bị cảm có nên cho bé bú không?

Nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bị đi ngoài

Tiêu chảy là rất phổ biến và xảy ra vì nhiều lý do. Trong những tuần sau khi sinh, tiêu chảy có thể là do dùng thuốc nhuận tràng để giảm táo bón sau sinh. Những căng thẳng của việc có một đứa trẻ sơ sinh cũng có thể là một yếu tố gây ra bệnh. Cả hai nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy này đều gây ra vấn đề về việc đắn đo tiếp tục cho con bú sữa mẹ hay không.

Các bà mẹ cho con bú cũng có thể bị viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy ở người lớn. Hầu hết các trường hợp là virus, mặc dù vi khuẩn và ký sinh trùng cũng có thể gây viêm dạ dày ruột này. Các sinh vật chịu trách nhiệm cho bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm không thể truyền sang con bạn thông qua sữa mẹ. Do đó, bạn không cần lo lắng rằng việc cho con bú có thể lây nhiễm cho em bé. Trên thực tế, cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm của bé.

Biện pháp tự chăm sóc tại nhà cho mẹ bị đi ngoài

Duy trì lượng nước đầy đủ là mối quan tâm chính nếu bạn là một bà mẹ cho con bú bị đi ngoài. Tiêu chảy truyền nhiễm thường gây ra tiêu chảy nước, có thể dẫn đến mất nước. Thiếu hydrat hóa có thể gây chóng mặt, đặc biệt là khi bạn đứng dậy sau khi ngồi hoặc nằm. Điều này có thể gây ra rủi ro, không an toàn cho cả bạn và em bé, nếu bạn bị ngã.

Mặc dù điều quan trọng nhất đối với bạn là tăng lượng chất lỏng để thay thế lượng nước bị mất do tiêu chảy, việc sản xuất sữa mẹ khó có thể bị ảnh hưởng trừ khi bạn bị mất nước nghiêm trọng. Tiêu chảy truyền nhiễm cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, vì vậy điều quan trọng là nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Chẳng hạn, ngủ với em bé sẽ cho phép bạn nghỉ ngơi và cho con bú theo yêu cầu của bé mà không cần phải thức dậy.

Cân nhắc về việc sử dụng thuốc khi mẹ bị đi ngoài

  • Nếu người mẹ đang dùng thuốc nhuận tràng thì cần ngừng sử dụng ngay để điều trị tiểu chảy.
  • Viêm dạ dày ruột do virus thường không cần dùng thuốc và thường tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, kháng sinh đôi khi được khuyến cáo để điều trị một số loại viêm dạ dày ruột do vi khuẩn.
  • Nếu người mẹ bị tiêu chảy đi ngoài do nhiễm virus hoặc ngộ độc thức ăn thì không cần phải dùng thuốc, bạn sẽ tốt hơn chỉ vài ngày sau đó.
  • Nếu là do trầm cảm sau sinh thì nên được điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Tránh dùng thuốc trị trầm cảm, bởi trong thuốc này có chứa chất bismuth subsalicylate – chất này có thể qua đường sữa mẹ, vào cơ thể em bé và gây hại.
  • Những nguyên nhân như dị ứng thực phẩm, nhạy cảm với thuốc thì cũng dễ điều trị mà không cần dùng thuốc. Chỉ cần tránh dùng thuốc và các thực phẩm đó nữa là bệnh tiêu chảy sẽ tự biến mất.

Mẹo chữa bệnh bị đi ngoài cho mẹ cho con bú

  • Nếu triệu chứng tiêu chảy chỉ mới chớm, tốt nhất nên được điều trị ngay. Bạn có thể dùng một số bài thuốc dân gian rất hiệu quả như: Nấu nước lá ổi với vỏ bưởi khô hoặc sử dụng búp ổi, rửa sạch, nhai cùng với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2 – 3 lần.
  • Thay vì sử dụng thuốc bạn nên cung cấp các vi khuẩn sống có trong men vi sinh, sữa chua để bảo vệ đường ruột, giúp hệ tiêu hóa được cân bằng.
Mẹo chữa bệnh bị đi ngoài cho mẹ cho con bú
  • Ngoài ra mẹ nên bổ sung thật nhiều nước để tăng cường chất điện giải cho cơ thể. Nên dùng các dạng đồ ăn dạng lòng như canh, cháo, súp sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng và hấp thụ nhiều nước cho cơ thể.
  • Uống một tách trà hoa cúc, gừng, mật ong, bạc hà,…sẽ giúp giảm đau bụng, chống viêm và an thần.
  • Tiếp tục cho con bú sữa mẹ, nó là một mẹo giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi sử dụng nhà vệ sinh và trước và sau khi chuẩn bị thức ăn để tránh lây lan viêm dạ dày ruột sang những người khác trong gia đình bạn – bao gồm cả em bé.
  • Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy tự khỏi và không gây nguy cơ sức khỏe đáng kể cho người mẹ cho con bú. Tuy nhiên, tiêu chảy đôi khi chỉ ra một tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn. Tới bệnh viện càng sớm càng tốt nếu bạn gặp phải: xuất hiện máu hoặc mủ trong phân – sốt cao hơn 38 độ C – không có khả năng giữ nước hơn một ngày – đau bụng dữ dội hoặc tồi tệ hơn – giảm rõ rệt trong việc cung cấp sữa cho bé bú.

Mẹ bị đi ngoài có nên cho bé bú hay không? Có rất ít bệnh ở các bà mẹ khiến bạn phải ngừng cho con bú. Hầu hết các bệnh thông thường, như  cảm lạnh và cúm, tiêu chảy, táo bón, ốm sốt,… không thể truyền qua sữa mẹ. Trên thực tế, nếu bạn không khỏe, sữa mẹ sẽ chứa các kháng thể, giúp bảo vệ bé khỏi bị bệnh tương tự.

Sau sinh bị đau bụng đi ngoài nhiều lần khiến các mẹ lo lắng về tình hình sức khỏe của bản thân. Sau khi sinh con, tinh thần và thể chất của người phụ nữ có nhiều thay đổi, trong đó có tình trạng đau bụng đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy sau khi sinh. Không hiếm phụ nữ gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài sau sinh con, điều này không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú do phải sử dụng các loại thuốc điều trị. Vậy nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị đau bụng đi ngoài là gì? Sau sinh bị đau bụng đi ngoài có nên cho con bú hay không? mẹ bị tiêu chảy sau sinh nên uống thuốc gì? Sau sinh bị đau bụng đi ngoài phải làm sao khắc phục,….mời các cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây để giải đáp được những băn khoăn của bản thân nhé.

1. Nguyên nhân sau sinh bị đau bụng đi ngoài

Vì sao sau sinh bị đau bụng đi ngoài là băn khoăn của nhiều phụ nữ. Thực tế, sau khi sinh thì sức đề kháng của mẹ thường yếu cùng với chế độ ăn uống kiêng khem nên sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Các loại thức ăn thường ngày nếu rửa và chế biến không cẩn thận sẽ dễ bị nhiễm khuẩn E.coli – đây là loại vi khuẩn chính gây nên hiện tượng đi ngoài lỏng phân [tiêu chảy] ở người.

Rối loạn tiêu hóa sau sinh do chế độ kiêng khem. Ảnh: Internet.

Bên cạnh đó, sau khi sinh các mẹ thường có chứng mất ngủ hay thói quen ngủ thất thường vì phải chăm sóc con, cho con bú cũng là một nguyên nhân dẫn đến sau sinh bị đau bụng đi ngoài. Việc này ảnh hưởng đến nhịp sinh học của mẹ, đặc biệt là sự hoạt động của đường ruột. Nếu mẹ ngủ không đủ giấc, cơ thể mệt mỏi thì sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol khiến mọi thứ trong cơ thể bị thúc đẩy hoạt động nhanh hơn, đường ruột cũng bị kích thích nhanh hơn khiến việc đi ngoài nhiều lần hơn.

Ngoài ra, tâm trạng bất an, lo lắng của mẹ sau sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến đi ngoài sau sinh, đặc biệt là tiêu chảy mãn tính. Các tế bào não và ruột có sự liên kết khá lớn, khi mẹ căng thẳng, trầm cảm sẽ làm nồng độ serotonin trong não thấp và đồng thời ảnh hưởng tới nồng độ này trong ruột, cơ thể mẹ lúc này sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol làm tăng tốc các chức năng cơ thể, bao gồm chức năng tiêu hóa.

2. Sau sinh bị đau bụng đi ngoài có nên cho con bú không?

Việc rối loạn tiêu hóa trong thời kỳ mang thai và sau sinh bị đau bụng đi ngoài là điều khó tránh khỏi. Vậy có nên tiếp tục cho trẻ bú khi mẹ bị đau bụng đi ngoài hay không? chắc hẳn đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thật ra thì mẹ không cần quá lo lắng, vì các căn nguyên làm cho mẹ bị đi ngoài sẽ không qua sữa mẹ do vậy bạn yên tâm là cho con bú khi bị tiêu chảy sẽ không làm ảnh hưởng đến bé.

Sau sinh bị đau bụng đi ngoài vẫn cho con bú bình thường. Ảnh: Internet.

Khi mẹ bị đau bụng đi ngoài và đang trong thời gian cho con bú thì tốt nhất nên sử dụng các phương thuốc đông y, thảo dược thiên nhiên để điều trị tình trạng này, chỉ sử dụng thuốc tây y trong trường hợp cần thiết và được sự tư vấn của bác sĩ. Một số bài thuốc dân gian có tác dụng trị tiêu chảy như sử dụng lá ổ non sắc lấy nước uống, sử dụng lá mơ lông sao với trứng gà để ăn hoặc sắc nước lá mơ lông để uống.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý đảm bảo vệ sinh thức ăn sạch sẽ, nấu chín kỹ, nên nấu cháo thịt nạc, rau ngót cho phụ nữ sau sinh. Mẹ tiếp tục cho bé bú hoàn toàn và theo dõi thêm nếu trẻ bị đau bụng đi ngoài thực sự thì phải cho bé bú mẹ nhiều hơn để trẻ không bị mất nước, đồng thời mang trẻ đi khám bác sĩ ngay.

3. Cách điều trị sau sinh bị đau bụng đi ngoài

3.1. Uống nhiều nước khi bị đau bụng đi ngoài

Sau sinh bị đau bụng đi ngoài, các mẹ thường đi phân lỏng và bị mất nước. Vì thế việc quan trọng đầu tiên là phải bù nước và chất điện giải cho cơ thể bằng đường uống như uống nước đun sôi để nguội hoặc dung dịch orerol pha nước hoặc truyền dịch trong trường hợp mất quá nhiều nước.  Các mẹ nên tránh uống những loại nước trái cây, nước ngọt có gas,…

Uống nhiều nước để phòng tránh mất nước. Ảnh: Internet.

3.2. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Sau sinh bị đau bụng đi ngoài làm các mẹ rất khó chịu và gây nhiều mệt mỏi. Chính vì vậy mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như đảm bảo việc cung cấp sữa cho con bú. Khi có những triệu chứng dưới đây thì mẹ cần đến ngay bệnh viện để được điều trị:

  • Tiêu chảy nghiêm trọng trong vòng 2 ngày hoặc lâu hơn
  • Tiêu chảy kèm theo sốt và nôn mửa
  • Tiêu chảy kèm theo đau bụng dữ dội
  • Mẹ không đi tiểu khoảng hơn 5 giờ đồng hồ.
  • Mẹ đi tiểu ra máu.

4. Sau sinh bị đau bụng đi ngoài nên uống thuốc gì?

4.1. Loại thuốc mẹ có thể dùng khi bị tiêu chảy

Sau sinh bị đau bụng đi ngoài thì mẹ có thể sử dụng men vi sinh, đây là thuốc giúp cung cấp các vi khuẩn sống có lợi đã được đông khô để trấn ám các vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa được cân bằng.

Sử dụng men vi sinh khi bị đau bụng đi ngoài. Ảnh: Internet.

4.2. Các loại thuốc cần chú ý khi sử dụng

Sau sinh bị đau bụng đi ngoài thì mẹ không nên sử dụng thuốc giảm đau, bởi chúng chỉ làm cho bệnh viêm loét dạ dày thêm trầm trọng hơn mà thôi

Việc đi ngoài chính là cơ chế tự nhiên để đào thải độc tố và vi khuẩn có hại cho cơ thể. Một số loại thuốc tiêu chảy như Loperamid, Opioid có thể làm giảm nhu động ruột và gây ra những tác dụng phụ nữ nôn mửa, đau đầu nên mẹ cần chú ý khi sử dụng.

5. Cách phòng ngừa sau sinh bị đau bụng đi ngoài

Để tránh tình trạng sau sinh bị đau bụng đi ngoài thì các mẹ nên chú ý trong việc ăn uống như:

  • Mẹ chỉ nên ăn những loại thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng các loại thực phẩm không có xuất xứ rõ ràng.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép, các thực phẩm bị ẩm mốc, có mùi chua,…
  • Tránh những loại thức ăn có độ nhiễm khuẩn cao như tiết canh, lòng heo, gỏi, rau sống.
  • Hạn chế ăn những loại cá biển, tôm, ốc,…nếu mẹ từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy vì những loại thực phẩm này.

Các loại cá biển, tôm,… gây đau bụng đi ngoài sau sinh. Ảnh: Internet.

  • Không sử dụng các loại hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu.
  • Thực hiện việc ăn chín uống sôi để đảm bảo cho đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
  • Các mẹ nên ăn nhiều ngũ cốc, sữa chua, khoai tây, trái cây,…đây là những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, ngoài ra chúng còn bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Một số loại thực phẩm có chứa nhiều độc tố tự nhiên, dễ gây tiêu chảy mẹ cần tránh như củ sắn, củ dền, nấm, thịt cóc, cá nóc,…

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề sau sinh bị đau bụng đi ngoài, hy vọng sẽ mang đến cho các mẹ thêm nhiều kiến thức hữu ích, giúp cải thiện tình hình sức khỏe của bản thân một cách hiệu quả, tránh những ảnh hưởng không tốt trong thời gian cho con bú sữa mẹ. Trước khi áp dụng biện pháp trị đi ngoài sau sinh thì các mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng của mình để có thể giải quyết triệt để, tránh tái phát. Chúc các mẹ thành công và hãy luôn đồng hành cùng gonhub.com để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Lan Hương tổng hợp

Mẹ - Bé - Tags: bệnh tiêu chảy

Video liên quan

Chủ Đề