Mỗi ngày có bao nhiêu trẻ được sinh ra?

Khi dân số tập trung về đô thị ngày càng nhiều sẽ đòi hỏi chỗ ở, công việc-thu nhập, trường lớp, bệnh viện, giao thông-phương tiện đi lại, nơi vui chơi giải trí... Không ít các đô thị đã và đang phải đương đầu với những khu nhà ổ chuột, tập trung nhiều loại tội phạm cướp bóc, ma túy, mại dâm... Giao thông đô thị luôn ở trạng thái quá tải bởi lượng người và phương tiện lưu thông trên đường quá dày đặc, trong khi đường sá không phát triển kịp.

Dự đoán, tình hình sẽ còn căng thẳng hơn khi mà xu hướng đô thị hóa vẫn đang tiếp diễn. Theo LHQ, hiện có 1,3 tỷ người châu Á sống trong các đô thị, nhưng đến năm 2030 con số này sẽ là 2,6 tỷ.

Thống kê của LHQ cho thấy 94% thu nhập của thế giới rơi vào tay 40% dân số thế giới và 6% còn lại được chia cho 60% dân số. Gần ½ dân số thế giới sống với mức thu nhập 2 USD/người/ngày.

SGGP

;

Ngày 18-9, tại hội nghị triển khai công tác dân số năm 2019, đại diện Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình [DS-KHHGĐ], Bộ Y tế cho biết dân số nước ta hiện là 94,67 triệu người. Năm 2018 tăng thêm 1 triệu người so với năm 2017. Như vậy, dân số của Việt Nam tăng trung bình khoảng 2.700 người mỗi ngày. Nhìn tổng thể, Việt Nam đang đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới.

Cùng đó, mức sinh thay thế tiếp tục duy trì trên phạm vi cả nước, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các địa phương. Vùng kinh tế - xã hội khó khăn mức sinh cao từ 2-3 con [số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ], trong khi khu vực đô thị, nơi kinh tế-xã hội phát triển mức sinh xuống thấp dưới 1,8 con. Đáng chú ý, có tới 16 tỉnh có mức sinh thấp dưới 1,8 con và 4 tỉnh có mức sinh dưới 1,6 con.

Năm 2018, TP Hà Nội là địa phương có số trẻ sinh ra lớn nhất nước với khoảng 200.000 người, tương đương một huyện lớn. Dân số Hà Nội tăng nhanh ở cả nội thành và ngoại thành nhưng tăng mạnh nhất là ở những quận có các khu đô thị mới. Đây cũng là có quy mô dân số lớn thứ 2 cả nước [sau TP HCM] với dân số chiếm 8% cả nước.

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế nhấn mạnh năm 2019 là năm đầu tiên Bộ Y tế triển khai nghị quyết về công tác dân số trong tình hình mới với mục tiêu là tập trung duy trì vững chắc mức sinh thay thế, hạn chế tốc độ tăng tỉ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. Theo đó, một số chỉ tiêu cơ bản cần đạt được như: Mức giảm sinh bình quân; tăng tuổi thọ trung bình lên 73,6 tuổi và đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức 114 bé trai/100 bé gái...

Chiều cùng ngày, Tổng cục DS-KHHGĐ và Tổ chức phi chính phủ Marie Stopes Việt Nam đã sơ kết quá trình thực hiện chương trình "Tăng cường tiếp cận bền vững dịch vụ KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản chất lượng tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020". Tới nay, dự án đã đào tạo hơn 3.000 cán bộ cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực KHHGĐ, cung cấp mạng lưới hơn 70 giảng viên tỉnh và 230 giám sát viên tuyến huyện tại 18 tỉnh tham gia chương trình. Ước tính tác động từ cung ứng dịch vụ và sản phẩm kế hoạch hóa gia đình chất lượng của chương trình hợp tác này giúp ngăn ngừa hàng trăm ngàn ca mang thai ngoài ý muốn mỗi năm.

Nhiều phụ nữ vùng nông thôn có nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chưa được đáp ứng - Ảnh minh họa

Theo khảo sát của Tổng cục DS-KHHGĐ, hiện nhiều phụ nữ tại các vùng nông thôn có nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chưa được đáp ứng. Bên cạnh đó các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng tại tuyến xã còn rất hạn chế như: 42,3% trạm y tế không thường xuyên thực hiện dịch vụ đặt vòng; 23% người cung cấp dịch vụ tuyến xã gặp khó khăn khi đặt dụng cụ tử cung do chưa được tập huấn đầy đủ, không đủ trang thiết bị, hoặc ít thực hiện; cơ cấu sử dụng phương tiện tránh thai chưa đa dạng... Việc thiếu hụt các phương tiện tránh thai có thể dẫn tới tăng số phụ nữ mang thai hay số sinh con ngoài ý muốn, tăng số ca phá thai hay tăng dân số.

Ngày Dân số Thế giới là một sự kiện thường niên diễn ra vào ngày 11/7 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức của toàn thế giới về các vấn đề dân số toàn cầu.

Nhân dịp này, chúng ta cùng điểm lại một số thông tin thú vị về tình hình dân số thế giới:

1. Tốc độ tăng chóng mặt?

Vào năm 1960 dân số thế giới đạt dấu mốc 3 tỷ người. Nhưng chỉ trong 40 năm tiếp theo, đến năm 2000, thế giới đã tăng gấp đôi lượng dân số, lên đến 6 tỷ người.

Và trong 17 năm tiếp theo, dân số tăng thêm 1,5 tỷ người. Tức là hiện nay, năm 2017, dân số thế giới đang là 7,5 tỷ người.

2. Phân bố dân số thế nào?

Nếu Trái Đất là một ngôi làng có 100 người, thì họ đến từ đâu?

  • 60 người đến từ Châu Á
  • 16 người đến từ Châu Phi
  • 10 người đến từ Châu Âu
  • 9 người đến từ Nam và Trung Mỹ
  • 5 người đến từ Bắc Mỹ

Phân bổ dân số thế giới. [Ảnh: DW]

3. 5 quốc gia đông dân nhất hiện nay?

Theo báo DW, hiện nay Trung Quốc có 1,37 tỷ người, Ấn Độ có 1,26 tỷ người, Mỹ 324 triệu người, Indonesia 258 triệu người, và Brazil 205 triệu người.

5 quốc gia đông dân nhất. [Ảnh: DW]

4. Mỗi giây có bao nhiêu người “đến” và “đi”?

Mỗi giây trên thế giới có 4,2 người được sinh ra và 1,8 người chết đi, theo BBC. Cho dù tỷ lệ sinh đã giảm từ những năm 1960 đến nay, nhưng mỗi năm cũng có thêm 83 triệu người.

5. Nơi nào có tỷ lệ sinh cao nhất? 

Châu Âu đang có tỷ lệ sinh ít nhất: 1,6%. Còn Châu Phi cao nhất với 4,7%.

6. Độ tuổi nào đông nhất?

Trên 52% dân số thế giới ở độ tuổi dưới 30. Độ tuổi đông dân nhất là từ 10 -24, với 1,8 tỷ người.

7. Khi nào dân số Ấn Độ vượt Trung Quốc?

Dự kiến dân số Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc vào năm 2025 với 1,6 tỷ người. Vào lúc đó, Nigeria cũng có dân số vượt Mỹ.

8. Đến năm 2050 sẽ ra sao?

Vào năm 2050, 9 quốc gia sau sẽ đóng góp vào 50% dân số thế giới: Mỹ, Ấn Độ, Congo, Nigeria, Uganda, Ethiopia, Pakistan, Tanzania, Indonesia.

9. Còn đến năm 2100?

Giới chuyên gia dự đoán đến năm 2100, dân số thế giới sẽ là 11,2 tỷ người.

Nhưng mới đây, giáo sư Hawking nổi tiếng người Anh đã cảnh báo rằng nhân loại cần phải di cư sang hành tình khác trong vòng 100 năm tới hoặc đối mặt với nạn tuyệt chủng.

Ông cho biết hành tinh chúng ta đang đối mặt với một loạt các vấn đề nghiêm trọng như “biến đổi khí hậu, va chạm tiểu hành tinh, dịch bệnh và tăng trưởng dân số. Vì vậy Trái Đất trở thành nơi sinh sống “ngày càng bấp bênh”.

Chủ Đề