Móng quặp là gì


MÓNG CHỌC THỊT LÀ GÌ?

Móng chọc thịt là tình trạng phổ biến khi góc hoặc cạnh của móng chân mọc đâm vào phần thịt mềm gây sưng, đỏ, đau và đôi khi nhiễm khuẩn. Tình trạng này thường xảy ra ở ngón chân cái.

KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ?

Hãy đến gặp bác sĩ khi :

  • Cảm thấy rất khó chịu trong ngón chân hoặc tình trạng đỏ tấy hay chảy dịch mủ dường nhÆ° lan rá»™ng,
  • Mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý khác làm cho lÆ°u lượng máu đến bàn chân kém hoặc bệnh nhân bị Ä‘au hoặc nhiá»…m trùng bàn chân.

NGUYÊN NHÂN
Các nguyên nhân thông thường gây ra tình trạng móng chọc thịt bao gồm:

  • Mang giày bó chặt các ngón chân,
  • Cắt móng chân quá ngắn hoặc cắt không thẳng,
  • Tổn thÆ°Æ¡ng móng chân,
  • Có móng chân cong bất thường.

BIẾN CHỨNG

Tình trạng móng chọc thịt có thể lây nhiễm đến phần xương bên dưới và gây nhiễm khuẩn xương nghiêm trọng nếu không được phát hiện hoặc điều trị kịp thời.

Các biến chứng có thể trở nên đặc biệt nghiêm trọng nếu bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, vì bệnh này có thể làm máu lưu thông kém và tổn thương các dây thần kinh trong bàn chân. Vì vậy, một tổn thương dù nhỏ ở bàn chân như vết cắt, bong tróc da, mắt cá, chai chân hoặc móng chọc thịt cũng có thể không lành lại mà còn bị nhiễm khuẩn. Các vết loét hở khó lành [như loét bàn chân] có thể cần phẫu thuật để ngăn ngừa tình trạng thối rữa và chết mô [hoại tử]. Hoại tử xảy ra là do sự lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể bị gián đoạn.

ĐIỀU TRỊ

Nâng móng: đối với trường hợp móng chọc thịt nhẹ [đỏ và đau nhưng không chảy mủ], bác sĩ có thể tiến hành nâng cạnh móng chọc thịt cẩn thận và đặt bông, chỉ nha khoa hoặc thanh nẹp bên dưới móng. Việc này giúp tách móng ra khỏi phần da bên dưới và giúp móng mọc bên trên cạnh da. Hằng ngày, bệnh nhân cần ngâm ngón chân và thay vật dụng y tế tại nhà.

Cắt bỏ một phần móng: đối với trường hợp móng chọc thịt nghiêm trọng hơn [đỏ, đau và chảy mủ], bác sĩ có thể cắt tỉa hoặc cắt bỏ một phần móng chọc thịt. Trước khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ có thể gây tê tạm thời ngón chân của bệnh nhân bằng cách tiêm thuốc gây tê.

Cắt bỏ móng và giường móng: nếu bệnh nhân bị tái phát tình trạng trên cùng một ngón chân, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ một phần móng cùng với phần mô bên dưới [gọi là giường móng hoặc mầm móng]. Thủ thuật này gọi là cắt bỏ một phần móng cùng với mầm móng bên hông ngón chân để ngăn ngừa phần móng này mọc trở lại.

CẮT BỎ MỘT PHẦN MÓNG CÙNG VỚI MẦM MÓNG BÊN HÔNG NGÓN CHÂN

Mô tả

Cắt bỏ một phần móng là một phương pháp rất hiệu quả, thường dùng để phẫu thuật điều trị móng chọc thịt và có thể do bác sĩ thực hiện. Phương pháp gây tê tại chỗ được sử dụng để gây tê ngón chân và cạnh móng chân cần cắt bỏ cũng như phần giường móng [mầm móng] để ngăn ngừa tình trạng tái phát. Một chất hóa học gọi là phenol được thoa lên mầm móng của nơi bị chọc thịt để ngăn ngừa móng mọc trở lại và chọc vào thịt sau này [thủ thuật này gọi là “điều trị móng chọc thịt bằng phenol”].

Bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh nếu móng chân của bệnh nhân bị nhiễm khuẩn và có chảy mủ.

Các tình trạng rối loạn mạch máu nghiêm trọng sẽ bị chống chỉ định sử dụng kỹ thuật này.

Chuẩn bị thủ thuật như thế nào?

Mang giày xăng-đan hở ngón chân hoặc các loại giày tương tự trong ngày thực hiện thủ thuật. Điều này giúp tạo khoảng trống để băng bó và tránh áp lực đè lên ngón chân.

Thủ thuật được thực hiện như thế nào?

Bàn chân sẽ được sát khuẩn cẩn thận. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ bằng cách tiêm thuốc lidocaine vào ngón chân. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dây ga-rô tạo vùng không lưu thông máu để đảm bảo tác dụng của phenol.

Bác sĩ da liễu sẽ cắt phần đâm vào thịt mềm dọc theo chiều dài của móng chân: để lấy ra phần móng rộng khoảng 4 mm trên toàn bộ chiều dài móng. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng một que gòn nhỏ, nhúng phenol 88% và thoa đều trong khoảng 1-2 phút để phá hủy phần giường móng.

Ngón chân sẽ được băng lại [với thuốc mỡ kháng sinh, băng gạc và băng dính].

Bệnh nhân sẽ có trải nghiệm gì sau thủ thuật?

Sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân thường ít đau [nếu có là do áp lực băng bó hoặc khi đi lại], tuy nhiên bác sĩ vẫn kê toa thuốc giảm đau thông thường. Việc dẫn lưu dịch thường được thực hiện từ hai đến sáu tuần sau khi điều trị móng chọc thịt bằng phenol. Hầu hết bệnh nhân có thể đi học hay làm việc trở lại ngay sau khi thực hiện thủ thuật.

Thủ thuật này rất hiệu quả [với tỷ lệ tái phát thấp: ít hơn 3%].

Móng quặp là tình trạng cạnh móng chân hoặc móng tay mọc ngược đâm vào thịt và da xung quanh móng. Nếu móng quặp nhẹ, bạn có thể tự chữa bằng cách cắt cạnh móng thường xuyên. Bất kì ngón tay hay ngón chân nào cũng đều có thể bị móng quặp, nhưng thường


Móng quặp [Ảnh minh họa]

Móng quặp là tình trạng cạnh móng chân hoặc móng tay mọc ngược đâm vào thịt và da xung quanh móng. Nếu móng quặp nhẹ, bạn có thể tự chữa bằng cách cắt cạnh móng thường xuyên. Bất kì ngón tay hay ngón chân nào cũng đều có thể bị móng quặp, nhưng thường ngón chân cái hay bị tình trạng này. Nếu không chữa trị, móng chân mọc ngược có thể dẫn đến nhiễm trùng da và xương trầm trọng.Bệnh nhân bị móng quặp phần lớn là trẻ em và trẻ vị thành niên. Móng cũng có xu hướng trở nên dầy lên theo tuổi làm cho người già có thể bị móng quặp. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những dấu hiệu và triệu chứng của móng quặp

Triệu chứng móng quặp bao gồm cứng, sưng, căng đau vùng ngón chân xung quanh móng. Vùng da quanh móng trở nên sưng tấy, đỏ và rất đau. Da mọc phủ trên móng quặp. Nếu ngón chân bị nhiễm trùng, có thể có mủ hoặc dịch chảy ra từ ngón chân.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám hoặc nhập viện nếu bạn có biểu hiện sốt và có các vết sọc đỏ từ bàn chân lan lên cẳng chân. Bạn có thể bị nhiễm trùng trầm trọng như viêm tĩnh mạch huyết khối hay viêm mô tế bào. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây móng quặp


  • Mang giày quá nhỏ.
  • Cắt tỉa móng không đúng cách.
  • Bẩm sinh bất thường ở xương ngón chân.
  • Chấn thương ngón chân như vấp vào vật gì đó.

Nguy cơ bị móng quặp

Những người già, người mắc tiểu đường, hoặc người có vấn đề về lưu thông máu ở chân có nguy cơ cao bị móng quặp. Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị móng quặp

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị móng quặp?

Trong trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể ngâm bàn chân hay bàn tay trong nước ấm một vài lần mỗi ngày. Nâng cạnh của móng chân quặp nhẹ nhàng và đặt một vài miếng bông bên dưới móng để tách móng ra khỏi phần ngón.Đối với ngón chân bị viêm trầm trọng hoặc móng quặp tái phát, bác sĩ có thể cắt bỏ phần móng. Bác sĩ sẽ gây tê ngón chân và sử dụng kéo để cắt những phần móng bị quặp.

Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh đối với ngón chân mắc móng quặp bị nhiễm trùng. Người bệnh đái tháo đường có thể có biến chứng trầm trọng hơn do móng quặp; ví dụ như loét bàn chân, trường hợp này cần phải được phẫu thuật để điều trị.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán móng quặp?

Bác sĩ chẩn đoán bằng cách quan sát, kiểm tra móng và ngón chân. Nếu mắc chứng móng quặp nghiêm trọng, bác sĩ có thể lấy mẫu mủ hoặc dịch và gửi cho phòng xét nghiệm để tìm ra loại vi trùng nào gây nhiễm trùng.;

Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế bị móng quặp

Móng quặp có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng những thói quen sinh hoạt sau:


  • Mang vớ sạch và giày hở ngón khi ngón chân đang lành.
  • Làm sạch và làm khô vùng xung quanh móng sau khi tắm rửa. Luôn giữ sạch bàn chân.
  • Mang giày vừa chân [không quá chật hoặc quá ngắn].
  • Cắt móng chân đúng cách: cắt thẳng và không để góc, không cắt quá ngắn. Nếu bạn không thể tự cắt móng chân bị quặp, hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

- 05-07-2018 -

Video liên quan

Chủ Đề