Một con gà ăn hết bao nhiêu cám

Để đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà, bên cạnh năng suất đẻ trứng và chất lượng thịt, cần tính toán về chi phí và hiệu quả kinh tế khi chăn nuôi. Để giúp bà con nông dân có được cái nhìn tổng quát về chi phí chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về các chi phí cơ bản cần thiết.

Lưu ý: Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hoạch toán chi phí nuôi gà [với đàn quy mô 1000 con] mà chưa tính đến hao phí về chuồng trại và một số rủi ro dịch bệnh gây ra không mong muốn.

Chi phí nuôi gà gồm có: con giống, thức ăn, nhân công và thuốc thú y, một số chi phí khác [tiền điện, nước, vôi bột…]

1. Chi phí con giống

Để chăn nuôi gà đạt hiệu quả, bà con phải tìm được giống gà phù hợp với điều kiện nuôi, môi trường tự nhiên xung quanh. Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất con giống với chất lượng đảm bảo, giá cả đa dạng.

Một số giống gà hiện đang được nuôi nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Chọi lai, Hồ lai, Ai Cập vằn. Sự khác nhau về giá giữa các cơ sở là không nhiều.

 

Gà Chọi lai giống

Với gà Chọi lai có giá khoảng 15.000đ/con. Gà ri có giá 14.000đ/con. Gà Hồ lai 13.000đ/con. Rất đa dạng về con giống, bà con chăn nuôi có thể tham khảo trên mạng Internet, hoặc liên hệ trực tiếp với cơ sở.

1000 gà Chọi lai giống sẽ có giá 15.000.000 VNĐ.

2. Chi phí thức ăn

Thức ăn rất quan trọng, chiếm 70% chi phí chăn nuôi gà. Hiện nay chăn nuôi gà hướng thịt sử dụng 100% thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

Các giai đoạn nuôi khác nhau sẽ dùng thức ăn khác nhau.

Giai đoạn úm [1 – 25 ngày]

Giai đoạn 1 [25 – 50 ngày]

Giai đoạn 2 [50 – 85 ngày]

Giai đoạn 3 – vỗ béo [85 – xuất bán, thường là 120 ngày]

Với 1000 con gà, tổng số thức ăn sử dụng cho cả một lứa là 250 bao 25kg à tổng lượng thức ăn = 5.750kg. Giá thức ăn hỗn hợp bình quân là 10.500đ.

=> Tổng chi phí thức ăn cho 1000 gà là 10.500 * 6.250 = 65.625.000đ.

 

Thức ăn hỗn hợp cho gà

3. Chi phí thuốc thú y

Chi phí này khó hạch toán hơn do mỗi trại, mỗi nơi có tình hình dịch tễ khác nhau nên lượng thuốc thú y sử dụng khác nhau. Thuốc nội và thuốc ngoại cũng có giá thành khác nhau. Bà con nên lựa chọn phù hợp.

Dưới dây là lịch Vaxcine cho gà hướng thịt.

Tên Vaccine

Phòng bệnh

Marek

Marek

Coccivac

Cầu trùng

ND – IB

Viêm phế quản TN, Newcastle

Nemovac

Hội chứng sưng phủ đầu

Gumboro, Pox

Gumboro, đậu

AI

Cúm gia cầm

ND – IB

Viêm phế quản TN, Newcastle

ND

Newcastle

 Lịch Vaccine cho gà thịt

Tổng chi phí Vaccine + thuốc thú y cho 1000 gà trung bình khoảng 4.000.000Đ.

>> Xem thêm: Kiến thức chăn nuôi gà cơ bản cần biết

4. Chi phí nhân công

Hiện nay các trại chăn nuôi gà thường là các hộ gia đình. Thông thường gia đình có 2 lao động thì 1 người sẽ làm việc chăn nuôi. Chi phí này rất khó để hạch toán, nên chúng tôi không đưa ra con số cụ thể. Tiền lãi từ việc bán gà chính là tiền công lao động trong quá trình chăn nuôi.

5. Chi phí điện nước

Với mô hình nuôi gà hướng thịt bán nuôi nhốt, chi phí điện sẽ bao gồm: các quạt thông gió, bóng đèn trong chuồng nuôi, máy bơm. Nước cho gà có thể do gia đình dùng nước giếng.

Thường thì với quy mô 1000 gà, tiền điện nước và các chi phát sinh trong một tháng khoảng 1.000.000Đ. Vậy tổng chi phí cho cả lứa gà là 1.000.000 * 4 tháng = 4.000.000Đ

Bảng hạch toán kinh tế

Tổng kết lại, chi phí nuôi gà [1000 gà] cơ bản như sau

Chi phí

Số tiền

Đơn vị tính

Con giống

15.000.000

VNĐ

Thức ăn

65.625.000

VNĐ

Thuốc thú y

4.000.000

VNĐ

Điện nước

4.000.000

VNĐ

Tổng

88.625.000

VNĐ

Tiền bán gà

Gà hướng thịt thường được nuôi 120 ngày. Khối lượng xuất bán trung bình 2,5kg/con. Giá thị trường hiện nay là 55.000Đ/kg. Thất thoát đầu con là 5%.

=> Tổng thu = 55.000Đ * 2,5 kg/con * 950 con = 130.625.000Đ

Tiền lãi khi nuôi 1000 gà Chọi lai sau 120 ngày là 130.625.000Đ – 88.625.000Đ = 42.000.000Đ

Trên đây là bài hạch toán chi phí chăn nuôi gà. Các dữ liệu trên được tham khảo thực tế tại các khu vực chăn nuôi Chương Mỹ, Quốc Oai – Hà Nội. Tuy nhiên sẽ có những sai số do thời diểm đi thực tế. Bạn đọc có thể tham khảo con số trên chúng tôi đưa ra để áp dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh, khu vực của mình.

Thiên Nguyên

Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên trong ngành chăn nuôi được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ lợi khuẩn được chuyển giao từ Mỹ.

Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.

Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.

Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: 

Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi

Tiêu chuẩn thức ăn cho gà thịt qua từng giai đoạn, bà con khi nuôi gà thịt cần biết tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn tinh và thức ăn đạm cho gà thịt để lập kế hoạc thức ăn cho gà thịt đúng. 

Dưới đây là khẩu phần dinh dưỡng trong chăn nuôi gà cho bà con tham khảo.

-Năng lượng trao đổi tối thiểu: 2900 kcal/kg, đạm tối thiểu: 20% -Chế độ cho ăn: ăn tự do cả ngày lẫn đêm -Cho ăn ngô nghiền trong 1 ngày đầu để tiêu hết túi lòng đỏ còn lại trong bụng -Mỗi ngày cho gà ăn 4-6 lần. Mỗi lần bổ sung thức ăn mới cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn và phân bị lẫn vào thức ăn -Thức ăn: Không sử dụng cám tổng hợp có bán sẵn trên thị trường như Proconco, Guyo, Biomin…vì nguyên liệu được các công ty sử dụng như ngô, đậu tương là sản phẩm biến đổi gen được nhập khẩu. Trộn các nguyên liệu như các loại cám gạo, ngô nghiền, bột đậu tương, bột cá…

-Nguồn thức ăn: Do gia đình hay trang trại tự sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Ở vụ đầu tiên, nếu thiếu, nông dân có thể đi mua một phần từ bên ngoài tại các chợ địa phương nhưng phải đảm bảo các nguồn nguyên liệu tinh bột giàu năng lượng không phải là sản phẩm biến đổi gen.

Sau đó gia đình phải có kế hoạch trồng trọt tạo nguồn nguyên liệu thức ăn hữu cơ trên diện tích đất đai gia đình đang canh tác. Đảm bảo 85 – 90% nguồn nguyên liệu thức ăn hữu cơ được gia đình tự sản xuất. Nếu gia đình không có đủ diện tích trồng trọt thì tối thiểu 50% nguồn thức ăn hữu cơ được sản xuất trong hộ gia đình, 35-40% nguyên liệu hữu cơ được phép hợp tác sản xuất từ các hộ thành viên trong nhóm hữu cơ. Cho phép 10 – 15% nguyên liệu thức ăn là sản phẩm thông thường.

Xác định tiêu chuẩn hữu cơ của thức ăn nuôi gà thịt
Gà phải được nuôi với một khẩu phần ăn cân đối đáp ứng tất cả các loại dinh dưỡng cần thiết. Thức ăn phải được làm từ nguyên liệu 100% hữu cơ. Trường hợp thức ăn hữu cơ không có đủ cả về số lượng và chất lượng thì tỷ lệ thức ăn thông thường được sử dụng là 15%.

Trên 50% thức ăn phải do trang trại tự sản xuất hoặc hợp tác sản xuất với các trang trại hữu cơ khác.

Có thể cho gà ăn vitamin, các nguyên tố vi lượng và thức ăn bổ xung có nguồn gốc tự nhiên chiếm tối đa là 5% trong tổng lượng thức ăn. Tuy nhiên người vận hành phải chứng minh được nguồn gốc của các loại thức ăn bổ sung này.

Lập khẩu phần thức ăn cho gà

Tận dụng thức ăn sẵn có trong gia đình để giảm chi phí

Gà được ăn kết hợp với khả năng tự kiếm mồi để giảm chi phí thức ăn

Việc phối trộn thức ăn sẽ được tính trên nhu cầu đạm của gà qua các giai đoạn + Giai đoạn gà con: 0 – 4 tuần tuổi [nhu cầu đạm: 20%]

+ Giai đoạn từ 5 tuần tuổi đến xuất bán [nhu cầu đạm: 16 – 18%]

Nếu thành phần nguyên liệu chủ yếu là cám gạo [N=13%] và bột đậu tương [N=39%] thì tỷ lệ trộn sẽ là 80% cám gạo+ 20% bột đậu tương. Nếu thành phần chủ yếu là cám ngô [N=9%] và bột đậu tương thì tỷ lệ trộn là 70% ngô + 30% bột đậu tương.

Nguồn thức ăn hiện tại chủ yếu từ cám gạo, cám ngô, đậu tương, sắn bột, cá khô. Các nhóm thức ăn tinh bột [giàu năng lượng] chủ yếu do gia đình tự sản xuất dựa trên kế hoạch trồng lúa, ngô, rau theo phương pháp hữu cơ để tạo nguồn thức ăn hữu cơ cho gà. Các nhóm thức ăn giàu đạm [cá, tôm, bột cá, bột đậu tương] có thể mua từ bên ngoài nhưng phải đảm bảo về nguồn gốc.


Dự tính khẩu phần thức ăn cho gà như sau: Cám gạo: 37,5% Đậu tương: 10% Cám ngô: 37,5% Cá khô/bột cá: 10%

Sắn bột: 5%

Mức độ tiêu thụ thức ăn: -Đối với gà nuôi thịt: 50 – 55gr/con/ngày. Tiêu thụ khoảng 5 – 6 kg/ngày /100 gà -Ước tính định mức thức ăn cho gà, dựa theo số ngày tuổi như sau: Giai đoạn gà con [0 – 4tuần tuổi]: Cho ăn nhiều lần trong ngày, thường từ 4 – 6 lần/ngày.

Giai đoạn gà lớn [5 tuần tuổi đến xuất bán]: cho ăn 2 lần/ngày

Nuôi gà sinh sản hướng thịt [giống BE, AA, Isa, ROSS, SASSO…] được chia thành 5 giai đoạn: gà con, gà giò [hậu bị đẻ], gà đẻ khởi động, gà đẻ pha I và gà đẻ pha II. Ứng với mỗi giai đoạn nuôi có tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn kèm theo.

Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn gà con 0-6 tuần tuổi

Nếu chọn được giống gà tốt, gà con sẽ sinh trưởng nhanh, trao đổi chất mạnh, vì vậy, thức ăn cho gà con phải đầy đủ về số lượng. Các nguyên liệu đã sản xuất thức ăn phải tốt [ưu tiên số 1]. Trong 3 tuần đầu, cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Sau 3 tuần tuổi cho ăn hạn chế theo khối lượng cơ thể gà ở các tuần tuổi [đối với gà trống 4-6 tuần tuổi cho ăn từ 44-54g thức ăn/ngày tương đương với khối lượng cơ thể 605-860g; gà mái cho ăn từ 40-50g thức ăn/ngày tương đương với khối lượng cơ thể 410-600g.

Thức ăn cho gà giò 7-20 tuần tuổi

Đặc điểm gà ở giai đoạn này là tiếp tục tăng trưởng nhanh, nhưng tích luỹ mỡ nhiều [chóng béo], đối với gà hậu bị lại phải kìm hãm tăng khối lượng cơ thể và chống béo, để khi lên đẻ cho sản lượng trứng cao và ấp nở tốt. Vì vậy, phải hạn chế số lượng, kể cả chất lượng thức ăn. Số lượng thức ăn giảm còn khoảng 50-70% so với mức ăn tự do ban đầu. Còn protein và năng lượng thấp hơn gà đẻ. Gà trống cho ăn tăng dần từ 58-108g thức ăn/con/ngày, tương đương với khối lượng cơ thể từ 1-2,8kg, gà mái từ 54-105g thức ăn/con/ngày, tương đương với khối lượng cơ thể từ 0,7-2kg.

– Ưu điểm của cho ăn hạn chế là chống béo sớm, tạo ngoại hình thon, kéo dài thời kỳ đẻ trứng đến 2 tuần, tăng sản lượng trứng giống, đặc biệt là kéo dài thời kỳ đẻ đỉnh cao, tăng số gà con/mái…

– Thực hiện nghiêm ngặt cho ăn hạn chế đối với gà hậu bị hướng thịt là yếu tố quyết định để đạt hiệu quả cao khi gà đi vào sản xuất con giống 1 ngày tuổi.

Tiêu chuẩn khẩu phần cho gà đẻ 21-64 tuần tuổi

– Đẻ khởi động 21-24 tuần tuổi: Đặc điểm của giai đoạn này là gà vừa ăn vừa hạn chế xong nên số lượng thức ăn cho gà phải tăng từ từ. Nhưng chất lượng thức ăn như protein, năng lượng… lại cao hơn gà hậu bị và gà đẻ ở giai đoạn sau để đáp ứng cho gà con đang tăng trọng, phát triển và hoàn thiện chức năng sinh sản chuẩn bị cho giai đoạn đẻ cao.

– Đẻ pha I từ 25-40 tuần tuổi: Giai đoạn này gà đẻ cao nhất, gà hầu như đã thành thục hoàn toàn, tăng trọng không đáng kể cho nên thức ăn phải đảm bảo cho sản xuất trứng cao. Số lượng thức ăn cho gà ở giai đoạn này là cao nhất, nhưng chất lượng có thấp hơn giai đoạn đẻ khởi động. Nhưng tính ra thì lượng và vật chất khô và dinh dưỡng của thức ăn cung cấp cho gà ở giai đoạn này là cao nhất do gà ăn lượng thức ăn trên dưới 160g/con/ngày.

– Đẻ pha II từ 41-64 tuần tuổi: Giai đoạn này có thể kéo dài hoặc rút ngắn tùy theo giá cả thị trường. Đặc điểm của giai đoạn này là gà đẻ giảm dần, tích lũy mỡ bụng nhiều cho nên phải giảm cả số lượng và chất lượng thức ăn cung cấp cho gà. Thức ăn giảm dần từ 160g xuống 145g/con/ngày.

+ Thức ăn cho gà trống ở thời kỳ đạp mái thấp hơn so với gà mái cả lượng và chất. Hiện nay ở nước ta, áp dụng phương pháp cho ăn tách riêng trống mái với số lượng thức ăn cho gà trống 125-130g/con/ngày trong suốt thời kỳ sản xuất.

+ Giảm sinh sản thời kỳ đẻ trứng giống cần bổ sung vitamin A, D, E vào thức ăn định kỳ 3 ngày/lần [có thể ngâm thóc mầm cho gà ăn]. Mùa nóng cho gà uống nước điện giải và vitamin C. Trong chăn nuôi gà, ngoài vấn đề về thức ăn và sinh dưỡng, nước uống cũng là một vấn đề rất quan trọng: “Tính toán nhu cầu nước uống cho gia cầm”

Nhu cầu nước uống của gia cầm tùy thuộc vào tuổi sinh trưởng, sinh sản, nhiệt độ môi trường nuôi nóng lạnh, khô ẩm và tỷ lệ với thức ăn hỗn hợp.

-Gà con nhỏ hơn 4 tuần tuổi ở nhiệt độ chuồng nuôi 30-330 độ C, gà lớn hơn 4 tuần tuổi ở nhiệt độ chuồng nuôi 22-25 độ C thì nhu cầu nước có tỷ lệ với thức ăn là 2/1. Khi nhiệt độ tăng lên 10 độ C so với nhiệt độ chuẩn [30- 330 độ C] thì cho nước uống tăng lên 2%.

-Gà đẻ ở nhiệt độ chuẩn của chuồng nuôi 18 độ C thì nhu cầu tỷ lệ nước uống với thức ăn là 3/1. Khi tăng 10 độ C so với nhiệt độ môi trường chuẩn thì nhu cầu nước tăng 2%.

Tính nhu cầu nước cho 1000 gà thịt, mỗi con ăn 60g/ngày, nhiệt độ chuồng nuôi 30 độ C, có lượng nước cần: Lượng thức ăn 60g/ngày x 1000 gà = 60kg Lượng nước cần 60kg x 2 = 120 kg tức là 120 lít nước uống [1kg nước = 1lít nước]

Tính cho 1 gà là 120 lít: 1000 = 0lít, 120

– Tính nhu cầu nước uống cho 1000 gà mái đẻ, mỗi con ăn 150g/ngày, nhiệt độ chuồng nuôi 30 độ C, có lượng nước cần: Lượng thức ăn 150g x 1000 gà mái = 150 kg

Nhu cầu nước cần ở nhiệt độ chuẩn 180 độ C: 150kg x 3 = 450kg = 450 lít nước

Nhu cầu nước tăng ở nhiệt độ môi trường tăng: 300 độ C – 180 độ C = 120 độ C 120 độ C x 2% = 24%

450 lít x 24% = 108 lít

+ Tổng lượng nước uống cho cả đàn gà mái/ngày:
450 lít + 108 lít = 558 lít

+ Lượng nước uống cần cho 1 gà mái đẻ/ngày:
558 lít: 1000 gà = 0,558 lít.

Để vụ chăn nuôi thành công thì gồm rất nhiều yếu tố như kỹ thuật chăn nuôi, chuồng trại, môi trường, thức ăn... trong đó yếu tố không thể thiếu là nguồn cung cấp thức ăn. Sau đây xin giới thiệu tới bà con bộ dây chuyền chế biển thức ăn chăn nuôi đang được đại đa số bà con tin dùng.

Hi vọng với bài chia sẻ trên đây sẽ giúp được phần nào cho bà con chăn nuôi nắm được kiến thức tiêu chuẩn thức ăn cho gà thịt và cách tự chế biến thức ăn cho gà thịt mang lại hiệu quả cao.   

Chúc bà con chăn nuôi thành công!


Video liên quan

Chủ Đề