Một số vụ việc về điều tra và áp thuế chống bán phá giá liên quan đến các doanh nghiệp Việt Nam

Ảnh minh họa. [Nguồn: nongnghiep.vn]

Cục Phòng vệ thương mại [Bộ Công Thương] cho biết: Ngày 21/5/2020, Bộ Công Thương nhận được hồ sơ của một số công ty đại diện cho ngành sản xuất trong nước yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô [HFCS] có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.

Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ, ngày 29/6/2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1715/QĐ-BCT tiến hành điều tra vụ việc.

Sau hơn 15 tháng điều tra theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản pháp luật về phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã thu thập thông tin, tổng hợp ý kiến các bên liên quan, xem xét và đánh giá kỹ lưỡng về những tác động của sản phẩm HFCS nhập khẩu với ngành sản xuất trong nước và mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc và Hàn Quốc.

[Rà soát thuế chống bán phá giá bột ngọt nhập từ Trung Quốc, Indonesia]

Kết quả điều tra cho thấy các sản phẩm đường lỏng HFCS nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đang được bán phá giá tại thị trường Việt Nam và có thiệt hại tới ngành sản xuất trong nước, tuy nhiên mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá của hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước chưa được thể hiện rõ ràng.

Do vậy, căn cứ quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam và Hiệp định Chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại Thế giới, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các bên liên quan gồm đại diện ngành sản xuất trong nước, Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra vụ việc.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi sát tình hình nhập khẩu HFCS từ các nguồn vào Việt Nam để kịp thời có biện pháp phù hợp, theo đúng cam kết quốc tế và pháp luật trong nước nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước cũng như của người tiêu dùng./.

Uyên Hương [TTXVN/Vietnam+]

Sản lượng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2021 đạt 56.133 tấn với kim ngạch khoảng 82,1 triệu USD. Ảnh minh họa

Bộ Thương mại Hoa Kỳ [DOC] vừa ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá [CBPG] mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam. Theo đó, thuế CBPG dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm rất mạnh, từ mức 410,93% - 413,99% trong kết luận sơ bộ xuống còn 58,74% - 61,27%.

Như vậy, so với kết luận sơ bộ, biên độ phá giá cho các doanh nghiệp Việt Nam ở kết luận cuối cùng giảm gần 7 lần, giúp ngành mật ong có thể nỗ lực tiếp tục xuất khẩu sang Hoa Kỳ. 

Theo Bộ Công Thương, kết quả của vụ việc đã cho thấy vai trò quan trọng của ngành sản xuất, xuất khẩu mật ong trong việc hợp tác với cơ quan điều tra.

Trước đó, tháng 5/2021, DOC đã có thông báo chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Cuối năm 2021, DOC công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với mặt hàng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là 412,49%. Đây là mức thuế cao gấp đôi so với mức thuế mà Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Hoa Kỳ đề xuất ban đầu là 207%. Cùng với Việt Nam, 4 nước khác gồm Brazil, Ấn Độ, Ukraine, Argentina cũng nằm trong danh sách các nước bị áp thuế xuất khẩu mật ong lần này.

Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình điều tra vụ việc cơ quan này đã phối hợp với các bộ, ngành nhiều lần bày tỏ quan điểm, đề nghị Hoa Kỳ đánh giá khách quan, công bằng, tuân thủ đúng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO].

Tại Hoa Kỳ, có hai cơ quan tham gia vào một vụ việc điều tra CBPG là DOC [xác định mức thuế CBPG] và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ - ITC [xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước]. Biện pháp CBPG sẽ chính thức có hiệu lực trên cơ sở kết luận cuối cùng về bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Hiện nay, ITC đang điều tra về thiệt hại và dự kiến ban hành kết luận cuối cùng vào ngày 23/5/2022. Theo số liệu thống kê của ITC, sản lượng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2021 đạt 56.133 tấn với kim ngạch khoảng 82,1 triệu USD.

Hỗ trợ ngành mật ong Việt Nam được đối xử công bằng

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Hội Nuôi ong Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong Việt Nam trao đổi với các cơ quan của Hoa Kỳ ở các giai đoạn tiếp theo [đánh giá thiệt hại, rà soát thuế CBPG…] nhằm hỗ trợ ngành mật ong Việt Nam được đối xử công bằng trong vụ việc này theo đúng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong Việt Nam.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đang triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp chế biến mật ong đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước cũng như tiếp cận các thị trường khác, khai thác hiệu quả lợi ích của các hiệp định thương mại tự do mà ta đã tham gia.

PT


Việt Nam sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc.

Theo Quyết định số 706/QĐ-BCT vừa được Bộ Công Thương ban hành, Việt Nam sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng đối với 3 nước nói trên từ 0% đến 36,56%.

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Bộ đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc cũng như xem xét, tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng sử dụng hàng hoá bị điều tra.

Trong quá trình điều tra vụ việc, Bộ Công Thương đã thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan cũng như Hiệp định Chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới.

Kết quả điều tra cho thấy, trong thời kỳ điều tra, lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc gia tăng cả về tuyệt đối và tương đối so với tổng lượng tiêu thụ nội địa và lượng sản xuất của ngành sản xuất trong nước, là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.

Hiện nay, công suất của ngành sản xuất trong nước với sản phẩm que hàn inox và dây hàn lần lượt là 6.000 tấn và 66.000 tấn, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước. 

Bên cạnh đó, ngành vật liệu hàn là ngành công nghiệp hỗ trợ đang được khuyến khích và ưu tiên phát triển theo Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 6/8/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm đánh giá tác động toàn diện của vụ việc đến các bên liên quan để đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.

PT


© Bản quyền thuộc Cục Phòng vệ thương mại

Địa chỉ: 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Email:

Điện thoại: [024] 73037898 - Fax: [024] 73037897

Video liên quan

Chủ Đề