Mục tiêu nghề nghiệp cho người chưa có kinh nghiệm

Mục tiêu nghề nghiệp có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng dưới cách hiểu đơn giản nhất thì đó là một đích mà chúng ta hướng đến, mong muốn đạt được, là mục tiêu công việc mà hầu hết ai cũng có. Để tiếp cận được đích đến này, chúng ta vẫn thường đặt ra cả một lộ trình bài bản, thường chia rõ ra làm mục tiêu nghề nghiệp dài hạn, mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn để dễ dàng thực hiện, biến mục tiêu thành hiện thực.

Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp chỉ được xác định chính xác khi bạn hiểu rõ bản thân phù hợp với công việc nào. Trình bày vào CV xin việc, mục tiêu nghề nghiệp thể hiện được những khả năng to lớn. Đó là gì?

2. Vai trò quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Thông qua phần nội dung Mục tiêu nghề nghiệp, phía đơn vị tuyển dụng sẽ có được một phần thông tin về bạn, hiểu bạn ở chiều sâu hơn. Cụ thể nó giúp họ tìm được câu trả lời cho các câu hỏi sau: Bạn có phải là người có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, mục tiêu của bạn có phù hợp với định hướng phát triển chung của công ty? Chỉ cần như vậy, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng tìm thấy điểm chung giữa bạn và họ để đánh giá mức độ tiềm năng của bạn như thế nào.

Việc xây dựng một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng trong CV càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi qua đó, ứng viên sẽ nhìn rõ được những việc nên và không nên thực hiện để thuận lợi đạt được mục tiêu đó. Còn điều gì tuyệt vời hơn nữa khi bạn có thể hiểu được bản thân mình cần gì, con đường sự nghiệp phía trước nên được bước những bước đi như thế nào. Có như vậy, dù công việc có dồn đến thật nhiều thì chắc chắn đó vẫn là một niềm vui lớn đối với bạn.

Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Còn một lợi ích lớn nữa mà mục này sẽ đem đến cho ứng viên đó chính là một lời khẳng định ngầm về tính cách của bạn trong sự đánh giá của nhà tuyển dụng. Thật vậy, thông qua cách bạn đưa thông tin về mục tiêu cá nhân trong công việc theo các mức dài hạn, ngắn hạn, họ sẽ đánh giá được bạn có phải là một người mang tính cách kiên định, bạn có phải là ứng cử viên sáng giá hứa hẹn sẽ gắn bó lâu dài với công ty không.

Bất kể xin việc ngành nghề nào thì phần mục tiêu nghề nghiệp vẫn không thể thiếu trong CV xin việc.

3. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp hay để ghi điểm

Bạn có thể trả lời được câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì nhưng chưa chắc bạn đã có được cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV đạt được hiệu quả lớn. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cụ thể bí quyết làm nổi bật định hướng nghề nghiệp trong CV một cách chi tiết nhất.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp

Để phần này được rõ ràng, chúng ta không nên viết chung chung mà hãy chia nội dung thành hai trường mục tiêu: ngắn hạn và dài hạn.

3.1.1. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV với mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV nên viết gì để thể hiện rõ mục tiêu ngắn hạn của bạn đến nhà tuyển dụng? Muốn có được câu trả lời, bạn đã biết được thế nào là mục tiêu ngắn hạn hay chưa? Đơn giản đó là những kế hoạch công việc bạn mong muốn đạt được ở thời gian gần. Thông thường đó là dự định nằm trong tầm tay của bạn, có cơ hội thành công cao.

Việc trình bày mục tiêu ngắn hạn cũng được cho là đơn giản hơn cả. Hãy tận dụng những điều ở xung quanh công việc của bạn và bạn khẳng định niềm mong muốn sẽ hoàn thiện chúng thật tốt thì chắc chắn sẽ tạo được lòng tin tốt nơi nhà tuyển dụng.

Viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào?

Với mục tiêu cá nhân trong công việc mang tính dài hạn, nó có khả năng lớn hơn trong việc giúp bạn chiếm cảm tình của nhà tuyển dụng. Thông qua đó nhà tuyển dụng nhìn thấy rõ kế hoạch lập nghiệp của bạn nghiêm túc như thế nào, lộ trình sự nghiệp bạn xây dựng có lý tưởng để chinh phục họ hay không.

Cũng giống như việc, một mục tiêu dài hạn chỉ mang tính chung chung như “sẽ cố gắng xây dựng một sự nghiệp vững chãi trong tương lai” sẽ không thể thuyết phục nhà tuyển dụng bằng cách bạn ghi “Mong muốn trong 3 năm tới sẽ phấn đấu trở thành trưởng phòng kinh doanh, giúp công ty vượt doanh số 3-5% mỗi tháng”.

Điều này nhắc nhở bạn nên xây dựng một mục tiêu dài hạn rõ ràng, cụ thể, có kết quả dự kiến thay vì nêu những điều mong chờ chung chung. Bên cạnh đó, bạn đừng quên định hướng mục tiêu dài hạn của cá nhân mình gắn liền với mục tiêu phát triển chung của công ty. Một khi nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy cơ hội công ty họ nhận được lợi ích từ chính mục tiêu mà bạn đưa ra cho con đường sự nghiệp của bạn.

3.2. Cách ghi mục tiêu nghề nghiệp theo từng đối tượng

3.2.1. Hướng dẫn sinh viên mới ra trường ghi mục tiêu nghề nghiệp

Có lẽ ở thời điểm này, bạn có thể xác định mục tiêu nghề nghiệp với vô vàn những đích đến lý tưởng. Nhưng bạn có biết chính điều đó sẽ càng khiến bạn thêm băn khoăn không biết mục tiêu nghề nghiệp nên ghi gì. Bởi lẽ nếu cứ đưa tất cả những “giấc mơ màu hồng” trong mục tiêu của mình vào CV thì sẽ không thiết thực và không giúp ích gì trong việc thể hiện bản thân, thế mạnh vốn có. Lúc này, bạn càng nên bình tĩnh và tuân thủ nghiêm nguyên tắc phân chia mục tiêu theo cách trên với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp

Để làm rõ mục tiêu nghề nghiệp trong CV nên viết gì dành cho sinh viên mới ra trường, ngay sau đây sẽ là gợi ý phù hợp để bạn tham khảo:

* MỤC TIÊU NGẮN HẠN:

- Áp dụng vững kiến thức chuyên ngành được học vào công việc thực tế.

- Luôn tích cực tích lũy, trau dồi vốn kiến thức, nâng cao kỹ năng của bản thân để áp dụng cho thực tiễn công việc.

- Mong muốn học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ công việc thực tế.

* MỤC TIÊU DÀI HẠN:

- Nỗ lực phấn đấu để đạt được danh hiệu nhân viên xuất sắc, được cất nhắc lên vị trí đội trưởng, quản lý.

3.2.2. Hướng dẫn người có kinh nghiệm viết mục tiêu nghề nghiệp

Rất nhiều người có kinh nghiệm thường chủ quan khi xây dựng nội dung cho phần này. Cũng bởi giàu kinh nghiệm cho nên bạn thường tham lam đưa hết mọi điều mong muốn của mình vào. Kết quả, bạn khiến cho nội dung phần này trở nên lan man, chứa quá nhiều thông tin nhưng lại làm lộ rõ sự thừa thãi và thiếu chuyên nghiệp. Nên nhớ phần này chỉ dừng lại ở sự cô đọng các mong muốn, kế hoạch của bạn mà không phải là phần để khoe thành tích, khoe kinh nghiệm đâu nhé.

Hướng dẫn ghi mục tiêu nghề nghiệp chuẩn chỉnh

Như vậy, mục tiêu nghề nghiệp trong CV vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong bất cứ bản CV xin việc nào, Điều quan trọng hơn cả là bạn có biết cách trình bày nội dung phần này sao cho thật cuốn hút hay không. Những cách viết mục tiêu nghề nghiệp trên đây chắc chắn sẽ là kim chỉ nam tuyệt vời để bạn định hướng tốt nhất nội dung của mục tiêu nghề nghiệp. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với tất cả ứng viên đang đứng trước ngưỡng cửa việc làm.

Một CV hoàn chỉnh sẽ không thể thiếu phần giới thiệu về mục tiêu nghề nghiệp của người ứng tuyển. Cùng TopCV tham khảo ngay cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuẩn nhất! 

   Chú ý đề cập đến mục tiêu nghề nghiệp trong CV để gây ấn tượng

1. Vai trò của việc xác định mục tiêu nghề nghiệp sớm

Mục tiêu nghề nghiệp còn có tên gọi tiếng Anh là Career Objective/Job Objective, là khái niệm chỉ những điều bạn mong đợi ở sự nghiệp tương lai. Từ một mục tiêu kết quả cụ thể, bạn có thể vạch ra rất nhiều đường đi để đạt đến đích thành công. Chẳng hạn như: mục tiêu của bạn là trở thành một content writer chuyên nghiệp, từ đó bạn cần nêu ra các việc cần làm để phát triển kỹ năng từ những công việc liên quan. 

Nhìn chung, mục tiêu nghề nghiệp giúp xác định và giải thích rõ ràng hơn về dự định sự nghiệp của một cá nhân nào đó. Tuỳ vào từng đối tượng mà mục tiêu nghề nghiệp sẽ có thêm nhiều vai trò cụ thể. 

  • Đối với những học sinh/sinh viên trẻ chưa đi làm

Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường sẽ giúp sự nghiệp sau này có tiền đề tạo dựng vững chắc. Nếu sớm biết bản thân muốn đi theo ngành nghề nào thì các bạn trẻ có thể tập trung hơn trong việc học những nhóm môn cụ thể. Chẳng hạn như: khối Tự nhiên [Toán, Lý, Hóa], Xã hội [Văn, Sử, Địa] hoặc thậm chí là Nghệ thuật [âm nhạc, mĩ thuật…]. Ngoài ra, tham gia câu lạc bộ hay các hoạt động xã hội cũng là cơ hội để phát triển kỹ năng làm việc và giao tiếp xã hội. Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ không có mục tiêu rõ ràng sẽ thường cảm thấy mệt mỏi và chán chường với công việc, còn khi bạn xác định được công việc phù hợp thì mỗi ngày đi làm đều sẽ giúp bạn phát huy hết khả năng. 

  • Đối với những người đi làm

Một người trưởng thành biết trân trọng mục tiêu nghề nghiệp dài hạn sẽ có lợi thế về quản lý thời gian hiệu quả và tự tin hơn trong công tác. Ngoài ra, nếu bạn đã đi làm và muốn chuyển tới nhiều vị trí cấp cao hoặc nơi làm việc trong mơ khác thì đừng quên ghi chú phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV sao cho chuyên nghiệp và bày tỏ đúng nguyện vọng cá nhân nhé! 

Một khi mục tiêu nghề nghiệp của bạn phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty/doanh nghiệp thì mối quan hệ giữa đôi bên sẽ trở nên gắn kết. Khi phỏng vấn ứng viên, nhà tuyển dụng cũng thường hay hỏi về mục tiêu công việc để biết ai là người có khả năng gắn bó lâu dài và ai là kẻ “cả thèm chóng chán”. 

3. Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp trong CV đơn giản và chính xác nhất

Có rất nhiều cách  xác định mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân. Tuy nhiên, nếu công cuộc tìm việc làm của bạn còn đang gặp nhiều phân vân hoặc chính bạn cũng đang chưa biết nên đi theo hướng nào thì hãy thử sắp xếp suy nghĩ theo mô hình mục tiêu SMART.

Mô hình SMART được triển khai trên 5 từ khóa: Specific - tính cụ thể, Measurable - tính đo lường, Attainable - tính khả quan, Relevant - tính thực tế, và Time-Bound - tính ràng buộc về thời gian. 

Học theo mô hình SMART để xác định mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường
  • S – Specific: Không nên đặt mục tiêu quá mông lung, như: trở thành triệu phú, trở thành người nổi tiếng…mà hãy cụ thể hóa thành: kiếm được 100 triệu trước 30 tuổi, có 1k người theo dõi trên kênh YouTube cá nhân…
  • M – Measurable: Hãy gắn mục tiêu với những con số đo, đếm được. Ví dụ: bạn muốn bán được 10 đơn hàng online trong 1 ngày thì ít nhất phải bán được 7 đơn trong thực tế để tránh lỗ vốn. Đo lường hiệu quả sẽ hỗ trợ bạn đắc lực trong các mục tiêu liên quan đến tính toán.
  • A – Attainable: Mục tiêu nghề nghiệp nên cân sức dành đối với khả năng của bạn. Đừng vì quá tham công tiếc việc mà chọn mục tiêu khó thực hiện về cả thể chất, tinh thần lẫn vật chất. Bạn có 10 phần thì nên đặt mục tiêu từ 8-10 phần đó chứ không nên đặt quá tới 20 phần hoặc chỉ đặt ở mức 2-3 phần ít ỏi. Mục tiêu là để tạo cảm hứng phát triển, dù dễ dàng hay khó nhằn quá cũng đều làm bạn thêm rối.
  • R – Relevant: Tính thực tế cũng là một yếu tố cần thiết. Bạn nên xác định mục tiêu có thực, phù hợp với môi trường xung quanh. Tránh đặt mục tiêu quá “mộng mơ” như trúng xổ số hay kết hôn với một người giàu có!
  • T – Time-Bound: Các mục tiêu nghề nghiệp đề ra nên có deadline hoặc ít nhất là một lượng thời gian nhất định để thực hiện. Ví dụ: trở thành quản lý trong 5 năm tới, cộng tác với 3 báo nữa trong vòng 1 năm...Thói quen thiết lập thời gian sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn bạn nghĩ đấy!

>> Xem thêm: Mục tiêu SMART là gì? Cách xác định mục tiêu theo phương pháp SMART

4. Viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường như thế nào? 

Trình bày phần mục tiêu nghề nghiệp nói riêng cũng như rất nhiều đề mục khác nói chung trong CV, người viết luôn phải chú ý tới các quy tắc cơ bản về chính tả, bố cục, ngữ pháp và nội dung sao cho trung thực, logic. 

Mục tiêu nghề nghiệp thường được trình bày ngắn gọn ở đầu trang CV

Riêng đối với dòng giới thiệu về mục tiêu trong nghề nghiệp thì còn nên chú ý về độ dài bởi sự ngắn gọn, súc tích sẽ dễ dàng giúp người đọc nhìn thẳng vào vấn đề hơn. Hơn nữa, chớ quên điều chỉnh mục tiêu nghề nghiệp trong CV gửi đến nhiều nhà tuyển dụng khác nhau. Sinh viên trẻ thường gửi CV cho nhiều đơn vị sự nghiệp khác nhau nên hãy chú ý để tránh lẫn lộn nội dung trái ngành. 

Dưới đây là một số mẫu câu hay dành để tham khảo viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV:

  • Tìm kiếm vị trí Phóng viên mảng Tin tức với một công ty truyền thông hoặc tòa soạn uy tín. Mong muốn làm việc tại nơi có thu thập tốt và kỷ luật nghiêm chỉnh. Bản thân là chuyên viên tận tâm và năng nổ với 3 năm kinh nghiệm, cởi mở làm việc trong môi trường 24/7.
  • Bản thân có tinh thần cầu tiến, động lực cao và có kinh nghiệm trong vai trò tiếp thị kỹ thuật số, được chứng nhận với kỹ năng SEO và SEM. Tôi chú ý tiếp cận nền tảng tiếp thị trực tuyến và đang mong muốn có được vị trí Nhân viên/Chuyên gia SEO với công ty ABC.
  • Mong muốn tiếp tục sự nghiệp giáo dục bằng cách áp dụng kinh nghiệm 5 năm giảng dạy tại trường mầm non với các học sinh thuộc nhiều nền văn hóa và hoàn cảnh khác nhau.
  • Thành tích học tập xuất sắc, có khả năng hiểu và kiểm tra phần mềm, có kiến thức làm việc với công nghệ thông tin cao, hiểu biết sâu rộng về các công nghệ internet cốt lõi. Tôi mong muốn làm Kỹ sư hệ thống để nâng cao kiến thức của mình trong lĩnh vực CNTT và cống hiến các kỹ năng của mình.
  • Bản thân luôn cầu tiến, chăm chỉ và tháo vát với nhiều thành tích trong việc thực hiện các chiến lược tiếp thị thành công, thúc đẩy lưu lượng truy cập không phải trả tiền và cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Hy vọng tìm kiếm cơ hội công việc tại vị trí Cộng tác viên Tiếp thị sản phẩm tại công ty ABC để tối đa hóa nhận thức về thương hiệu và doanh thu thông qua truyền thông tiếp thị tích hợp.
Một số ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp mà bạn nên biết
  • Bản thân yêu thích sáng tạo, thích viết lách và đam mê truyền thông xã hội. Tôi tìm kiếm vị trí Nhà phân tích tiếp thị nội dung & truyền thông xã hội để chuyển đổi thông tin và quy trình kỹ thuật thành những câu chuyện có ảnh hưởng đến xã hội.
  • Thành tích học tập tốt, hoạt động ngoại khóa năng động và đã có 4 năm kinh nghiệm chuyên môn cũng như kiến thức xuất sắc về mô hình và báo cáo tài chính. Có bằng MBA về Tài chính tại Đại học ABC.
  • Sinh viên mới tốt nghiệp ngành Tài Chính, tìm kiếm vị trí Chuyên viên phân tích tài chính và kế toán để tối đa hóa kiến thức và kinh nghiệm với các công cụ và hệ thống kế toán có giá trị nhằm tạo ra phân tích chính xác dữ liệu từ nhiều nguồn.
  • Với bằng Quản lý của Đại học ABC và kinh nghiệm thực tập tại XYZ, tôi mong muốn được phát triển các kỹ năng lãnh đạo và quản lý vững chắc. Từ đó, tôi tìm kiếm các công việc quản lý để đưa ra những ý tưởng sáng tạo, cách tiếp cận phân tích cùng với kiến thức sản phẩm vượt trội và khả năng tổ chức tốt.
  • Chuyên gia bán hàng với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan và đạt trình độ chuyên môn tốt. Mong muốn trở thành Cộng tác viên bán hàng tại công ty ABC để phát triển thêm và đóng góp cho công ty.

3. Lời kết

Như vậy, có thể thấy mục tiêu sự nghiệp đóng vai trò không nhỏ trong bộ sơ yếu lý lịch cũng như là bước đầu làm nên sự thành công sự nghiệp. Hãy viết cho mình những mục tiêu công việc thật ấn tượng để làm nổi bật CV giữa hàng trăm ứng viên khác. Hy vọng bài viết này của TopCV.vn đã cho bạn hiểu hơn về cách viết mục tiêu nghề nghiệp thật hay trên CV! 

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm đúng với mục tiêu nghề nghiệp thì hãy lên ngay TopCV.vn để kết nối với nhà tuyển dụng phù hợp nhất nhé!

>> Tạo CV xin việc chuẩn tại TopCV.vn để ứng tuyển vào những vị trí công việc yêu thích với đãi ngộ xứng đáng

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

Video liên quan

Chủ Đề