Mỹ đã sử dụng máy chiến lược chiến tranh

[Học Sử SGK] - TÓM TẮT 4 CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỦA MỸ THỰC HIỆN TỪ 1954 - 1975 Ở VIỆT NAM

YÊU SỬ VIỆT - Các chiến lược chiến tranh này tương ứng với các học thuyết của các đời tổng thống Mỹ sau này.  Bản chất vẫn là chiến lược toàn cầu nhưng qua mỗi đời tổng thống thì có 1 tên gọi khác nhau và đây là 3 học thuyết  của ⅗ đời tổng thống trong chiến tranh Việt Nam:

+ Năm 1953 : Học thuyết Aixenhao và chiến lược “trả đũa ồ ạt” [đánh trả ngay]… quân phiệt hóa nước Mĩ, tìm cách “lấp chỗ trống” sau khi Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Anh thất bại ở Trung Cận Đông năm 1957. 

+ Năm 1961 : Học thuyết Kennơđi và chiến lược “Phản ứng linh hoạt”…

+ Năm 1969 : Học thuyết Níchxơn và chiến lược “Ngăn đe trên thực tế”… phá sản ở Việt Nam.

Bài liên quan

>>> Lịch sử lớp 9 - Quan hệ Mĩ - Liên Xô trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

>>> Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940.

>>> Tự học - Ôn tập - Tóm tắt Lịch sử Lớp 12

>>> Tự học - Ôn tập - Tóm tắt Lịch sử Lớp 11

>>> Tự học - Ôn tập - Tóm tắt Lịch sử Lớp 10

1. Chiến tranh đơn phương

+ Hoàn cảnh

Sau khi Pháp thất bại, Mĩ trực tiếp can thiệp vào Việt Nam. 7/11/1954, Mĩ cử tướng Cô-lin sang làm đại sứ ở miền Nam Việt Nam với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tiến công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng cách mạng ở Đông Nam Á. Dựa vào Mĩ, Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng dựng lên một chính quyền độc tài, gia đình trị ở miền Nam và ra sức chống phá cách mạng. 

Giữa năm 1954, Diệm lập ra đảng Cần lao nhân vị làm đảng cầm quyền. Cuối năm 1954, thành lập “phong trào cách mạng quốc gia” và đưa ra mục tiêu: “chống cộng, đả thực, bài phong”.

+ Thời gian: 1954 → 1960

+ Âm mưu

“Âm mưu tìm diệt các cán bộ và cơ sở cách mạng của ta ở miền Nam”

Âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tiến công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng cách mạng XHCN ở Đông Nam Á.

+  Thủ đoạn

- Diệm ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật” và tháng 5/1959, ra đạo luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam giết hại những người vô tội.

- Chính quyền Diệm còn thực hiện chương trình cải cách điền địa nhằm lấy lại ruộng đất mà cách mạng đã giao cho nhân dân, lập ra các khu dinh điền, khu trù mật để kìm kẹp nhân dân. → tách nhân dân ra khỏi cách mạng

2.Chiến tranh đặc biệt

+ Hoàn cảnh

Cuối 1960, sau phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam, Mỹ đề ra và thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” [1960 - 1965] ở miền Nam Việt Nam. Trong khi đó, trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ đe doạ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. 

Để đối phóng lại Tổng thống Mĩ G.Kenơđi đã đề ra chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” và tiến hành chiến lược “Chiến tranh  đặc biệt. 

+ Thời gian từ 1961- giữa 1965

+ Âm mưu 

- Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.

- Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”

+ Thủ đoạn  

- Đề ra kế hoạch Xtalây – Taylo : Bình định miền Nam trong 18 tháng.

- Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.

- Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.

- Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam [MACV].

- Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

3.Chiến tranh cục bộ

+ Hoàn cảnh

- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam để cứu vãn tình hình ở miền nam 

+ Thời gian từ giữa 1965- 1968

+ Âm mưu

- “Chiến tranh cục bộ” là một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh Mĩ và quân đội Sài Gòn; nhằm nhanh chóng tạo ra ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường.

 - Mỹ nhanh chóng tạo ra ưu thế áp đảo về binh lực, hỏa lực quân ta, cố giảnh thắng lợi để lấy lại quyền chủ động trên chiến trường, đẩy quân dân ta về thế phòng ngự buộc ta phải phân tán lực lượng, đánh nhỏ, rút về biên giới, cho chiến tranh tàn lụi dần 

+ Thủ đoạn 

+ Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân các nước thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam. Đến năm 1968,. số quân viễn chinh Mĩ ở miền Nam lên tới hơn 50 vạn.

+ Tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô [1965 – 1966 và 1966 – 1967] bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt Cộng”.

+ Kết hợp với việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu huỷ tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ Bắc vào Nam, đồng thời làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.

4.Việt Nam hoá chiến tranh

+Hoàn cảnh

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta vào tết mậu thân 1968 làm phá sản cl “ ct cục bộ” làm chấn động nước mĩ và thế giới , buộc mĩ phải đưa ra chiến lược ct mới để cứu vãn tình hình 

Đầu năm 1969, Tổng thống Níchxơn vừa lên nắm chính quyền đã đề ra chiến lược toàn cầu “Ngăn đe thực tế” và tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn đông dương là “Đông Dương hóa chiến tranh”.

+ Thời gian 1969-1975

+ Âm mưu

- Dùng người việt đánh người việt và dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

+ Thủ đoạn

- Mỹ tìm cách thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô, nhằm cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

*Giai đoạn 1969-1972 

- Rút dần quân mĩ và quân đồng minh khỏi chiến tranh

- Tăng cường quân đội ngụy sài gòn trên chiến trường để “ thay màu da trên xác chết”

- Mở rộng xâm lược Lào và Campuchia, thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

- Mỹ tăng viện trợ giúp quân số ngụy tăng lên 1 triệu người cùng với trang thiết bị hiện đại để quân ngụy tự gánh vác được chiến tranh.

- Thực hiện thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt, lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước đó đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta

- Tăng cường đánh phá miền bắc bằng không quân 

* Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. 

Nội dung của Hiệp định Paris 

- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27-01-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống  miền Bắc Việt Nam. 

- Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. 

- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp nước ngoài.

Ý nghĩa lịch sử: 

- Thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả 2 miền đất nước, mở ra bước ngoạt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

- Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

* Giai đoạn từ sau hiệp định Pari đến 1975

- Mĩ rút khỏi chiến trường nhưng vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn và vẫn viện trợ cho quân ngụy để tiếp tục cuộc chiến tranh ra sức phá hoại hiệp định Pari

- Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” mở nhiêu cuộc hành quân “ bình định” “lấn chiếm” vùng giải phóng của ta

YÊU SỬ VIỆT sưu tầm

Chiến tranh Việt Nam: Người Mỹ xâm lược hay 'chỉ can thiệp'?

Nguồn hình ảnh, Bettmann/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu trong cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tại Midway Island, ngày 08/6/1969

Mỹ không hề 'xâm lược' và 'chiếm đất' của Việt Nam, một nhà nghiên cứu lịch sử từ Hà Nội nói với một hội luận chuyên đề của BBC News Tiếng Việt hôm 06/5/2021 khi nhìn lại lịch sử.

Đưa ra nhận xét về bản chất của cuộc chiến tranh kéo dài trên hai thập niên trong thế kỷ trước khiến hàng triệu người thiệt mạng, thương vong, hàng triệu gia đình chia rẽ, ly tán ở Việt Nam, nhà nghiên cứu lịch sử Lê Văn Sinh, nguyên giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nói:

"Ở Việt Nam có người nói rằng đó là cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược, tôi không nghĩ rằng nó sai hoàn toàn, nhưng nó cũng không đúng hoàn toàn.

‘Ly kỳ’ nhà báo Tây Đức phỏng vấn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Quảng cáo

Việt Nam: Một khối nhân dân và chính thể vẫn còn trẻ con?

Ngày 30/4, di sản nào chung cho Việt Nam sau 46 năm?

Có những ngày 30/04 trước 1975 và mãi mãi về sau

"Thực ra thì người Mỹ không xâm lược đất đai của Việt Nam, mà người Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam.

"Họ muốn đắp một con đê để ngăn chặn làn sóng cộng sản lan tràn ra xung quanh, vì vậy họ mới dựng nên chính quyền, bảo vệ và giúp đỡ chính quyền của ông Ngô Đình Diệm và từ đó nó có cuộc nội chiến và lại vừa có cuộc chiến tranh ủy nhiệm ý thức hệ."

Nhận định trên của nhà nghiên cứu lịch sử từ Đại học Quốc gia Hà Nội được cho là một ý kiến có sự khác biệt với quan điểm lịch sử chính thống đã được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy chính thức trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam từ phổ thông tới sau đại học, từ sau ngày 30/4/1975 tới nay.

Nguồn hình ảnh, Eye Ubiquitous/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam

Theo đó, các nhà nghiên cứu chính thống lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử chiến tranh Việt Nam cuối thế kỷ 20 ở trong nước từ lâu cho rằng người Mỹ đã xâm lược Việt Nam, và cuộc chiến tranh do bên thắng cuộc tiến hành là để 'đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lăng và lật đổ ngụy quân, ngụy quyền bán nước' tại quốc gia này.

'Chỉ nói can thiệp ngoại bang là không đúng'

Từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư sử học Ngô Vĩnh Long cho rằng nếu nói cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là vì sự can thiệp của ngoại bang là không đúng:

"Chiến tranh Việt Nam đặc biệt là nó bắt đầu vì có sự can thiệp của nước ngoài, ví dụ năm 1945, nếu Mỹ không giúp Pháp, thì chưa chắc gì đã có cuộc kháng chiến 9 năm. Rồi ở miền Nam cũng vậy, sau Hội nghị Geneve, Mỹ cũng can thiệp.

"Mới ban đầu, sự can thiệp của nước ngoài rất quan trọng, nhưng sự can thiệp của nước ngoài giúp cho cuộc chiến tranh Việt Nam trở thành một cuộc chiến tranh nội bộ nữa.

"Thành ra, nếu chỉ nói cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là vì sự can thiệp của ngoại bang thì không đúng, bởi vì đến lúc nào đó vấn đề huynh đệ tương tàn là do người Việt Nam.

Nguồn hình ảnh, Bettmann/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cố vấn Tổng thống Mỹ Henry Kissinger bắt tay Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Xuân Thủy tại Hòa đàm Paris

"Người Việt Nam phải tìm cách làm sao để ngừng chiến tranh sớm để hòa hợp, hòa giải, mà Việt Nam đã có rất nhiều cơ hội để hòa hợp, hòa giải, nhưng không đi đến việc đó vì nhiều lý do mà tôi không bàn ở đây.

"Nhưng vấn đề chiến thắng bằng đường lối quân sự bao giờ cũng để lại hậu quả, hậu họa rất là lớn, kể cả khi chúng ta so sánh, khi làm lịch sử nên so sánh với trường hợp của các nước khác, chứ không chỉ nhìn vào trường hợp của mình.

"Ví dụ, cuộc nội chiến của Mỹ chỉ có 4 năm thôi, mà từ đó đến giờ hơn 100 năm rồi, nhưng bên thắng cuộc nhìn lịch sử khác hơn bên thua cuộc, cho nên người miền Nam nước Mỹ bây giờ vẫn còn phẫn uất với những phân tích chính thống, tôi tạm dùng chữ này, nhưng chính thống ở đây không có nghĩa là chính thống của chính phủ, mà là đường lối chính thống của dòng lịch sử nước Mỹ.

"Cuộc nội chiến ở Mỹ chỉ có bốn năm, mà cuộc chiến ở Việt Nam tới 40 năm, cho nên hậu quả để lại rất là lớn, do đó bài học là nếu có chiến tranh, thì cần phải làm sao ngay trong lúc còn đang chiến tranh, tìm mọi cách để hòa hợp, hòa giải..."

'Không thể phủ nhận ba yếu tố nguyên nhân'

Nguồn hình ảnh, George Rinhart/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch VNDCCH ông Hồ Chí Minh dự một bữa tiệc đánh dấu 10 năm thành lập CHND Trung hoa tại Bắc Kinh cùng với lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông và lãnh đạo Liên Xô Nikita Kruschev

Từ London, nhà nghiên cứu lịch sử, Tiến sỹ Lê Mạnh Hùng, tác giả của bộ sách 'Nhìn lại sử Việt' đưa ra bình luận với BBC:

"Tôi không đồng ý với ông Ngô Vĩnh Long về vấn đề nguyên ủy của cuộc chiến tranh Việt Nam. Thực sự chiến tranh Việt Nam có gốc từ trước cuộc đảo chính 1945.

"Trước đó đã có những cuộc đấu tranh giữa hai phe Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, Việt Nam Quốc dân Đảng cho đến về sau. Chính tôi đã phỏng vấn những người cựu của cả cộng sản, cũng như quốc gia, trong thời gian đấu tranh chống Pháp, họ cũng đã có đấu tranh chống lại nhau rồi.

"Thành ra, khi cuộc Thế chiến thứ II chấm dứt, đã có một cuộc chạy đua quyền lực để giành lấy quyền cai trị Việt Nam sau khi Nhật Bản đầu hàng. Một cuốn sách về Việt Nam 1945 của một học giả Mỹ có nói rằng khi cuộc chiến xảy ra, đã có rất nhiều trường hợp, chẳng hạn như Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt quốc dân Đảng thực sự có thể có cơ hội cướp chính quyền trước khi Việt Minh nắm chính quyền, nhưng họ đã ngần ngại và trù trừ, thành ra đã không thành công và để Việt Minh phỗng tay trên.

"Khi Việt Minh đi lên thì cuộc chiến đã bắt đầu và sự can thiệp của Pháp hay của Mỹ chỉ có tính chất phụ thuộc, chỉ làm gia tăng sự tranh chấp giữa quốc - cộng hai bên mà thôi.

"Vả lại, cuộc can thiệp, tham gia của ngoại bang vào cuộc chiến này không chỉ hoàn toàn nằm ở trong phía Việt Nam, người Việt Nam dù muốn hay dù không cũng đều bị cuốn vào trong cuộc đấu tranh giữa hai phe tư bản và cộng sản trên thế giới, thành ra nếu Việt Minh có thắng, hay bên quốc gia có thắng, thì nó vẫn có những cuộc chiến tranh.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một phụ nữ ở Huế mua hoa ở chợ hôm 14/4/1968, 10 tuần sau khi nổ ra cuộc tập kích Mậu Thân ở miền Trung và miền Nam Việt Nam

"Chúng ta thử nhìn lại các nước láng giềng, chẳng hạn như Indonesia, khi phe Sukarno lên nắm chính quyền trước khi đảng Cộng sản Indonesia nổi lên, vẫn có một cuộc chiến, nhưng sự can thiệp của các bên Mỹ, Úc... Hà Lan, đã làm cuộc chiến ở Indonesia chấm dứt chỉ sau mấy năm trời.

"Còn cuộc chiến tranh Việt Nam lâu dài, bởi vì một phần nó là nội chiến, một phần nó là sự can thiệp của ngoại bang và một phần nó nằm trong cuộc chiến tổng thể đấu tranh ý thức hệ của cuộc chiến tranh lạnh và nó chỉ chấm dứt vào năm 1991. Thành ra, nếu muốn có một cái nhìn công bằng, chúng ta không thể nào phủ nhận ba yếu tố đó mà chỉ nói rằng yếu tố ngoại bang dẫn đến như vậy."

Quý vị có thể theo dõi cuộc hội luận chuyên đề của BBC News Tiếng Việt với sự tham gia của các nhà sử học Lê Văn Sinh, Lê Mạnh Hùng và Ngô Vĩnh Long tại đường dẫn này.

Xem thêm:

'Người Mỹ gốc Việt cần thoát quá khứ để đi tới tương lai'

Đã có một 'chủ nghĩa cộng hòa' trong chính trị VN

Chung tay để lịch sử không bị đánh mất

VN cần học lại chiến lược phát triển của VNCH?

Ba tôi, Bùi Văn Tùng: Chuyện chưa kể sau ngày 30/4/1975

Video liên quan

Chủ Đề