Nếu các cách xác định điện trở bằng vôn kế và ampe kế mình hóa bằng hình vẽ

để xác định điện trở của đoạn mạch ta phải biết dc HDT và CDDD đi qua đoạn mạch đó

để đo HDT ta mắc vôn kế // với đoạn mạch cần đo sau đó ghi lại số vôn

để đo CDDD ta mắc ampe kế nối tiếp với đoạn mạch cần đo sau đó ghi lại số ampe

tính điện trở : R= U/I

Thí nghiệm chứng tỏ rằng [Vật lý - Lớp 11]

1 trả lời

Công thức tính số điện môi [Vật lý - Lớp 11]

1 trả lời

Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong 2 phút? [Vật lý - Lớp 11]

1 trả lời

3/3+4/4+5/5+...... +999/999 [Vật lý - Lớp 5]

1 trả lời

  • Lý thuyết về điện trở của dây dẫn
  • Nội dung thực hành
  • Trị số $R=\frac{U}{I}$ không đổi với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dẫy dẫn đó.
  • Kí hiệu điện trở của dây dẫn trong sơ đồ mạch điện

  • Điện trở biểu thị mức độ cản dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
  • Điện trở của một dây dẫn được xác định bằng công thức:

$R=\frac{U}{I}$

  • Đơn vị điện trở: kí hiệu là Ω [ôm]  $1\Omega =\frac{1V}{1A}$

B. Nội dung thực hành

I. Chuẩn bị

Đối với mỗi học sinh:

  • Một dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị.
  • Một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị hiệu điện thế từ 0 - 6V.
  • Một vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ nhất là 0,1V.
  • Một ampe kế có giới hạn đo 1,5V và độ chia nhỏ nhất 0,01A.
  •  Bảy đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 30cm.
  • Một công tắc.
  • Chuẩn bị báo cáo theo mẫu đã cho ở cuối bài

II. Nội dung thực hành

  • Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế, đánh dấu chốt [+] và [-] của vôn kế và ampe kế.

  • Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ.
  • Lần lượt đặt các giá trị hiệu điện thế khác nhau tăng dần từ 0 – 5V vào hai đầu dây dẫn. Đọc và ghi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với mỗi hiệu điện thế vào bảng kết quả của báo cáo.
  • Hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu đã chuẩn bị.

III. Mẫu báo cáo

Chú ý: Đây chỉ là bài mẫu tham khảo, khi làm bài các bạn cần thay số đo mà mình đã đo để có một bài báo cáo thực hành đúng. 

THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ

Họ và tên:..................................                                    Lớp:.................................

1. Trả lời câu hỏi

a, Viết công thức tính điện trở

b, Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?

c, Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?

Hướng dẫn:

a] Công thức tính điện trở: $R=\frac{U}{I}$

b] Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng vôn kế, mắc dụng cụ này song song với dây dẫn cần đo, chốt [+] của vôn kế được mắc với cực [+] của nguồn điện

c] Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng ampe kế, mắc dụng cụ này nối tiếp với dây dẫn cần đo, chốt [+] của ampe kế được mắc với cực [+] của nguồn điện.

2. Kết quả đo

a, 

Kết quả đo

Lần đo

Hiệu điện thế [V]

Cường độ dòng điện [A]

Điện trở [$\Omega$]

1

1,0

0,02

50

2

2,0

0,04

50

3

3,0

0,06

50

4

4,0

0,08

50

5

5,0

0,1

50

b, Giá trị trung bình của điện trở:

R = $\frac{50+50+50+50+50}{5}$ = 50[$\Omega$]

c, Nhận xét

Nguyên nhân gây ra sự khác nhau [nếu có] của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo: Nếu xảy ra sự khác nhau của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo, thì sự khác nhau có thể do sai số trong lúc thực hành, và sai số trong lúc đọc các giá trị đo được.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

nêu cách xác định điện trở bằng vôn kế và ampe kế [vẽ sơ đồ mạch điện]

Các câu hỏi tương tự

Video liên quan

Chủ Đề