Nghệ thuật tương phản là gì

Bài viết

Phép tương phàn [cũng gọi là đối lập] trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm. Với nội dung như thế, chúng ta hoàn toàn có thế khẳng định Phạm Duy Tốn đã tạo được thành công xuất sắc trong việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện ngắn Sống chết mặc bay – bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Bằng phép tương phản, Phạm Duy Tốn đã dựng lên trước mắt người đọc hai bức tranh đời hoàn toàn trái ngược nhau. Trước tiên đó là bức tranh về những người dân đang vất vả đấu tranh với thiên tai. Trong bốn thứ giặc: thủy – hoả – đạo – tặc, nhân dân đã xếp giặc nước – lũ lụt lên hàng đầu. Điều đó cho ta thấy sức mạnh của thiên nhiên nước to lớn và khủng khiếp như thế nào, đê vỡ thì tình cảnh sẽ nguy khốn ra sao. Chính vì thế mà gần một giờ đêm, dân phu kể hàng trăm nghìn con người vẫn đang vật lộn dưới trời mưa để cứu bằng được con đê. Không phải họ mới bắt đầu công việc mà họ đang tiếp tục chiến đấu suốt từ chiều đến giờ. Càng khuya tình thế càng trở nên khó khăn. Đáng lẽ giờ này họ phải được nằm ngủ trong ngôi nhà ấm cúng thì lại đang vắt kiệt sức và căng thẳng mệt mỏi đến cao độ. Đây đúng là một bức tranh hết sức lộn xộn, nhốn nháo. Trong cái âm thanh ầm ĩ của trống, của ốc thổi vô hồi, tiếng xao xác của những người gọi nhau, những con người mệt lừ vừa đói vừa khát đang cố gắng một cách bất lực với nguy hiểm, kẻ thì thuổng người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ… người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Ngay từ những dòng chữ đầu tiên, ngôn ngữ miêu tả xác thực, sống động cùng nhịp điệu dồn dập gấp gáp, tác giả đã cuốn người dọc vào cái không khí đầy hỗn loạn ấy. Nhưng tất cả mọi cố gắng của con người chỉ là vô ích. Từ láy tầm tã, cuồn cuộn nối tiếp nhau để chỉ sức nước đang đe doạ khúc đê đang núng thế và tính mạng của những người hộ đê ngày một gần: Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước. Hai trăm nghìn con người vẫn là quá nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên, khúc đê  yếu kém sao có thể chống chọi lại với thế nước. Nên Phạm Duy Tốn than rằng: lo thay! Nguy thay! thì người đọc cũng chỉ biết ngậm ngùi mà Thương thay!

Đối lập gay gắt với bức tranh đời thứ nhất là bức tranh đời thứ hai được nhà văn miêu tả không kém phần chân thực và hấp dẫn. Trong khi muôn dân khốn khổ chìm trong nuớc thì viên quan phụ mẫu cùng nha lại, chánh tổng – những kẻ có nhiệm vụ chỉ đạo dân hộ đê lại đang say sưa đắm chìm trong cờ bạc. Bọn quan lại ấy được ngồi trong một cái đình vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì. Quang cảnh thật tĩnh mịch và nhàn nhã. Trong ánh sáng của đèn, sự hầu hạ của lính tráng nha lệ, mọi người ung dung ngồi đánh tổ tôm. Nổi bật trên nền bức tranh nguy nga tráng lệ ấy là một nhân vật cũng đường bệ, uy nghi không kém quan phụ mẫu. Quan ngài thật là biết hưởng thụ: tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Ngài bồi dưỡng cho việc bỏ sức lực ra đánh bài bằng bát yến hấp đường phèn, khói bay nghi ngút, bỏm bẻm trầu vàng, cau đậu, rễ tía. Đi chỉ đạo hộ đê mà ngài chẳng hề thay đổi cuộc sống, thói quen quý phái của mình, vẫn ống thuốc bạc, vần đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông. Cách quan đánh tổ tôm lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng thật xứng đáng với một vị phúc tinh. Mặc dù rất lo cho tình hình đê điểu bên ngoài đình nhưng ai cũng cố làm vừa lòng quan, khúm núm sợ sệt, tìm mọi cách để quan được vui. Gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thẳm cũng chẳng làm suy chuyển lòng đam mê cờ bạc nơi quan. Khi một người nhà quê vào báo tin đê vỡ, tức là làm quan mất hứng, tức là làm gián đoạn ván bài sắp ù to của quan, người nhà quê ấy đã bị quát cho một trận và đuổi cổ ra ngoài: Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày. Bao nhiêu trách nhiệm là lạ dân, là tội của dân hết. Quan còn phải chơi cho nốt ván bài đã. Phạm Duy Tốn viết Trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến, ai mà chẳng động tâm, thương .xót đồng bào huyết mạch. Kẻ lòng lang dạ thú ấy đã được Ù! Thông tôm, chi chi này ngay chính lúc đê vỡ. Trong niềm vui phi nhân tính, tên quan vô trách nhiệm sung sướng hả hê khi ù ván bài lớn giữa cảnh thảm sầu, khốn nạn của nhân dân. Người đọc bức bối căng thẳng, ngột ngạt và đỉnh điểm là sự căm ghét đến cực độ tên quan vô lại mất hết tính người. Càng xót thương cho người dân bị bỏ rơi, người đọc càng khinh bỉ tên quan phụ mẫu.

Sử dụng thành công nghệ thuật tương phản, Phạm Duy Tốn đã phản ánh môt cách chân thực sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ lòng lang dạ thú. Thông qua đó, nhà văn tố cáo thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm của bọn quan lại cầm quyền và gửi gắm niềm thương cảm của mình vào cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân. Phép tương phản góp phần tạo nên sức hấp dẫn của truyện bằng cách đẩy mâu thuẫn xung đột lên tới đỉnh điểm và khắc hoạ sinh động  tính nhân vật.

Bình luận

Biện pháp tương phản, đối lập

I. Phép tương phản.

1. Tương phản, đối lập là gì?

Phép tương phản [cũng gọi là đối lập] trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng, hành đông, tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật một ý tưởng hoặc tư tưởng của tác giả.

Ví dụ như trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”.

  • Sự tuyệt vọng khốn cùng của nhân dân trước sự thịnh nộ của thiên nhiên khi chống lại bão lũ.
  • Sự trái ngược: Người dân đằm mình bỏ mạng khi đê vỡ >< quan sung sướng khi thắng ván bài to.

Ví dụ như một đoạn thơ dưới đây được trích trong bài thơ ”Tấm ảnh” của Tố Hữu đã sử dụng biện pháp tu từ tương phản:

“O du kích nhỏ giương cao sung
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”.

II. Phép đối lập.

1. Khái niệm:

Phép đối lập là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…

2. Đặc điểm:

– Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.

VD:

“Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”

[Tục ngữ]

– Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau [danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ].

VD:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”.

[Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm]

– Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

VD:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

[Hồ Xuân Hương]

3. Phân loại:

Có hai loại đối:

+ Tiểu đối [tự đối]: Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.

VD:

“Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

[Truyện Kiều – Nguyễn Du]

+ Trường đối [bình đối]: dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau

VD:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

[Qua đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan]

4. Tác dụng của đối lập:

– Gợi sự phong phú về ý nghĩa [tương đồng và tương phản].

“Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”

[Nguyễn Bỉnh Khiêm]

– Tạo ra sự hài hoà về thanh: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”

[Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn]

→ Phép đối lập tạo nên sự hài hòa về âm thanh, tạo nên sự dồn dập, thôi thúc, căm phẫn

– Nhấn mạnh ý: “Bán anh em xa mua láng giềng gần” [Ca dao]

– Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định, nhân mạnh những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.

Soạn bài: Sống chết mặc bay [soạn 2 cách]

Câu 2 [trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]

Phép tương phản [cũng gọi là đối lập] trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.

Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:

a] Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.

b] Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó. [Chú ý đến các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.]

c] Chỉ qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi "hộ đê" được tác giả khắc họa như thế nào. [Chú ý đên các chi tiết thuộc về: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi "đốc thúc việc hộ đê"; cách ngồi, tư thế, giọng điệu ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng..., đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ.]

d] Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.

Soạn cách 1

a.Hai mặt tương phản của tác phẩm là

- Cảnh dân tình đang cố hết sức, mang cả tính mạng, gia tài ra để chống trọi với lũ, với mưa bão >< cảnh quan lại đang nhàn hạ, thản nhiên đánh tổ tôm, kẻ hầu người hạ

- Âm thanh, náo loạn, lo lắng của dân tình chống lũ >< không gian tĩnh mịch tại nơi nguy nga, vững trãi trong đình

b.Phân tích từng mặt tương phản

- Cảnh người dân đi hộ đê: lo lắng, nhốn nháo, căng thẳng

+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử

+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên

=> Đó là tình trạng nguy cấp, khổ cực tay không chống trọi với lũ để giữ đê của dân tình

- Cảnh quan lại: nhàn hạ, thản nhiên, vô tâm

+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm

+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga

+ Kẻ hầu người hạ rộn ràng

=> Đó là những lũ quan tham vô lại, tắc trách và vô lương tâm.

c.Hình ảnh tên quan đi hộ đê

- Hiện lên với những đồ dùng xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà

- Cung cách ngồi: Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị.

- Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ

=> Đó là sự bỉ ổi, đê tiện của một tham quan, không mảy may quan tâm đếm thảm trạng của dân tình.

d.Dụng ý của tác giả nên lên phản cảnh này

- Xót xa cho thảm cảnh của những người dân lam lũ, chân lấm tay bùn đang ra sức chống chọi với tình trạng nguy kịch, mưa lũ. THương thay những cảnh dân nghèo khó nhấn chìm trong lũ chết không chỗ chôn, sống không chỗ ở.

- Lên án gay gắt cảnh trạng bọn tham quan, tắc trách, vô tâm, chỉ lo nghĩ đến cuộc sống nhàn hạ cùng những thứ vui xa hoa của bản thân, bỏ mặc nhân dân trong tình trạng cấp bách, nguy kịch

Soạn cách 2

a. Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay đó là: nhân dân thì ra sức chống chọi với mưa lũ để hộ đê còn quan lại thì thong dong chơi bài tổ tôm trong đình

b.- Tương phản ở địa điểm:

+ Nhân dân ngoài trời chịu mưa to gió lớn >< Quan lại trong đình ấm cúng xa hoa

- Tương phản ở hành động:

+ Nhân dân vất vả chống vỡ đê >< Quan lại thong dong chơi bài tổ tôm

- Tương phản ở thái độ:

+ Nhân dân gấp gáp kêu cứu >< quan lại mặc nhiên dửng dưng

c. Hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được khắc họa như sau:

- Chân dung: tay trái tựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để người nhà quỳ xuống đất mà gãi → uy nghi chễm trệ

- Đồ vật quan dùng: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi… hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng…. → cuộc sống xa xỉ trên sự bòn rút bóc lột người lao động

- Cử chỉ, lời nói:

+ Ngồi chơi nhàn nhã có kẻ hầu người hạ: Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc.

+ Những kẻ chơi bài cùng quan kính cẩn nói chuyện với quan, quan thì nói chuyện cộc lốc vẻ bề trên

+ Có người báo vỡ đê thì quan cho lính tống cổ hẳn ra→ Hình ảnh quan hiện lên là kẻ hâm mê bài bạc, vô lương tâm, vô trách nhiệm, không quan tâm tới sự an nguy của dân làng, chỉ mải mê với thú vui vô bổ của riêng mình.

d. Tác dụng trong việc dựng cảnh tương phản

- Khắc họa rõ nét và làm nổi bật nỗi khổ của nhân dân và sự vô lại của quan

- Lên án tố cáo những người cầm quyền nhưng vô trách nhiệm

- Xót thương cho số phận nhỏ bé của những người nông dân

Video liên quan

Chủ Đề