Nghệ thuật xây dựng nhân vật lão Hạc

Khái quát đặc sắc Nội dung, nghệ thuật truyện Lão Hạc

1. Nội dung
"Lão Hạc" là một truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao tái hiện chân thực cuộc sống cũng như số phận đau thương của người nông dân nghèo trong xã hội cũ với những phẩm chất cao quý, đáng trân trọng. Đồng thời thông qua tác phẩm tác giả cũng bày tỏ lòng yêu thương, đồng cảm và trân trọng đối với hình ảnh người nông dân nghèo.

2. Nghệ thuật- Xây dựng tình huống truyện độc đáo- Khắc họa tâm lí, nội tâm nhân vật

- Ngôn ngữ truyện cô đọng, hàm súc

-----------------HẾT---------------------

Lão Hạc là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao viết về hình tượng người nông dân trước cách mạng tháng Tám, khám phá cái hay, cái tài tình trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nam Cao, bên cạnh bài khái quát trên đây, các em có thể tìm hiểu chi tiết qua bài: Phân tích truyện ngắn Lão Hạc, Tình cảnh người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc, Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn lão Hạc, Phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Sau khi học xong truyện ngắn Lão Hạc, nếu các em gặp khó khăn trong việc tóm tắt nội dung, đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm thì hãy cùng tham khảo Khái quát đặc sắc Nội dung, nghệ thuật truyện Lão Hạc dưới đây.

Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Lầu Hoàng Hạc Phân tích nhân vật ông Giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Treo biển Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Ếch ngồi đáy giếng Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Thạch Sanh Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Đeo nhạc cho mèo

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Lão Hạc Ngữ văn Lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Lão Hạc này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.

Đề bài:Văn bản “Lão Hạc” có những nét đặc sắc nghệ thuật nào?

Trả lời:

- Tình huống truyện: Bất ngờ, ngoài sự dự đoán của độc giả. Tình huống đó làm sáng ngời nhân cách của lão Hạc trong lòng người đọc [không ai nghĩ rằng lão Hạc lại tự hủy diệt cuộc đời mình bằng bả chó.

- Cách xây dựng nhân vật: Chân thực sinh động, từ ngoại hình đến nội tâm, đặc biệt là miêu tả khuôn mặt của lão Hạc khi khóc.

- Tác dụng của ngôi kể: Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi chân thực, làm cho người đọc có cảm tưởng câu chuyện như đang diễn ra trước mắt.

Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lão Hạc


Nghệ thuật:

  • Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với LH.
  • Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
  • Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao

Nội dung

  • Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm.Qua đó thẻ hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn Nam Cao.
  • Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng.


Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Lão Hạc

Câu hỏi: Đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là gì?

Trả lời:

Tình huống truyện bất ngờ: Khiến cho người đọc cũng đã có lúc hoài nghi lão Hạc như ông giáo, để rồi vỡ òa trong sự thương xót và kính trọng.

Diễn biến tâm lí nhân vật của lão Hạc và ông giáo được miêu tả chi tiết, bất ngờ, có chiều sâu.

Ngôn ngữ của truyện: ngôn ngữ cô đọng, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình mang cả tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.

Nghệ thuật kể chuyện: Câu chuyện được kể theo lời dẫn của nhân vật “tôi” người tham gia trong câu chuyện và chứng kiến sự việc diễn ra. Điều này làm cho câu chuyên thêm chân thật, gần gũi với người đọc, khiến cho câu chuyện đa giọng điệu chứ không đơn điệu.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tác phẩm Lão Hạc nhé!

1. Nội dung tác phẩm Lão Hạc

* Tóm tắt văn bản:

Truyện kể về lão Hạc - một người nông dân nghèo, sống cô độc chỉ có con chó vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói lão vẫn quyết không bán mảnh vườn và không ăn vào số tiền dành dụm được do thu hoạch từ mảnh vườn; lão giữ cả cho con trai. Sau một trận ốm dai dẳng lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó vàng lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và mảnh vườn gửi cho ông giáo trông coi hộ đặng sau này con trai trở về còn có cái sinh sống. Lão chịu đói ăn khoai và sau đó chế được món gì ăn món ấy. Cuối cùng lão ăn bả chó để tự tử. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.

2. Tìm hiểu chung tác phẩm Lão Hạc

a/Tác giả

- Nam Cao [1915-1951] tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.

- Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi; bế tắc trong xã hội cũ.

b/Tác phẩm

-“Lão Hạc”là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao; đăng báo lần đầu năm 1943.

Bố cục:3 phần

- Phần 1: Từ đầu → cũng xong: Lão Hạc kể chuyện bán chó và nhờ ông giáo hai việc.

- Phần 2: Tiếp theo → đáng buồn: Cuộc sống của lão sau khi bán chó.

- Phần 3: Còn lại: Cái chết của lão Hạc.

Thể loại:Truyện ngắn.

Phương thức biểu đạt:Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Giá trị nội dung:

- Truyện ngắn đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao; đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện.

Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với nhân vật chính.

- Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.

- Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.

3. Tổng kết

Nội dung

- Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước Cách mạng táng 8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm

- Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng.

Nghệ thuật

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão

- Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.

- Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao

Ý kiến nào nói đúng nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện ngắn Lão Hạc?

A. Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình

B. Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính

C. Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình

D. Kết hợp cả 3 ý kiến trên

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh cuối tháng 10 năm 1917 nhưng cũng có tài liệu cho rằng ông sinh năm 1915. Ông trưởng thành trong một gia đình bậc trung ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân [nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam].

Nam Cao là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 với rất nhiều tác phẩm hay và đặc sắc để lại dấu ấn khó phai trong lòng độc giả, trong đó phải kể đến tác phẩm Lão Hạc.

Vậy đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Giới thiệu về Nam Cao

Nam Cao [1915-1951] tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung. Cha ông là ông Trần Hữu Huệ, làm nghề thợ mộc và thầy lang trong làng. Mẹ ông là bà Trần Thị Minh, vừa là nội trợ, làm vườn, làm ruộng và dệt vải.

Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi; bế tắc trong xã hội cũ.

Giới thiệu Lão Hạc

“Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Tác phẩm được đăng báo lần đầu năm 1943.

Tác phẩm Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao; đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện. Cụ thể đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là gì sẽ được bài viết làm rõ ở phần tiếp theo.

Đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là:

Về nghệ thuật kể chuyện: Tác phẩm Lão Hạc với nét đặc sắc nhất là cách kể chuyện của nhà văn được xây dựng thông qua ngôi kể thứ ba bằng lời kể của một nhân vật được chứng kiến câu chuyện Ông giáo làm cho câu chuyện giàu tính chân thực, khách quan, bộc lộ được thái độ tình cảm và cách đánh giá nhân vật Lão Hạc rất thuyết phục . . .

Thứ hai là nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: Lão Hạc thông qua miêu tả ngoại hình và nhất là miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất thành công. Nhân vật chính [Lão Hạc] được miêu tả và nhìn nhận qua nhiều nhân vật khác như qua ông giáo, Binh Tư, qua vợ ông giáo …  với nhiều khía cạnh khác nhau bộc lộ nên các tính cách, hành động sống động, đa chiều chứ không khô khan.

Thứ ba nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: từ những sự việc tưởng như rất vụn vặt, tác giả đã tạo ra sự hấp dẫn của câu chuyện qua các tình huống truyện : từ việc lão Hạc bán con chó vàng,lão Hạc nhờ ông giáo trông coi giúp mảnh vườn, lão Hạc xin bả chó đến cái chết thêthảm của lão Hạc … Tình huống truyện được xây dựng bất ngờ khiến cho người đọc cũng đã có lúc hoài nghi lão Hạc như ông giáo, để rồi vỡ òa trong sự thương xót và kính trọng.

Bên cạnh đó, một trong những nét nổi bật của nghệ thuật trong tác phẩm Lão Hạc chính là khắc họa rất nhiều triết lí của câu truyện. Trong tác phẩm có chứa rất nhiều câu văn, đoạn văn giàu tính triết lí về cuộc sống, về con người, đến nay vẫn còn nguyên giá trị: “ Chao ôi ! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…”.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là gì đến bạn đọc.  Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện sinh động tài năng nghệ thuật của Nam Cao – ông xứng đáng là một nhà văn xuất sắc trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng thángTám 1945.

Video liên quan

Chủ Đề