Nghị định về nông nghiệp công nghệ cao

  • Đang truy cập4
  • Hôm nay672
  • Tháng hiện tại30,776
  • Tổng lượt truy cập2,953,679

Ứng dụng khoa học công nghệ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy, phát triển quy trình sản xuất và nâng cao năng suất, giá trị và chất lượng sản phẩm trong các khu nông nghiệp. Mà nước ta là một trong những nước có nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp nên việc ứng dụng công nghệ cao vào nền nông nghiệp là điều rất hợp lý để phát triển nền kinh tế nước ta. Nhà nước có những chính sách khuyến khích các khu nông nghiệp sử dụng các dây chuyền công nghệ cao để nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Vậy pháp luật quy định như thế nào về khoa học công nghệ được ứng dụng trong các khu nông nghiệp?

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về quy định về các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về khu công nghệ cao khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật công nghệ cao 2018.

1. Khái niệm Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Công nghệ cao dưới góc độ pháp lý được biết đến  là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Nông nghiệp công nghệ cao được biết đến là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Công nghệ cao xong còn được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp [cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến…], tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao…; các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ… cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Công nghệ cao 2008 như sau:

Xem thêm: Một số quy định của pháp luật về tội phạm công nghệ cao

“Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.”

2. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có các nhiệm vụ

– Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

– Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;

– Đào tạo nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;

– Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

– Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

3. Điều kiện thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

– Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần phải có điều kiện phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ quy định nêu trên.

– Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp; địa điểm thuận lợi để liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao;

Xem thêm: Khu công nghệ cao là gì? Quy định về khu công nghệ cao, khu kinh tế

– Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải có hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;

– Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

4. Ưu và nhược điểm khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ưu điểm:

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có ưu điểm là tiết kiệm diện tích đất trồng; tránh việc lây lan sâu bệnh; cách ly với môi trường và thời tiết bên ngoài; đảm bảo cây có thể phát triển tốt; cung cấp cho cây đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng nước cần thiết

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao điều chỉnh ánh sáng hợp lý; điều khiển tự động; giúp giảm nhân công và chi phí vận hành đáng kể; chống thất thoát nước; có thể điều chỉnh môi trường theo từng giai đoạn phát triển của cây…

Nhược điểm:

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có vốn đầu tư cao khi đầu tư công nghệ cao; mô hình mới mẻ này còn nhiều thiếu sót trong khâu quản lý; chuyên gia và nhân lực chưa có đủ trình độ kỹ năng, kinh nghiệp; khó khăn trong việc chọn lựa nhà cung cấp uy tín, chất lượng.

Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp trong khu công nghệ cao

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao  tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để  thực hiện các nhiệm vụ: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị  sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.

Chức năng cơ bản của khu nông nghiệp công nghệ cao: Nghiên cứu ứng dụng; thử nghiệm; trình diễn công nghệ cao; đào tạo nguồn nhân lực; sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó 3 chức năng: sản xuất, thử nghiệm, trình diễn mang tính phổ biến, 2 chức năng còn lại tùy đặc điểm của từng khu.

Phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; Phòng, trừ dịch bệnh; Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.

Như vậy, công nghệ cao trong nông nghiệp được hiểu là việc áp dụng một cách hợp lý các kỹ thuật tiên tiến nhất [TBKT mới] trong việc chọn, lai tạo ra giống cây trồng vật nuôi mới, chăm sóc nuôi dưỡng cây, con bằng thiết bị tự động, điều khiển từ xa, chế biến phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ tự động trong tưới tiêu, công nghệ chế biến các sản phẩm vật nuôi, cây trồng và xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Trong đó, công nghệ sinh học đóng vai trò chủ đạo.

Đặc trưng của sản xuất tại các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: đạt năng suất cao kỷ lục và hiệu quả kinh tế rất cao.

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng thành tựu của nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất một hoặc một vài nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược dựa trên các kết quả chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; sử dụng các loại vật tư, máy móc, thiết bị hiện đại trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

5. Khu công nghệ cao

 Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

– Khu công nghệ cao có các nhiệm vụ  thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm công nghệ cao từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao; thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao.

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao cho tổ chức

– Điều kiện thành lập khu công nghệ cao được quy định  phải phù hợp với chính sách của Nhà nước về phát triển công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao và nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; khu công nghệ cao có quy mô diện tích thích hợp, địa điểm thuận lợi về giao thông và liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao; khu công nghệ cao có hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao; không những vậy khu công nghệ cao cần phải đáp ứng điều kiện về nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.

Theo quy định của pháp luật thì Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động của khu công nghệ cao.

Video liên quan

Chủ Đề