Ngoài giờ học trên giảng đường sinh viên có nên đi làm thêm không

“Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?” là băn khoăn của không ít sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất mới bước chân vào giảng đường đại học. Các em chưa đi làm thêm bao giờ, nên không biết rằng đi làm thêm sẽ làm những công việc gì, sẽ học được những gì, sẽ vất vả ra sao, có làm mình bị chểnh mảng việc học hành trên trường hay không… Chính vì thế nên sinh viên thắc mắc về việc có nên đi làm thêm hay không là một điều hết sức bình thường. Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp thắc mắc ấy bằng cách phân tích những cơ hội và thách thức khi sinh viên đi làm thêm nhé!

>> Sinh viên làm thêm kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Cơ hội khi sinh viên đi làm thêm

Đi làm thêm sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công việc thực tế khi ra trường đi làm sau này, tất nhiên sẽ không phản ánh được 100% môi trường và tính chất công việc, nhưng cũng giúp các em được cọ xát với công việc thực tế, được tiếp xúc với những tình huống thường gặp khi đi làm, và hình dung được là đi làm không hề sướng hơn đi học… Bên cạnh đó, nếu sinh viên đi làm thêm những công việc có liên quan đến chuyên ngành mà  mình đang học, thì các em sẽ có cơ hội ứng dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế, đó là một cơ hội cực kỳ quý giá mà không phải sinh viên nào cũng có được.

Ngoài ra, sinh viên đi làm thêm cũng sẽ có thêm một khoản thu nhập để trang trải học phí và chi phí sinh hoạt mỗi tháng. Đồng thời, nó cũng giúp các em có cơ hội được học hỏi và rèn luyện được rất nhiều kỹ năng mềm hữu ích cho công việc sau này, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm,… Đây hoàn toàn là những kỹ năng mềm mà sinh viên sẽ khó lòng rèn luyện được nếu như suốt 4 năm đại học chỉ biết cắm mặt vào sách vở để học hành.

Thách thức khi sinh viên đi làm thêm

Bên cạnh những cơ hội kể trên, thì sinh viên cũng phải đối mặt với không ít thách thức khi đi làm thêm. Thách thức đầu tiên chính là về kỹ năng quản lý thời gian, các em cần phải phân chia thời gian sao cho hợp lý để việc làm thêm không ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. Đừng quá tham công tiếc việc, đừng mải mê làm thêm kiếm tiền đến nỗi lơ là việc học, không còn đủ thời gian để học bài, ôn bài, làm bài tập. Đặc biệt, khi gần đến ngày thi học kỳ thì các em cần hạn chế tối đa thời gian đi làm thêm để có thể ôn thi một cách trọn vẹn và đạt kết quả tốt nhất.

Thách thức tiếp theo khi sinh viên đi làm thêm là vấn đề sức khoẻ. Các em vừa phải đi học, vừa phải đi làm thêm nên dễ rơi vào tình trạng bị đuối, sức khoẻ suy yếu vì phải làm việc quá sức, vì phải thường xuyên thức khuya để học bài hoặc đi làm về khuya. Chưa kể đến trường hợp nhiều công việc làm thêm yêu cầu các em phải rất vất vả, chạy tới chạy lui, làm việc liên tục, chẳng hạn như là nhân viên phục vụ quán ăn, quán nước. Hoặc có những công việc làm thêm yêu cầu sinh viên phải đứng xuyên suốt thời gian làm việc, điều này cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình, học hành đã mệt mỏi rồi, mà đi làm còn phải đứng suốt, không được ngồi.

>> Sinh viên học được gì khi đi làm thêm ở quán cafe, trà sữa?

Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?

Sau khi điểm qua những cơ hội và thách thức khi sinh viên đi làm thêm, có lẽ bạn cũng vẫn còn trong trạng thái phân vân, chưa biết sinh viên có nên đi làm thêm hay không. Hãy cùng phân tích nhé. Đi làm thêm mang lại cho sinh viên rất nhiều lợi ích, giúp các em rèn luyện được rất nhiều kỹ năng mềm hữu ích cho công việc sau này, nó cũng giúp các em có cơ hội được cọ xát với công việc thực tế.

Còn những thách thức về việc đi làm thêm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và kết quả học tập thì mình hoàn toàn có thể giải quyết được bằng cách giới hạn thời gian đi làm thêm. Tức là mỗi tuần các em chỉ nên đi làm thêm khoảng 20-25 tiếng thôi, thời gian còn lại mình sẽ tập trung cho việc học và dành thời gian để cho cơ thể mình được nghỉ ngơi, để đảm bảo mình đủ sức khoẻ cho việc vừa đi học vừa đi làm thêm. Tóm lại là sinh viên nên đi làm thêm với thời gian giới hạn trong khoảng 20-25 tiếng/tuần. Nếu chưa đi làm thêm, thì các em hãy nhanh chóng tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm phù hợp và yêu cầu thời gian làm việc không quá nhiều nhé.

>> Sinh viên đi làm thêm cần lưu ý những điều gì?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


👍🏻 Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
👥 Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…

Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
👤 Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Câu chuyện có nên đi làm thêm khi còn đang học đại học luôn là vấn đề nan giải đặt ra cho các bạn sinh viên hiện nay.

Hầu hết các bạn sinh viên cũng đã từng phải suy nghĩ, cân nhắc xem có nên đi làm thêm khi còn đang học đại học hay không? Bởi đi làm thêm lúc đó đối với nhiều bạn sinh viên không chỉ vì yếu tố kinh tế mà còn rất nhiều các yếu tố khác tác động đến. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với mọi người quan điểm về việc sinh viên đại học có nên đi làm thêm hay không.

Sinh viên được gì khi đi làm thêm?

Có thêm thu nhập, kỹ năng giao tiếp

Sinh viên đi làm thêm sẽ được tiền, điều đó là chắc chắn, công sức lao động bỏ ra và hiển nhiên bạn được hưởng những gì bạn đã làm. Làm thêm giúp bạn có thêm nhiều về kỹ năng trong cuộc sống như là kỹ năng giao tiếp. Môi trường làm việc giúp bạn phải gặp gỡ nhiều người điều đó sẽ giúp bạn khôn khéo và nhạy bén hơn trong việc giao tiếp. Khi có kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ làm quen được với nhiều người, mở rộng các mối quan hệ cho mình.

Ngày càng hoàn thiện mình hơn

Môi trường làm thêm giúp bạn nhận thức được chính mình để thay đổi và hoàn thiện hơn. Thông qua những thiếu sót của bản thân, bạn sẽ biết cách để khắc phục và chế ngự được nó.

Ngoài ra, nếu có cơ hội làm những công việc liên quan đến ngành học trong trường Đại học, bạn sẽ có khả năng tiếp thu và hiện thực hoá những nghiệp vụ cơ bản từ rất sớm, điều mà tới tận khi đi thực tập vào năm cuối mới có cơ hội tiếp cận. Điều này giúp bạn nâng cao khả năng cạnh tranh và cũng được coi là một lợi thế trong môi trường lao động đầy năng động hiện tại.

Hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Khi biết đi làm thêm và bắt đầu sống tự lập bạn sẽ thấy rằng 18 năm qua bạn đã sống phụ thuộc vào bố mẹ quá nhiều để rồi bây giờ bạn mới phát hiện ra chả có gì mình không làm được, chỉ là mình không làm thôi.

Bạn có thể bị sếp chửi sấp mặt vì làm vỡ cái này, méo cái kia trong lúc làm việc. Nhưng mình chắc chắn rằng sau một ngàn lần thử việc bạn cũng sẽ tìm được việc mà bạn cảm thấy phù hợp với bản thân mình. Chính các công việc làm thêm ấy sẽ giúp bạn tìm ra điểm yếu để sửa chữa, điểm mạnh để phát huy hết mình.

Biết cách trân trọng đồng tiền

Quan trọng hơn là bạn đã rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và lý thuyết, những va đập ngoài cuộc sống giúp bạn trưởng thành hơn. Và đặc biệt đi làm thêm sẽ giúp bạn nhận thức được giá trị của đồng tiền, biết cách tiêu sài hợp lí đồng tiền do chính công sức mình làm ra mà không phung phí vào những thứ không cần thiết.

Sinh viên mất gì khi đi làm thêm?

Quãng thời gian sinh viên là quãng thời gian dùng để tích lũy kiến thức. Vì vậy, nếu bạn có đủ thời gian và tiềm lực kinh tế, bạn nên đi làm thêm những công việc liên quan đến ngành nghề mà mình đang học. Khi đó vừa giải quyết kỹ năng ngành, vừa có kinh nghiệm nhà tuyển dụng cần có sẽ làm mục tiêu của bạn đến nhanh hơn.

Việc đi làm thêm khiến sinh viên dễ bị “cuốn”

Điều này hoàn toàn chính xác bởi bạn sẽ trải qua cảm giác sở hữu tiền thậm chí là nhiều tiền trong tay, được thoải mái cho những ước muốn và nhu cầu cá nhân của mình. Điều này đã khiến cho động lực kiếm tiền nhiều hơn của bạn thôi thúc bạn một cách mạnh mẽ và rồi bạn quyết định bỏ bê việc học trên trường để có thể đi làm thêm.

Làm thêm khiến sinh viên bị “đuối”

Khi đi làm chắc chắn là bạn sẽ phải bỏ công bỏ sức, tâm huyết của mình vào đó. Nghĩa là khi bạn lao lực đủ lớn, vượt quá giới hạn của bản thân trong một khoảng thời gian sẽ phát sinh trường hợp bị “đuối”. Ngoài ra, khi bạn vừa đi làm vừa đi học và luôn phải cố gắng cân bằng giữa 2 việc bạn sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi khiến cho cơ thể dần sẽ trở nên mệt mỏi hơn.

Những điều nên nhớ khi sinh viên đi làm thêm

Xác định chỉ làm thêm khi bạn thực sự dành thời gian cho nó

Nếu thời gian rảnh của bạn không quá nhiều thì việc làm thêm là không hợp lý. Bởi sẽ không một tổ chức nào nhận nhân viên chỉ làm việc quá ngắn hạn cả.

Lựa chọn việc làm thêm phù hợp với quỹ thời gian bản thân có

Điều này vừa có thể giúp bạn quản lý được thời gian của mình, vừa giúp bạn cân đối được việc học và làm một cách có hiệu quả nhất.

Hãy ghi nhớ rằng, mục tiêu của bạn khi là sinh viên là học tập chứ không phải để kiếm tiền

Đây chỉ là công việc làm thêm, vì thế việc làm thêm sẽ không phải là mục tiêu chính mà bạn hướng đến. Điều bạn cần quan tâm và hoàn thành một cách xuất sắc chính là việc học tập khi ngồi trên giảng đường đại học.

Hãy lựa chọn việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành bạn theo đuổi

Việc làm thêm sẽ có ích hơn rất nhiều khi đó là việc làm có lợi cho chuyên ngành của bạn.

Sinh viên năm thứ nhất không nên đi làm thêm. Bạn chỉ nên đi làm thêm khi đã làm chủ được bản thân. Phải sắp xếp được thời gian hợp lý trong kỳ nghỉ hè cũng như trong năm học thì hãy đi làm thêm.

Nhiều bạn đi làm thêm chỉ vì mục đích kiếm tiền. Điều đó không sai nhưng nó không phù hợp với nhiệm vụ mà bạn cần thực hiện. Với những bạn gia đình khó khăn thì hãy cân nhắc thật kỹ để chọn lựa công việc làm thêm phù hợp và dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, hãy cố gắng đặt yếu tố kinh nghiệm lên trên vấn đề tiền bạc.

TS. Lê Thẩm Dương khuyên các bạn sinh viên:”đối với các bạn sinh viên năm nhất tuyệt đối không nên đi làm thêm. Vì các bạn chỉ giống như con thỏ mà đời thì toàn cáo”

Nhìn chung lại thì việc đi làm khi là sinh viên vừa có những ưu điểm vượt trội nhưng lại có những hạn chế mà khó có thể chối cãi được. Vậy, suy cho cùng thì sinh viên có nên đi làm thêm không?

Câu trả lời sẽ còn phụ thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi người. Tuy nhiên, nếu như có thể thì bạn nên đi làm thêm khi còn là sinh viên. Bởi thời điểm này thực sự thích hợp để bạn mở rộng thế giới quan, tri thức và bồi dưỡng các kỹ năng cho mình. Đây sẽ là hành trang quý báu khi bạn ra trường và bước chân vào “cuộc đời”.

Video liên quan

Chủ Đề