Ngứa mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngứa mắt hay còn gọi là ngứa mi mắt, hiện tượng này thường gây ra cảm giác khó chịu, xốn. Triệu chứng này tuy không gây bất kỳ mối đe dọa nào về thị lực nhưng sẽ đem lại cảm giác lo lắng và khó chịu cho người bệnh, là một trong những tình trạng phổ biến thường gặp với mọi người.

Nguyên nhân gây ngứa mắt 

Có nhiều nguyên nhân gây nên ngứa mi mắt, bao gồm:

Thói quen dụi mắt bằng tay trần

Tay là bộ phận tiếp xúc với nhiều thứ xung quanh từ sạch đến bẩn, vì thế trên tay thường có vô số loại khuẩn, nấm li ti ngay cả mắt thường cũng không thể nhìn thấy được.

Do thói quen vệ sinh mắt không sạch

Dùng nhầm nước và khăn bẩn để rửa và lau mắt thường xuyên, tạo cơ hội cho các loại khuẩn, nấm, liên cầu hình thành và phát triển.

Thiếu chất

Ngứa mi mắt cũng là một trong những dấu hiệu báo động cho thấy cơ thể đang thực sự thiếu mất một số loại vitamin hoặc thiếu máu.

Stress

Áp lực công việc cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến mắt mệt mỏi và ngứa.

Làm việc với cường đồ áp lực, nhiếu căng thẳng, tiếp xúc với máy tính quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến mắt mệt mỏi, ngứa ngáy, khó chịu.

Thực phẩm, động vật, dị ứng môi trường

Đôi mắt ngứa thường là dấu hiệu của viêm kết mạc dị ứng. Triệu chứng này là do cơ thể phản ứng với một số chất gây dị ứng,. Những tác nhân gây ra dị ứng có thể kể đến như cát, bụi, khói, lông thú,…

Mỏi mắt vì sử dụng các thiết bị điện tử

Thời gian phải tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính nhiều làm cho mắt căng thẳng và cảm thấy ngứa. Mắt căng thẳng cũng có thể gây ra mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, lâu dài có thể ảnh hưởng đến thị lực.

Kính áp tròng

Đeo kính áp tròng hàng ngày sẽ có thể khiến mắt bị ngứa, sử dụng lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh khô mắt, dị ứng. Điều đó khiến đôi mắt nhạy cảm, đỏ và ngứa.

Dấu hiệu của loạt bệnh

Đôi khi ngứa mắt chỉ là một phần dấu hiệu trong một loạt bệnh về mắt như viêm giác mạc, viêm mí mắt, mắt hột…

Năm nay tôi 40 tuổi, thời gian gần đây thường bị ngứa hai mắt, [mắt không bị đỏ] nên không biết bị bệnh gì? Xin quý báo cho biết như vậy có nguy hiểm không, chữa trị thế nào?

Nguyễn Thu Hoài [Thái Nguyên]

Theo như miêu tả, có thể chị bị dị ứng ở mắt, do cơ thể bị dị ứng và mẫn cảm với một tác nhân nào đó. Có nhiều loại dị ứng mắt như: dị ứng mắt thông thường  gây ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt; dị ứng kết mạc và giác mạc gây ngứa mắt dữ dội và ngứa mí mắt; viêm kết giác mạc mùa xuân làm ngứa mắt nhiều hơn nữa, có thể để lại di chứng.

Nói chung, khi bị dị ứng mắt, triệu chứng chủ yếu là ngứa, ra ghèn trong, kéo thành sợi, có thể chảy nước mắt, chói sáng nếu tổn thương giác mạc. Nguyên nhân do cơ thể phản ứng với những chất được cho là vật lạ như: bụi môi trường, khói, xăng, bụi văn phòng từ sách vở, bụi gia đình từ lông thú, chó mèo, thảm... Ngoài ra, còn có thể do các loại thức ăn, các loại thuốc chữa bệnh toàn thân và tại mắt... Thường rất khó tìm được tác nhân gây bệnh chính xác.

Bệnh không nguy hiểm, nhưng thường tái phát khi mắt tiếp xúc với dị ứng nguyên. Tùy từng trường hợp, việc điều trị khác nhau và phải do bác sĩ chuyên khoa mắt khám và chỉ định. Trước hết cần ngưng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, không nên dụi mắt, vì sẽ kích thích phản ứng tế bào làm triệu chứng nặng thêm. Đặc biệt, không được tự ý mua các loại thuốc nhỏ mắt có corticoid để nhỏ mắt, vì có nhiều tác dụng phụ và nếu dùng không đúng sẽ gây biến chứng rất nguy hiểm cho mắt.

Ngứa mắt khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày. Thực ra, ngứa mắt có nhiều nguyên nhân, việc điều trị sẽ theo nguyên nhân. Tuy vậy, có một số thể bệnh ngứa mắt dễ tái phát, người bệnh bên cạnh điều trị để giảm ngứa tức thì chỉ còn có cách tránh các tác nhân gây ngứa.

                                                                Ảnh minh họa

Bị ngứa mắt do bị viêm bờ mi

Nếu như nguyên nhân gây ngứa mắt ở bệnh viêm kết mạc dị ứng là do dị ứng với các dị nguyên thì ngứa mắt do viêm bờ mi chủ yếu là do vi khuẩn. Cụ thể là do thói quen dụi tay lên mắt. Chính thói quen thường dụi mắt khiến cho các loại vi khuẩn thâm nhập vào mắt.

Ngoài ra, làm việc trong môi trường không khí ô nhiễm, sử dụng chung các loại mỹ phẩm như mascara, chì kẻ mắt, dùng chung khăn lau mặt, nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân gây viêm bờ mi.

Viêm bờ mi là bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu như cộm, ngứa, chói mắt… Khi dùng thuốc tra thì đỡ ngứa tạm thời.

  • Cách khắc phục

    Trong trường hợp bị viêm sâu bên trong mắt, việc chỉ bôi ngoài không hiệu quả mà cần phối hợp các phương pháp hỗ trợ cải thiện khác. Do đó, nếu thường xuyên bị ngứa mắt và cộm khó chịu, bạn cần đi khám để có hướng hỗ trợ cải thiện dứt điểm.

    Bị ngứa mắt do bị viêm kết mạc dị ứng

    Một số người có cơ địa dị ứng [bị viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn] có thể bị viêm dị ứng ở kết mạc do phấn hoa, lông thú, nước hoa, các loại thuốc bôi ngoài da hoặc khói thuốc.

    Nếu là ngứa do viêm kết mạc dị ứng, bạn sẽ thường xuyên bị ngứa và ngứa rất dữ dội, càng day dụi càng ngứa, mắt đỏ, ra nhiều rỉ mắt và thường ngứa mắt và buổi tối.

  • Cách khắc phục

    Hiện có cả thuốc uống và thuốc nhỏ mắt để hỗ trợ cải thiện viêm kết mạc dị ứng bao gồm các thuốc kháng dị ứng, giảm đau và bôi trơn nhãn cầu. Hỗ trợ cải thiện bệnh này có nhóm thuốc chống viêm nhóm corticoid nhưng các thuốc này gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt khi dùng lâu dài.

    Do đó, cần đến các chuyên khoa mắt để có chỉ định hỗ trợ cải thiện phù hợp cụ thể. Đồng thời, bạn cần bảo vệ mắt tránh bị viêm kết mạc dị ứng bằng cách nhận biết và tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng.

    Bị ngứa mắt do mắt điều tiết nhiều

    Làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, bị tật khúc xạ hoặc tăng độ mà không biết làm mắt bị ngứa do phải điều tiết nhiều.

    Đặc biệt, phải tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính trong thời gian lâu mà không cho mắt nghỉ ngơi thư giãn cũng làm cho mắt căng thẳng và ngứa. Ngứa mắt do mắt phải điều tiết có thể gây ra mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, lâu dài có thể ảnh hưởng đến thị lực.

    Bị ngứa mắt thì phải làm sao?

    Vì vậy, khi mắt bị ngứa, không đưa tay lên gãi để đẩy dị vật ra ngoài dẫn đến mài mòn giác mạc, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cách tốt nhất là dùng nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý nhỏ mắt nhằm bôi trơn nhãn cầu, đẩy vật thể ra ngoài. Khi thấy mắt vẫn còn ngứa hoặc đau, hãy tìm đến bác sĩ để chữa trị kịp thời.

    Tại sao lại bị ngứa khóe mắt?

    Nguyên nhân ngứa hốc mắt do viêm túi lệ Viêm túi lệ là tình trạng túi lệ, ống lệ ở khóe mắt gần mũi bị nhiễm trùng. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi lệ là do tắc nghẽn lệ đạo. Ngoài ra, chấn thương mũi hoặc polyp mũi cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

    Bị ngứa mắt đi khám ở đâu?

    Gặp các trường hợp này, bạn không nên day dụi mắt vì dễ gây xước giác mạc, nguy cơ viêm loét giác mạc. Hãy chớp mắt trong một chén nước đầy, hoặc dùng nước mắt nhân tạo để đẩy vật thể lạ ra khỏi mắt. Nếu vẫn ngứa mắt, cần đi khám bác sĩ nhãn khoa để giải quyết tình trạng triệt để.

    Ngứa mắt trái là bệnh gì?

    Mắt bị ngứa cũng có thể do nguyên nhân nhiễm trùng với các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm… Nhiễm trùng mắt có thể gây nên rất nhiều bệnh lý về mắt có triệu chứng tiêu biểu nhất là ngứa, khó chịu ở mắt như: Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ Viêm màng bồ đào.

Chủ Đề